Đối với học sinh, sinh viên kỳ thi học kỳ, thi kết thúc học phần là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp lại xảy ra một số việc bất ngờ khiến cho các bạn không thể nào đến tham dự kỳ thi được. Các bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin hoãn thi học kỳ, hết học phần, hết môn mới nhất trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin hoãn thi học kỳ là gì?
Mẫu đơn xin hoãn thi học kỳ, thi hết học phần là mẫu đơn xin hoãn thi nhiều môn học trước khi học sinh, sinh viên bước vào kỳ thi học kỳ vì một số trường hợp cụ thể bất ngờ xảy ra khiến học sinh, sinh viên đó không thể nào tham gia được kỳ thi học.
Mẫu đơn xin hoãn thi học kỳ sẽ được gửi lên Phòng Đào tạo hoặc phòng Hiệu trưởng nhà trường để xin hoãn thi học kỳ, thi hết học phần cho học sinh, sinh viên.
2. Điều kiện và hồ sơ xin được hoãn thi:
a, Điều kiện xin được hoãn thi
– Các trường hợp cụ thể bất ngờ và có lý do chính đáng chẳng hạn như: tai nạn, ốm đau, hoàn cảnh đột xuất khó khăn,… dẫn đến tình trạng không thể tham gia kỳ thi cuối học kỳ được.
– Học sinh, sinh viên phải hoàn thiện học phí của kỳ học, trong đó có cả môn học phần xin được hoãn thi.
b, Hồ sơ xin hoãn thi
Hồ sơ xin hoãn thi bao gồm:
– Đơn xin hoãn thi được (sử dụng theo mẫu của nhà trường).
– Các loại giấy tờ xác nhận có liên quan để chứng minh được lý do xin hoãn thi là chính đáng.
3. Thủ tục xin hoãn thi như thế nào?
– Học sinh, sinh viên phải nộp đơn xin hoãn thi có xác nhận, ý kiến của gia đình, kèm theo đó là văn bản, giấy tờ để chứng minh lý do xin hoãn thi chẳng hạn như: nếu như ốm đau thì phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế,…. Trong trường hợp người thân của học sinh, sinh viên đi làm thủ tục xin hoãn thi thì phải xuất trình căn cước công dân và thẻ sinh viên.
– Cán bộ ở Phòng Quản lý học sinh, sinh viên tiếp nhận đơn xin hoãn thi kèm theo đó là những giấy tờ chứng minh có liên quan trình lên ban lãnh đạo phòng để xem xét và xác nhận đơn xin hoãn thi.
– Khi hồ sơ xin hoãn thi đã được ban lãnh đạo phòng xác nhận thì Phòng Quản lý học sinh, sinh viên sẽ chuyển lên cho cán bộ của Phòng Đào tạo tiếp nhận hồ sơ xin hoãn thi.
– Cán bộ chức năng của Phòng Đào tạo tiếp nhận hồ sơ xin hoãn thi và chuẩn bị những tài liệu có liên quan để trình lên ban lãnh đạo phòng xem xét, quyết định.
– Cán bộ chức năng của Phòng Đào tạo trả lại kết quả của đơn xin hoãn thi cho phòng Quản lý học sinh, sinh viên, các phòng ban có liên quan.
– Cán bộ phòng Quản lý học sinh, sinh viên trả kết quả đơn xin hoãn thi cho học sinh, sinh viên theo quy định.
– Hiệu trường nhà trường sẽ quyết định đơn xin hoãn thi khi trong trường hợp đặc biệt.
– Có một số đơn vị thì học sinh, sinh viên không cần phải đến trường lấy kết quả đơn xin hoãn thi mà học sinh, sinh viên có thể nhận kết quả bằng cách truy cập vào ngay trang web của trường.
4. Mẫu đơn xin hoãn thi học kỳ mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
ĐƠN XIN HOÃN THI HỌC KỲ
Kính gửi: – Phòng Đào tạo Trường…………
– Ban chủ nhiệm khoa:……………
– Giảng viên bộ môn:……….……
Tên em là:…………….Ngày sinh: ………
Lớp chuyên ngành: ………….. Mã số SV:………
Hôm nay em làm đơn này xin nhà trường cho phép em được hoãn thi học kỳ học phần: ……….. học kỳ ……….. năm học 20… – 20….
Lý do:…………
Giấy tờ kèm theo (nếu có):
– ……………
– ……………
– ……………
(Có minh chứng kèm theo)
Học phần xin hoãn thi cụ thể như sau:
TÊN HỌC PHẦN | SỐ TÍN CHỈ | NHÓM HỌC PHẦN | ĐIỂM GIỮA KỲ | GIỜ/ NGÀY THI |
Em cam kết sẽ tuân thủ theo mọi quy định chung của nhà trường về việc xin hoãn thi và xin thi bổ sung khi có điều kiện.
Em xin chân thành cảm ơn./.
…………, ngày …….. tháng ……. năm 20…
Ý kiến của GVCN
Ý kiến của giảng viên bộ môn | Người làm đơn
Ý kiến của BCN khoa |
Ý kiến của Lãnh đạo Phòng Đào tạo
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
– Sinh viên phải tự theo dõi lịch thi những học phần đã xin hoãn thi và đăng ký thi bổ sung kịp thời khi có điều kiện. Đơn xin thi bổ sung nộp tại phòng Đào tạo trước khi thi ít nhất 07 ngày.
– Sinh viên phải giữ đơn này, kèm theo đó là những minh chứng có liên quan cho lý do xin hoãn thi khi nộp đơn xin thi bổ sung.
5. Mẫu đơn xin hoãn thi học kỳ chuẩn nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN HOÃN THI
Kính gửi: – Ban Chủ nhiệm Khoa: …………
– Ban Quản lý đào tạo Khoa: ………
Tên tôi là: ……………Ngày sinh: ……….. tại: …………
Số điện thoại: ……………
Lớp: ………..Mã số HSSV: …………….khóa học:…………
Khoa: ……………
Hôm nay tôi làm đơn này xin kính gửi đề nghị Ban Chủ nhiệm, Ban Quản lý đào tạo Khoa ……….cho tôi được hoãn thi môn ………học kì: ………năm học 20… – 20….
Lý do:……………
Tôi cam kết sẽ tuân thủ theo mọi quy định chung của nhà trường về việc xin hoãn thi và xin thi bổ sung khi có điều kiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
………, ngày … tháng … năm 20……
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
6. Một số điều cần lưu ý:
– Học sinh, sinh viên nên lập 02 đơn xin hoãn thi và nộp đơn tại Phòng Quản lý Đào tạo trước khi kỳ thi diễn ra.
– Sau khi đã được hoãn thi, học sinh, sinh viên sẽ đăng ký thi ở đợt kế tiếp tại Phòng Quản lý Đào tạo trước ngày học phần đó thi để làm danh sách dự thi.
– Nếu điều kiện dự thi của sinh viên không đủ yêu cầu thì cũng không có giá trị thi.
7. Đánh giá kết quả học tập và đánh giá kết thúc học phần:
a, Đánh giá kết quả học tập
– Những tiêu chí để đánh giá kết quả học tập của sinh viên:
+ Dựa trên số tín chỉ của những học phần mà sinh viên đã tích lũy được ở kỳ học đó.
+ Dựa theo điểm trung bình của học kỳ, nói cách khác đó là điểm trung bình cộng có trọng số của các điểm số đã được quy đổi theo thang điểm 4 của những học phần đã được học trong học kỳ đó có trọng số là số tín chỉ của mỗi học phần.
+ Dựa vào số tín chỉ sinh viên đã tích lũy được, đó là số tín chỉ của các học phần đạt điểm chữ A, B, C, D được tính từ đầu khóa học (bao gồm những học phần đã được miễn và công nhận tín chỉ).
+ Dựa vào điểm trung bình tích lũy đó là điểm trung bình cộng có trọng số của điểm số được quy đổi theo thang điểm 4 của những học phần từ đầu khoá học cho tới khi kết thúc từng học kỳ, năm học, với số tín chỉ của mỗi học phần.
b, Đánh giá kết thúc học phần
– Đối với những học phần chỉ có nguyên phần lý thuyết hoặc học phần có cả phần lý thuyết lẫn thực hành hoặc thí nghiệm (nếu có): Tuỳ thuộc vào tính chất của học phần đó, điểm học phần sẽ được căn cứ vào sự đánh giá kết thúc học tập và đánh giá quá trình học tập.
+ Đánh giá kết thúc học phần chính là dựa trên kết quả của điểm làm bài tiểu luận hoặc là điểm thi kết thúc học phần. Quá trình chọn lựa những hình thức để đánh giá bộ phận, trọng số của những điểm đánh giá bộ phận và cũng như việc giảng viên đề xuất cách tính điểm tổng hợp để đánh giá học phần và đã được thủ trưởng của cơ sở đào tạo phê duyệt và trong đề cương chi tiết của học phần đó phải được quy định.
+ Đánh giá quá trình học tập bao gồm các đầu điểm như sau: điểm đánh giá quá trình nhận thức và thái độ trong học tập; điểm kiểm tra thường xuyên; điểm đánh giá quá trình thực hành hoặc thí nghiệm (nếu có); điểm chuyên cần và điểm đánh giá điều kiện giữa học phần.
– Đối với những học phần ở dạng thực hành hoặc thí nghiệm: Người học phải tham gia đầy đủ các bài học thực hành, thí nghiệm trên lớp; việc tính điểm đánh giá học phần thực hành, thí nghiệm được quy định trong chương trình đào tạo.
– Giảng viên giảng dạy học phần sẽ là người trực tiếp cho điểm đánh giá bộ phận (trừ bài thi kết thúc học phần), đề kiểm tra và đề thi.
* Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần:
– Sau khi học phần đã kết thúc không quá 2 tuần, nhà trường sẽ tiến hành tổ chức kỳ thi kết thúc học phần chính thức, trường hợp có điều kiện nhà trường có thể tổ chức thêm một kỳ thi phụ. Kỳ thi phụ này sẽ dành cho những sinh viên không thể tham gia kỳ thi kết thúc học phần chính.
– Mỗi học phần sẽ có thời gian ôn thi phù hợp số tín chỉ của học phần đó. Thời gian ôn thi và thời gian làm bài thi sẽ được thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định cụ thể.