Cá nhân, tổ chức muốn khai thác rừng theo đúng quy định của pháp luật thì phải làm đơn xin khai thác rừng gửi cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân) để được xem xét và chấp thuận cho cá nhân, tổ chức để khai thác rừng hợp pháp. Vậy đơn xin khai thác rừng là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn xin khai thác rừng là gì?
- 2 2. Mẫu đơn xin khai thác rừng:
- 3 3. Hướng dẫn viết đơn xin khai thác rừng:
- 4 4. Loại rừng nào được phép khai thác:
- 5 5. Ngoài hoạt động khai thác thì có những hoạt động gì đối với rừng sản xuất không?
- 6 6. Những loại cây thường được trồng trong Rừng sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao:
1. Đơn xin khai thác rừng là gì?
Đơn xin khai thác rừng là mẫu đơn hành chính do cá nhân, tổ chức lập ra gửi cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể thẩm quyền ( Ủy ban nhân dân) để được khai thác rừng theo đúng quy định của pháp luật. Trong đơn xin khai thác rừng thì phải nêu được những nội dung về cá nhân, tổ chức muốn khai thác rừng theo đúng quy định của pháp luật, diện tích rừng được khai thác,..
Đơn xin khai thác rừng là văn bản chứa đựng những thông tin về cá nhân, tổ chức muốn khai thác rừng theo đúng quy định của pháp luật, diện tích rừng được khai thác,.. Đồng thời, đơn xin khai thác rừng chính là cơ sở để Cơ quan Nhà nước, chủ thể thẩm quyền ( Ủy ban nhân dân) xem xét và thực hiện việc cho phép cá nhân tổ chức thực hiện việc khai thác rừng theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu đơn xin khai thác rừng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
Địa danh, ngày…….tháng…….năm ….
ĐƠN XIN KHAI THÁC CÂY RỪNG TRỒNG
(V/v: Khai thác cây rừng trồng tại…..)
– Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017;
– Căn cứ Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản
Kính gửi: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ…
Tôi tên là:… Sinh năm:……
Số CMND:…..Ngày cấp:….Nơi cấp:………
Hộ khẩu thường trú:……
Nơi ở hiện nay:…
Nội dung sự việc:
(Ví dụ: Vào tháng ……năm……. tôi được nhà nước giao rừng để sản xuất cụ thể như sau:
Diện tích rừng được giao:………ha
Tại:………..
Vào năm ……thực hiện chủ trương của Nhà nước bản thân và gia đình đã sử dụng cây giống để trồng rừng trên phần đất được giao. Đến nay cây rừng đã lớn và sử dụng được.
Tôi nhận thấy trong quá trình tôi sử dụng và trồng cây sản xuất trên đất rừng được giao, tôi đã thực hiện đúng các quy định về lập kế hoạch sản xuất trên khu vực rừng này, báo cáo Ủy ban nhân dân xã…… và được chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện…………. phê duyệt.
Nay tôi làm đơn này đề nghị Quý cơ quan xem xét, xác minh và cho phép tôi được tỉa thưa, khai thác số cây trong phần đất rừng mà tôi được giao tại lô……. tiểu khu….. với số lượng, khối lượng gỗ, lâm sản là………….. Tôi cam kết sau khi khai thác xong tôi sẽ trồng thêm cây để lấp lại diện tích trống do việc khai thác. Đồng thời chấp hành nghiêm mọi quy định của Nhà Nước.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin khai thác rừng:
Phần kính gửi của đơn xin khai thác rừng sẽ ghi cụ thể tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ( Ủy ban nhân dân xã).
Phần nội dung của của đơn xin khai thác rừng phải có những nội dung sau đây: thông tin của cá nhân, tổ chức muốn được khai thác rừng theo đúng quy định; diện tích rừng muốn khai thác, và lý do muốn khai thác rừng.
Lưu ý: Ghi chính xác phần rừng được phân quản lý và phần xin khai thác
Cuối đơn xin khai thác rừng thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên, nếu như là tổ chức sẽ đóng dấu.
4. Loại rừng nào được phép khai thác:
Theo quy định của
Rừng sản xuất: Là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.
Phân loại rừng sản xuất
Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, rừng sản xuất được phân loại theo các đối tượng sau:
1. Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có: Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; căn cứ vào trữ lượng bình quân trên một hecta rừng tự nhiên được phân loại thành: Rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và rừng chưa có trữ lượng.
2. Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn liên doanh, liên kết không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước) hoặc có hỗ trợ của nhà nước và các nguồn vốn khác.
(Được quy định tại Quy chế quản lý rừng sản xuất được Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg)
5. Ngoài hoạt động khai thác thì có những hoạt động gì đối với rừng sản xuất không?
Không chỉ được sử dụng để khai thác, rừng tròng còn có rất nhiều công dụng khi người sử dụng, quản lý biết cách khai thác như
1. Hoạt động dịch vụ môi trường rừng:
Chủ rừng được thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ môi trường rừng về bảo vệ đất, hạn chế sói mòn bồi lắng lòng hồ, điều tiết và duy trì nguồn nước, lưu giữ các bon, bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật về dịch vụ môi trường rừng.
2. Phát triển lâm sản ngoài gỗ:
Chủ rừng được chủ động phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ phù hợp với đặc tính của hệ sinh thái rừng, không làm ảnh hưởng tới mục đích sử dụng chính của rừng.
3. Sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp
a) Chủ rừng là tổ chức được sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp trên diện tích rừng và đất trồng rừng được giao, được thuê theo quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
b) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được sử dụng không quá 30% diện tích rừng và đất trồng rừng được giao, được thuê để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; được trồng xen cây nông nghiệp dưới tán rừng nhưng không làm ảnh hưởng tới mục đích sử dụng chính của rừng.
4. Hoạt động du lịch
a) Chủ rừng được tự tổ chức hoặc hợp tác với các tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ du lịch trong rừng Nhà nước giao, cho thuê.
b) Việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái trong rừng sản xuất không được làm thay đổi mục đích sử dụng rừng; các hoạt động về du lịch phải thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động du lịch, trường hợp cần thiết phải xây dựng các công trình phục vụ cho du lịch thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về xây dựng.
5. Hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ
a) Chủ rừng được cho các tổ chức, cá nhân hoặc hợp tác với các tổ chức cá nhân thực hiện việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật trong rừng sản xuất được giao, được thuê theo quy định của pháp luật về nghiên cứu khoa học.
b) Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, trước khi triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, chủ rừng là tổ chức kinh tế phải
6. Quản lý các loại rừng, loại đất khác trong khu rừng sản xuất
a) Những diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ xen kẽ trong khu rừng sản xuất được quản lý theo quy định của từng loại rừng.
b) Đất thổ cư, ruộng, vườn và nương rẫy cố định xen kẽ trong rừng sản xuất không quy hoạch vào khu rừng sản xuất được quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai.
6. Những loại cây thường được trồng trong Rừng sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao:
Khai thác phải đi song hành cùng với trồng rừng mới. Hiện này trong lĩnh vực nông lâm nghiệp đang bị thiếu hụt trầm trọng nguyên liệu gỗ phục vụ xây dựng phát triển đô thị, khu công nghiệp, dân dụng. Nguy cơ thiếu nguyên liệu gỗ (kể cả gỗ tạp) phải nhập khẩu là rất lớn. Để giải quyết một phần khủng hoảng thiếu các loại gỗ phục vụ nhu cầu xin giới thiệu các bạn một số loài cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao phụ vụ rừng sản xuất
6.1. Cây gỗ sưa:
Có hai loài sưa chính được trồng nhiều là: sưa trắng và cây sưa đỏ. Sưa trắng cho hoa đẹp, quả to, đốt không có mùi. Nhưng giá trị gỗ không bằng sưa đỏ. Sưa đỏ trông gần giống sưa trắng, quả kết thành từng chùm, đốt lên có mùi khai thối nồng.
Gỗ sưa đỏ hay còn gọi là gỗ huỳnh đàn đỏ, gỗ huê, trắc thối thuộc gỗ nhóm IA, có tên khoa học Dalbergia tonkinensis Prain.
Hiện nay gỗ sưa đỏ cực kỳ quý hiếm, cây hoang dại trên đồi núi bị khai thác gần hết, lượng cây gỗ sưa trong các công viên ngày càng giảm trước sự đe dọa của sưa tặc có thể chặt trộm bất cứ lúc nào
Hiện tại giá cây gỗ sưa được bán với giá rất cao và được rất nhiều người tìm đón, giá dao động từ 1.5 triệu – 10 triệu/ 1 kg tùy vào chất lượng gỗ. Giá giống cây sưa đỏ cũng giao động từ 3.000 – 8.000 vnđ/ 1 cây theo chiều cao của cây giống
6.2. Cây thiên ngân (gáo vàng Thái Lan):
Cây thiên ngân là loại cây được biết đến với phát triển siêu nhanh, được trồng phổ biến ở các nước như Thái Lan, Indonesia,… Thiên ngân lớn nhanh, thu hoạch sớm đem lại hiệu quả kinh tế cao còn được gọi với cái tên là cây tỷ phú
Giá trị cây thiên ngân qua khảo nghiệm
– Diện tích: 1ha
– Số lượng cây 600 cây /1ha
– Chi phí giống cây và công chăm sóc: 50 triệu
– Sau 5 năm, cây đạt chu vi (hoành): 120-160cm, chiều cao >10m – trung bình mỗi cây đạt 1 khối gỗ, vậy mỗi ha đạt 500 – 600 khối gỗ, với giá thị trường 1.5 triệu/ khối gỗ thì mỗi ha đạt trung bình 750 triệu
– Trừ đi chi phí thì lợi nhuận đạt gần 700 triệu/ha, so với trồng keo, tràm hiện nay (chỉ đạt 40 – 60 triệu/ha) thì giá trị kinh tế của cây thiên ngân cao hơn 10 lần trồng keo, tràm
6.3. Cây giổi xanh:
Giổi là loài cây cho gỗ tốt . Hiện nay giá 15.000.000 đồng một mét khối gỗ tròn. Hạt giổi dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc làm gia vị giá 1.500.000 đ 1 kg. Sau 8 năm được hái quả và 15 năm được thu gỗ khoảng 1 m3/ 1 cây. Cây giổi có thể trồng được mọi nơi trên đát nước Việt nam.
6.4. Cây Sơn ta:
Cây Sơn ta có giá trị kinh tế từ nhựa cây – nhựa Sơn ta là nguồn nguyên liệu quý rất cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp như làm đồ mỹ nghệ (sơn, gắn các mặt hàng chắp bằng tre nứa, các sản phẩm thủ công, đồ thờ, hàng sơn mài, sơn dầu,…) sơn tàu thuyền, sản xuất các vật liệu cách điện,… Rễ, lá, vỏ quả dùng chữa bệnh hen khan, viêm gan mãn tính, đau dạ dày, ngã tổn thương, dùng ngoài trị gãy xương, vết thương chảy máu, lao phổi,….
Giá nhựa hiện nay 300.000 – 400.000 vnđ/ 1 cây, 1ha trồng 1.500 cây. Cây Sơn thu hoạch liên tục, 1ha cây sơn cho thu hoạch 300kg/ 1 năm, nếu thị tường giá 300.000 vnđ/ 1 kg thì tương đương 90 triệu / 1ha/ 1 năm. Cây Sơn thu hoạch trong 4 – 5 năm, cây già và trồng lại.
Căn cư pháp lý:
– Luật đất đai 2013
– Luật Lâm nghiệp 2017.
– QUY CHẾ QUẢN LÝ RỪNG SẢN XUẤT Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ