Trong những năm qua, khi thực hiện hợp đồng tín dụng, một số khách hàng đã không trả được lãi đến hạn do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn hay các nguyên nhân chủ quan khác. Vậy các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần có đơn cho ngân hàng xin được miễn, giảm lãi vay theo quy định.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin miễn giảm lãi vay là gì?
Mẫu đơn xin miễn giảm lãi vay là văn bản được lập ra bởi cá nhân hoặc tổ chức để xin được miễn giảm lãi vay. Mẫu đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, thông tin của bên cho vay, lý do xin miễn giảm…
Đơn xin miễn giảm lãi vay được sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền (thường là bên cho vay) xem xét để miễn/giảm lãi vay cho chủ thể vay vì một số lý do nhất định theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu đơn xin miễn giảm lãi vay:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
……., ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN XIN MIỄN/GIẢM LÃI VAY
(V/v: Đề nghị miễn/giảm lãi vay đối với khoản vay…(1)…)
Kính gửi: – Ông/Bà……..(2)
(Hoặc: – Công ty………(2)
Hoặc các chủ thể có thẩm quyền khác)
– Căn cứ
– Căn cứ Hợp đồng…(3)… số…(4)… giữa…(5)…. và…(6)…. ngày…./…./……
Tên tôi là: ………
Sinh ngày …….tháng ……năm……
Giấy CMND/thẻ CCCD số ………… Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)………
Địa chỉ thường trú:…………
Chỗ ở hiện nay …………
Điện thoại liên hệ: ………
( Nếu là tổ chức thì trình bày như sau:
Công ty:………
Địa chỉ trụ sở:………
Giấy CNĐKDN số:……(7).. do Sở Kế hoạch và đầu tư……(8)…. cấp ngày…/…/…….
Số điện thoại liên hệ:……… Số Fax:……
Người đại diện:………… Chức vụ:………
Sinh năm:………. Số điện thoại:………
Giấy CMND/thẻ CCCD số ……… Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)………
Căn cứ đại diện:…(9)……)
Tôi xin trình bày với Ông/Bà/Quý cơ quan sự việc như sau:
Tôi là……… (tư cách của bạn trong việc làm đơn, ví dụ: là bên vay trong Hợp đồng dân sự……số…… được ký kết vào ngày…/…./…… giữa (công ty) tôi và Ông/Bà/Quý công ty)
Vì hoàn cảnh và lý do sau:
………(Bạn trình bày hoàn cảnh và lý do dẫn đến việc bạn cho rằng bạn nên được miễn/giảm lãi tiền vay)
Tôi làm đơn này để kính đề nghị Ông/Bà/Quý cơ quan/… xem xét và chấp nhận miễn/giảm lãi tiền vay cho tôi, cụ thể là:………(Bạn đưa ra số tiền vay mà bạn đề nghị được miễn/giảm lãi, đề nghị miễn/giảm lãi trong thời gian bao lâu,…)
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Kính mong Ông/Bà/Quý cơ quan có câu trả lời sớm cho tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Để chứng minh cho thông tin mà tôi đã nêu trên, tôi xin gửi kèm đơn này những tài liệu, văn bản sau đây, nếu có:………(bạn cần liệt kê tình trạng tài liệu, văn bản mà bạn gửi đi, số lượng văn bản, là bản gốc hay bản sao,…)
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết mẫu đơn xin miễn giảm lãi vay:
(1) Tên hình thức vay/hợp đồng vay
(2) Nêu rõ tên cá nhân hoặc tổ chức cho vay
(3) Tên hợp đồng vay
(4) Số hiệu trên hợp đồng vay
(5) Tên đầy đủ của cá nhân hoặc tổ chức là bên vay
(6) Tên đầy đủ của cá nhân hoặc tổ chức là bên cho vay
(7) Mã số doanh nghiệp
(8) Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh… (tên tỉnh thành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
(9) Ghi rõ trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
4. Các quy định và thủ tục liên quan:
4.1. Đối tượng áp dụng về việc miễn giảm lãi vay:
– Các tổ chức tín dụng được thành lập và thực hiện nghiệp vụ cho vay theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng. Trường hợp cho vay bằng ngoại tệ, các tổ chức tín dụng phải được phép hoạt động ngoại hối.
– Khách hàng vay tại tổ chức tín dụng:
a) Các pháp nhân và cá nhân Việt Nam gồm:
+ Các pháp nhân là: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật Dân sự: Cá nhân; Hộ gia đình; Tổ hợp tác; Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp doanh.
b) Các cá nhân nước ngoài.
– Các cá nhân, tổ chức khác có liên đến việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay.
4.2. Thời hạn trả nợ và miễn giảm lãi suất cho vay:
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 03/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Cụ thể: các tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ của khoản nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện. Điều kiện thứ nhất là việc cơ cấu sẽ được áp dụng với các khoản nợ phát sinh trước ngày 10.6.2020 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính. Điều kiện thứ hai là phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23.1.2020 đến ngày 31.12.2021. Một điều kiện khác là số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ phải thuộc một trong các trường hợp như số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận, số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23.1.2020 và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23.1.2020 đến ngày 29.3.2020, số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 23.1.2020 và quá hạn trước ngày 17.5.2021.
4.3. Nguyên tắc miễn, giảm lãi vay:
Tổ chức tín dụng được quyết định miễn, giảm lãi vốn vay phải trả đối với khách hàng theo các nguyên tắc sau đây:
1. Khách hàng vay bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính;
2. Mức độ miễn, giảm lãi vốn vay phù hợp với khả năng tài chính của tổ chức tín dụng;
3. Tổ chức tín dụng không được miễn, giảm lãi vốn vay đối với khách hàng thuộc các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật Các tổ chức tín dụng.
4. Các tổ chức tín dụng phải ban hành Quy chế miễn, giảm lãi vốn vay đối với khách hàng được Hội đồng quản trị phê duyệt. Việt miễn, giảm lãi vốn vay đối với khách hàng chỉ được thực hiện khi tổ chức tín dụng có Quy chế miễn, giảm lãi vốn vay.
4.4.Chấm dứt cho vay, xử lý nợ, miễn, giảm lãi tiền vay, phí:
– Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay. Khi thực hiện chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận trong thỏa thuận cho vay, tổ chức tín dụng phải
– Trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, thì tổ chức tín dụng có quyền áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp thu hồi nợ nhưng vẫn không đủ để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng, thì khách hàng có trách nhiệm tiếp tục trả đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay cho tổ chức tín dụng.
– Trường hợp khách hàng hoặc bên bảo đảm bị
– Tổ chức tín dụng có quyền quyết định miễn, giảm lãi tiền vay, phí cho khách hàng theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.
5. Các thông tin liên quan khác:
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng, Covid-19 đã gây ra cú sốc bất lợi nhất trong hơn một thế kỷ đối với nền kinh tế toàn cầu, trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ. Cộng đồng doanh nghiệp là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch.
Nhiều biện pháp đã được triển khai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn do tác động của dịch Covid-19, trong đó có giải pháp về tiếp cận vốn vay đối với doanh nghiệp.
Ngân hàng nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng tiếp tục triệt để tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay, đơn giản hóa quy trình thủ tục, tạo điều kiện cho khách hàng vay mới phục hồi sản xuất kinh doanh, nhưng không hạ chuẩn cho vay.
Ngân hàng nhà nước cũng yêu cầu thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng được thực hiện đến ngày 31.12.2021.
Đối với quy định miễn, giảm lãi, phí, thông tư mới quy định các tổ chức tín dụng quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 10.6.2020 từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23.1.2020 đến ngày 31.12.2021 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo quy định tại thông tư mới được thực hiện đến ngày 31.12.2021.
Ngân hàng nhà nước cũng chỉ đạo tiếp tục cải cách, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục, tăng cường các hoạt động trực tuyến, tạo điều kiện để khách hàng không trực tiếp đến ngân hàng giao dịch…; nghiêm túc triển khai chế độ báo cáo thống kê về kết quả tháo gỡ khó khăn đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch.