Mỗi người mẹ lại làm những ngành nghề khác nhau, ở những vị trí công việc khác nhau nên khi mang thai có mẹ sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng được số tháng đóng bảo hiểm xã hội. Vậy, Mẫu đơn xin nghỉ thai sản, đơn xin nghỉ làm hưởng chế độ thai sản có nội dung, hình thức như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin nghỉ thai sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN NGHỈ THAI SẢN
Kính gửi:…
Tôi tên là:…
Ngày tháng năm sinh:…
Số CMND/CCCD:… Ngày cấp:…
Nơi cấp:…
Chức vụ:… Vị trí công tác…
Nơi đăng ký thường trú:..
Chỗ ở hiện tại:…
Hiện nay, tôi đang mang thai tại thai kì…Để đảm bảo được sức khỏe cho tôi và chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nay. Nay tôi viết đơn này để mong ban giám đốc cho tôi nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật.
Công việc của tôi đã được bàn giao cho… ở vị trí…
Thời gian xin nghỉ từ… đến…
Tôi cam kết sẽ đi làm lại đúng thời gian quy định để đảm bảo tiến độ công việc.
Mong Ban giám đốc xem xét và chấp nhận yêu cầu này của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người viết đơn Phê duyệt của ban lãnh đạo
(Ký, ghi rõ họ tên)
2. Mẫu đơn xin nghỉ làm hưởng chế độ thai sản :
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN NGHỈ LÀM HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN
Kính gửi:…
Tôi tên là:…
Ngày tháng năm sinh:…
Số CMND/CCCD:… Ngày cấp:…
Nơi cấp:…
Chức vụ:… Vị trí công tác…
Nơi đăng ký thường trú:…
Chỗ ở hiện tại:…
Hiện tôi đang mang thai tại thai kì thứ…Để đảm bảo sức khỏe và chuản bị tốt nhất cho quá trình sinh con. Nay tôi viết đơn này để đề nghỉ nghỉ làm có hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Tôi đã đóng được…năm/tháng BHXH, trong đó đã đóng đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh (Hoặc đủ 3 tháng trước khi sinh trong trường hợp có giấy của cơ sở y tế có thẩm quyền).
Tôi đã bàn giao lại công việc cho … tại vị trí…
Thời gian sinh nghỉ từ…đến…
Tôi cam kết sẽ đi làm lại đúng thời gian quy định để đảm bảo tiến độ công việc.
Mong Ban giám đốc và phòng nhân sự xem xét và hỗ trợ cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người viết đơn Phê duyệt của ban lãnh đạo
(Ký, ghi rõ họ tên)
– Cách viết đơn xin nghỉ thai sản
Trước khi viết đơn xin nghỉ thai sản, người lao động nữ mang thai cần lưu ý những vấn đề sau:
– Tính số tháng bảo hiểm xã hội bắt buộc đóng được trong vòng một năm trước ngày dự tính sinh để xét mình có được hưởng chế độ thai sản hay không?
( Ví dụ: thai phụ dự tính sinh vào tháng 10/2019, thì kiểm tra từ 10/2018-10/2019 đóng được bao nhiêu tháng đóng bảo hiểm xã hội)
– Thông thường, phải đủ từ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì người lao động nữ sẽ được hưởng chế độ thai sản. Ngoại lệ, đóng đủ 3 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh khi có yêu cầu dưỡng thai của bác sĩ, cơ quan y tế có thẩm quyền.
– Sau khi xem xét mình có thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản thì viết đơn xin nghĩ thai sản báo cho cơ quan nơi mình làm việc. Nhìn chung, đơn xin nghỉ thai sản và đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hình thức giống nhau, cách viết thể hiện như sau:
+ Phần kính gửi: gửi cấp trên quản lý nơi mình làm việc;
+ Thông tin cá nhân: tên, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, địa chỉ nơi ở, vị trí, chức vụ bản thân đang phụ trách;
+ Trình bày về nguyện vọng xin nghỉ làm để đảm bảo sức khỏe và tinh thần trước khi sinh con.
+ Nếu được hưởng chế độ thai sản thì cần ghi rõ là đã đóng được bao nhiêu tháng, lưu ý cho phòng nhân sự biết trước để chuẩn bị hồ sơ cho người lao động;
+ Ký, ghi rõ họ và tên.
3. Vấn đề bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản:
Tóm tắt câu hỏi:
Thân chào luật sư!
Trường hợp của tôi như sau, rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư: Tôi nghỉ chế độ sai thản 6 tháng theo đúng quy định của “Bộ luật lao động 2019”. Sau đó, tôi đi làm thì được công ty bố trí một công việc khác với cùng mức lương như lúc tôi nghỉ thai sản. Vậy tôi muốn hỏi công ty làm như vậy có đúng theo quy định của pháp luật không? Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 140
– Lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 139 của Bộ luật này mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
Như vậy, pháp luật quy định khi người lao động trở lại làm việc khi hết thời gian nghỉ thai sản thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm việc làm cũ cho người lao động nữ. Tuy nhiên, trong trường hợp việc làm cũ không còn nữa thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho lao động nữ với điều kiện đó là mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
4. Thời hạn nghỉ thai sản trước khi sinh:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có một câu hỏi mong luật sư giải đáp. Tôi đang mang thai, tôi muốn hỏi trước khi sinh bao lâu thì được phép nghỉ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 139 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về việc nghỉ thai sản như sau:
– Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
– Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
– Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Như vậy, theo các quy định trên thì thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.
5. Giảm lương của người lao động sau khi nghỉ thai sản đúng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào công ty luật Dương Gia, mình có điều muốn hỏi: mình nghỉ thai sản và quay trở lại làm vào tháng 08/2023. Tuy nhiên đến tháng 11 năm 2023, do hoàn cảnh công ty khó khăn nên điều chỉnh toàn bộ lương của nhân viên xuống (kể cả giám đốc). Nhưng mình có người bạn nói lại là trong luật lao động có quy định không được giảm lương của người vừa quay trở lại làm sau khi nghỉ sinh. Mà ít nhất phải sau 1 năm. Điều này có đúng không ạ? Mình cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
– Trường hợp công ty bạn lấy lý do hoàn cảnh công ty khó khăn nên điều chỉnh toàn bộ lương của nhân viên xuống phải tiến hành phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Tại Điều 33 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động như sau:
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
– Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết
– Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Đồng thời căn cứ theo Điều 139 Bộ luật Lao động năm 2019 như đã phân tích tại mục 4 của Bài viết này.
Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, công ty vẫn được giảm lương nếu như được sự đồng ý của bạn cũng như nhân viên trong công ty, đồng thời công ty đảm bảo phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Trường hợp đối với lao động nữ nghỉ thai sản sau khi trở lại công ty làm việc, trong trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.