Nghỉ hưu trước tuổi gồm những điều kiện nào chế độ hưởng tiền lương hưu ra sao, đơn xin nghỉ hưu trước tuổi gồm những phần nào? Dưới đây là mẫu đơn xin nghỉ hưu trước tuổi của giáo viên và một số hướng dẫn khi viết đơn.
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi:
- 1.1 1.1. Đối với giáo viên thuộc diện tinh giản biên chế:
- 1.1.1 1.1.1. Trường hợp giáo viên nam tuổi từ đủ 50 – đủ 53 tuổi, giáo viên nữ đủ 45 đến đủ 48 tuổi:
- 1.1.2 1.1.2. Trường hợp giáo viên nam tuổi từ đủ 55 đến đủ 58 tuổi, giáo viên nữ tuổi đủ 50 đến đủ 53:
- 1.1.3 1.1.3. Giáo viên nam tuổi từ trên 53 đến dưới 55, giáo viên nữ trên 48 đến dưới 50:
- 1.1.4 1.1.4. Giáo viên nam tuổi từ trên 58 đến dưới 60, giáo viên nữ tuổi từ trên 53 đến dưới 55 tuổi:
- 1.2 1.2. Nghỉ hưu trước tuổi đối với giáo viên không thuộc diện tinh giản biên chế:
- 1.1 1.1. Đối với giáo viên thuộc diện tinh giản biên chế:
- 2 2. Mẫu đơn xin nghỉ hưu trước tuổi của giáo viên:
- 3 3. Hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi:
1. Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi:
1.1. Đối với giáo viên thuộc diện tinh giản biên chế:
Dựa theo các quy định tại Điều 8 của
1.1.1. Trường hợp giáo viên nam tuổi từ đủ 50 – đủ 53 tuổi, giáo viên nữ đủ 45 đến đủ 48 tuổi:
Trường hợp này, giáo viên thuộc diện tinh giản biên chế theo quy định tại Điều 6,
+ Toàn bộ quyền lợi, chế độ hưu trí theo quy định của
+ Lương hưu được hưởng đầy đủ, không bị trừ tỷ lệ về hưu sớm;
+ Căn cứ vào độ tuổi về hưu quy định theo
+ 20 năm đầu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ sẽ được hưởng trợ cấp thêm 5 tháng tiền lương, sau đó cứ thêm 1 năm thì hưởng thêm 0.5 tháng tiền lương tham gia Bảo hiểm.
1.1.2. Trường hợp giáo viên nam tuổi từ đủ 55 đến đủ 58 tuổi, giáo viên nữ tuổi đủ 50 đến đủ 53:
Giáo viên thuộc diện tinh giản biên chế quy định tại Điều 6, Nghị định 108/2014/NĐ-CP, có độ tuổi đáp ứng điều kiện quy định và có tối thiểu 20 năm tham gia bảo hiểm xã hội thì được hưởng chế độ về hưu sớm. Chế độ được hưởng gồm những nội dung sau:
+ Một là chế độ hưu trí đầy đủ theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
+ Hai là lương hưu được hưởng đầy đủ và không bị trừ tỷ lệ phần trăm vì về hưu trước tuổi;
+ Ba là người lao động được trợ cấp thêm 3 tháng tiền lương đối với mỗi năm về hưu sớm so với độ tuổi quy định nghỉ hưu của Luật bảo hiểm xã hội;
+ Bốn là 20 năm đầu đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được trợ cấp tương ứng 5 tháng lương, mỗi năm về sau sẽ hưởng thêm ½ tháng lương.
1.1.3. Giáo viên nam tuổi từ trên 53 đến dưới 55, giáo viên nữ trên 48 đến dưới 50:
Điều kiện giáo viên được hưởng hưu sớm trong nhóm tuổi này là:
+ Thuộc diện tinh giản biên chế;
+ Có tối thiểu 20 năm tham gia bảo hiểm xã hội;
+ Từng có ít nhất 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở khu vực có hệ số phụ cấp từ 0.7 trở lên.
=> Người lao động sẽ được hưởng đầy đủ chế độ nghỉ hưu theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, tiền lương hưu sẽ không bị trừ vì về hưu sớm.
1.1.4. Giáo viên nam tuổi từ trên 58 đến dưới 60, giáo viên nữ tuổi từ trên 53 đến dưới 55 tuổi:
Căn cứ vào chính sách tinh giản biên chế quy định tại Điều 6, Nghị định 108/2014/NĐ-CP thì đối tượng giáo viên thuộc điều này có ít nhất 20 năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng đầy đủ chế độ hưu trí theo quy định. Lương hưu không bị trừ phần trăm vì nghỉ hưu trước tuổi.
1.2. Nghỉ hưu trước tuổi đối với giáo viên không thuộc diện tinh giản biên chế:
Theo Bộ Luật lao động 2019, quy định tuổi nghỉ hưu của giáo viên cũng giống như các lao động khác là nam đủ 62 tuổi và nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt dưới đây, giáo viên có thể nghỉ hưu trước tuổi.
Với giáo viên khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu trong điều kiện lao động bình thường nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Nghỉ ở tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với bảng lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;
+ Nghỉ ở tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với bảng lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
+ Nghỉ khi có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
2. Mẫu đơn xin nghỉ hưu trước tuổi của giáo viên:
Mẫu đơn số 1:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
ĐƠN XIN NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI
Kính gửi: ….
Tên tôi là: ….
Giới tính (Nam/Nữ): …
Sinh ngày…tháng…năm…
Nơi sinh: ….
Số sổ BHXH: ….
Chức vụ, chức danh, nghề nghiệp: ….
Đơn vị công tác: …
Tổng số thời gian đóng Bảo hiểm xã hội:… năm… tháng…
Vì lý do sức khỏe (ví dụ mắc bệnh, tai nạn hay bị suy giảm sức khỏe,…..)/lý do cá nhân/việc gia đình nên tôi không thể tiếp tục công tác tại cơ quan. Sau khi nghiên cứu Bộ Luật Lao động 2019,
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nguyện vọng của mình. Kính mong quý cấp trên quan tâm xem xét và giải quyết đơn xin của tôi.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu đơn số 2:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
ĐƠN NGUYỆN VỌNG NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI
(Dùng cho cán bộ nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 26/2015/NĐ-CP của chính phủ)
Kính gửi: ….
Tên tôi là: ….
Giới tính (Nam/Nữ): ….
Sinh ngày…..tháng…..năm….
Nơi sinh: …..
Số sổ BHXH: …..
Chức vụ, đơn vị công tác: ….
Nơi cư trú sau khi nghỉ hưu: ….
Sau khi nghiên cứu Nghị định 26/2015/NĐ-CP ngày 09/03/2015 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cứ, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và các văn bản có liên quan, bản thân tôi nhận thấy bảo đảm đủ điều kiện, tiêu chuẩn và có nguyện vọng được nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Nghị định này.
Lý do nghỉ hưu trước tuổi: …
Thời điểm nghỉ hưu trước tuổi: ngày…..tháng…năm….
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nguyện vọng của mình. Kính mong quý cấp trên quan tâm xem xét và giải quyết.
…., ngày…tháng…năm…
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi:
Phần kính gửi: ….ghi tên của đơn vị mà đang công tác;
Phần tên tôi là:… cần ghi đầy đủ họ tên và giới tính của người đề nghị.
Phần giới tính (Nam/Nữ): …
Sinh ngày…tháng……năm… (cần điền rõ ngày tháng năm sinh của người đề nghị)
Phần nơi sinh: … (cần điền rõ nơi sinh theo giấy khai sinh)
Số sổ BHXH: … Xem trong sổ bảo hiểm
Phần chức vụ, đơn vị công tác: …cần ghi rõ địa chỉ, tên trường để xác định xem xét cơ quan bảo hiểm có thẩm quyền không.
Phần nơi cư trú sau khi nghỉ hưu: …(cần điền cụ thể số nhà, đường phố, thôn xóm; xã/phường/thị trấn; huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố nơi người làm đơn cư trú)
Lý do nghỉ hưu trước tuổi: …(Trình bày lý do cụ thể điều này là vô cần quan trọng vì nếu không có lí do chính đáng thỏa mãn các điều kiện được nghỉ hưu thì có thể sẽ không được xét duyệt đơn)
Thời điểm nghỉ hưu trước tuổi: ngày…..tháng…năm…. (ghi rõ ngày tháng năm dự định sẽ nghỉ hưu tối đa là 5 năm trong 1 số trường hợp và 10 năm trong một số trường hợp)
Người có nhu cầu nghỉ hưu sớm ghi rõ ngày tháng năm, kí và ghi rõ họ tên. Sau đó nộp lên cơ quan xem xét và quyết định.
Những lưu ý khi viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP:
Trước khi có nhu cầu xin nghỉ hưu non nhưng không muốn mất tiền lương hưu, bạn cần tham khảo mình có thuộc đối tượng tại Điều 2 của Nghị định 108/2014/NĐ-CP hay không, để đảm bảo chính xác căn cứ đưa ra trong đơn;
Kiểm tra lại số sổ bảo hiểm và số năm đóng bảo hiểm xã hội của mình, cá nhân có thể tự kiểm tra trên website bảo hiểm xã hội. Bởi vì theo Nghị định này cần đáp ứng yêu cầu đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm;
Ghi mong muốn được nghỉ hưu bắt đầu từ khoảng thời gian nào, ký xác nhận và gửi đến cơ quan mà mình đang công tác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019;
– Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế.