Để cá nhân, tổ chức được phép san lấp mặt bằng theo quy định của pháp luật vì một lý do nào đó thì cá nhân, tổ chức phải làm đơn xin phép san lấp mặt bằng gửi cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền. Vậy đơn xin phép san lấp mặt bằng là gì? Có những nội dung chính gì? Cách viết đơn như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin phép san lấp mặt bằng là gì?
Đơn xin phép san lấp mặt bằng là mẫu đơn do cá nhân, tổ chức lập ra sử dụng để đề nghị cơ quan có thẩm quyền ( Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản) cho phép chủ thể thực hiện hoạt động san lấp mặt bằng theo quy định. Trong đơn xin phép san lấp mặt bằng phải nêu được những nội dung về cá nhân, tổ chức viết đơn, số liệu về thông tin về mặt bằng muốn san lấp,…
Đơn xin phép san lấp mặt bằng là văn bản được chủ thể xác lập với mục đích để hiệu quả hơn trong sử dụng và sinh hoạt được gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản. Đồng thời, đơn xin phép san lấp mặt bằng sẽ là căn cứ để Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền thực hiện xem xét và cho phép san lấp mặt bằng. Việc san lấp có thể bao gồm sửa chữa, cải tạo, san lấp, bồi đắp, chủ đơn cần có phương án để sử dụng nguồn đất dư thừa trước và sau khi tiến hành.
2. Mẫu đơn xin phép san lấp mặt bằng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
Địa danh, ngày…….tháng…….năm 20….
ĐƠN XIN CẢI TẠO SAN LẤP MẶT BẰNG
(V/v: Xin được cho phép cải tạo san lấp mặt bằng tại….. với diện tích…..m2/ ha)
Kính gửi: – BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
– TỔNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
– ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH…
– SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH…)
– Căn cứ
(Tên tổ chức, cá nhân)…
Trụ sở tại:
Điện thoại:…….. Fax:…..
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể số…/…. ngày …/…/….. (nếu có).
Đang thực hiện việc cải tạo mặt bằng ………….. tại khu vực… xã….. huyện….., tỉnh … theo Quyết định phê duyệt số …../….. ngày …../…../…. của….. (hoặc tại thửa số… tờ bản đồ số… đã được ……. cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ngày…/…/…..)
Giấy phép xây dựng số …../….. ngày …../…../….. do….. (tên cơ quan) cấp.
Đề nghị được cấp phép khai thác đất san lấp với những thông số sau:
Diện tích khu vực cải tạo: …..….. (ha, m2), được giới hạn bởi các điểm góc: ….. có tọa độ xác định trên bản đồ khu vực kèm theo.
Trữ lượng đất san lấp khai thác:…….. m3.
Độ sâu của mặt bằng xin san lấp, cải tạo: từ….. mét đến….. mét, trung bình…. mét.
Lý do, mục đích xin san lấp mặt bằng:…
Thời gian thực hiện: …………. tháng, từ tháng …… năm ……. đến tháng …….. năm…….
Mục đích sử dụng:…
(Tên tổ chức, cá nhân)……. cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn viết đơn xin phép san lấp mặt bằng:
Phần kính gửi của đơn xin phép san lấp mặt bằng ghi cụ thể tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền( Bộ tài nguyên và môi trường, tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, Sở tài nguyên và Môi trường).
Phần nội dung của của đơn xin phép san ấp mặt bằng phải có những nội dung sau:
+ Yêu cầu thông tin của cá nhân, tổ chức muốn xin phép san lấp mặt bằng, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép xây dựng,..
+Trình bày những lý do tại sao muốn san lấp mặt bằng.
Cuối đơn xin san lấp mặt bằng thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Hoạt động khoáng sản:
Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.
4.1. Chính sách của Nhà nước về khoáng sản:
+ Nhà nước có chiến lược, quy hoạch khoáng sản để phát triển bền vững kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ.
+ Nhà nước bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
+ Nhà nước đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo chiến lược, quy hoạch khoáng sản; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản.
+ Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hợp tác với các tổ chức chuyên ngành địa chất của Nhà nước để điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
+ Nhà nước đầu tư thăm dò, khai thác một số loại khoáng sản quan trọng để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.
+ Nhà nước khuyến khích dự án đầu tư khai thác khoáng sản gắn với chế biến, sử dụng khoáng sản để làm ra sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc các sản phẩm khác có giá trị và hiệu quả kinh tế – xã hội.
+ Nhà nước có chính sách xuất khẩu khoáng sản trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế – xã hội trên nguyên tắc ưu tiên bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước.
4.2. Nguyên tắc hoạt động khoáng sản sẽ gồm những nguyên tắc sau:
– Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
-Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò.
– Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm: Khoanh định và công bố các khu vực khoáng sản theo thẩm quyền; khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo thẩm quyền; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản.
Theo Điều 55,
“1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các quyền sau đây:
a) Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích khai thác và khu vực được phép khai thác;
b) Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản;
c) Được thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong phạm vi diện tích, độ sâu được phép khai thác, nhưng phải
d) Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định của pháp luật;
đ) Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
e) Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
g) Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai phù hợp với dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã được phê duyệt;
i) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ;
c) Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và
d) Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường;
đ) Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản;
e) Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
g) Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;
h) Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong khu vực khai thác khoáng sản;
i) Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực;
k) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan. Và khi thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản thì các cá nhân, tổ chức sẽ được hưởng một số quyền nhất định. Tuy nhiên, cá nhân, tổ chức thực hiện khai thác khoáng sản phải có những nghĩa vụ tương đương như Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật.