Giao đất nông nghiệp là một trong các thủ tục pháp lý, mà tại đó, người dân sẽ chuẩn bị hồ sơ, làm thủ tục theo quy định của pháp luật để được cơ quan chức năng có thẩm quyền và xét duyệt cấp đất. Bài viết dưới đây sẽ phân tích về mẫu đơn xin giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân.
Mục lục bài viết
- 1 1. Xin giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trong trường hợp nào?
- 2 2. Ý nghĩa của việc xin giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân:
- 3 3. Mẫu đơn xin giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân:
- 4 4. Hồ sơ xin giao đất nông nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình:
- 5 5. Có phải trường hợp nào Nhà nước cũng xét duyệt đơn xin giao đất của người dân?
1. Xin giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trong trường hợp nào?
Đất đai là tài sản của toàn dân, nằm dưới sự quản lý của cơ quan Nhà nước. Khi người dân đáp ứng và đảm bảo một cách đầy đủ các quy định của pháp luật, Nhà nước sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Về cơ bản, có thể hiểu, quyền sử dụng đất của người dân là do Nhà nước giao cho. Chỉ khi người sử dụng đất đảm bảo những điều kiện nhất định, thì mới được Nhà nước giao đất.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng đất của người dân ngày càng nhiều. Mà xét trong thực tế, không phải ở địa phương nào Nhà nước cũng đảm bảo cấp đầy đủ quyền sử dụng đất cho người dân. Vậy nên, khi muốn canh tác, sản xuất đất nông nghiệp, người sử dụng đất phải làm một bộ hồ sơ xin giao đất nông nghiệp. Tức khi có nhu cầu sử dụng đất đai (đất nông nghiệp) mà nguồn đất được giao không đảm bảo (hoặc không có), cá nhân, hộ gia đình có thể xin Nhà nước giao đất nông nghiệp.
Giao đất nông nghiệp là một trong các thủ tục pháp lý, mà tại đó, người dân sẽ chuẩn bị hồ sơ, làm thủ tục theo quy định của pháp luật để được cơ quan chức năng có thẩm quyền và xét duyệt cấp đất.
2. Ý nghĩa của việc xin giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân:
Có thể thấy, việc xin giao đất nông nghiệp có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người sử dụng đất. Cụ thể như sau:
– Khi xin giao đất nông nghiệp, cá nhân, hộ gia đình có cơ hội được Nhà nước cấp đất để thực hiện canh tác, sản xuất nông nghiệp. Lúc này, các chủ thể này sẽ có đối tượng canh tác nhất định. Trong một số trường hợp, đất nông nghiệp sẽ được xem là nguồn cơ sở sản xuất, tạo lập giá trị kinh tế bền vững cho người dân.
– Khi có đơn xin giao đất nông nghiệp mà cá nhân, hộ gia đình gửi lên, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ có cái nhìn khách quan, toàn diện, xác thực nhất về nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp của các đối tượng này; từ đó xem xét xem họ có đảm bảo đầy đủ điều kiện để được giao đất nông nghiệp hay không.
– Thông qua đơn xin giao đất nông nghiệp của cá nhân, hộ gia đình, cơ quan Nhà nước sẽ kiểm tra, đánh giá lại công tác quản lý đất đai, rà soát lại hoạt động sử dụng đất đai của người dân. Từ đó đưa ra phương hướng quyết định, điều chỉnh công tác quản lý và sử dụng đất đai một cách nhất quán và toàn diện nhất.
3. Mẫu đơn xin giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày….. tháng …..năm ….
ĐƠN XIN GIAO ĐẤT
Kính gửi: Ủy ban nhân dân 1 …………..
1. Người xin giao đất (2): ………
2. Địa chỉ/trụ sở chính:…………
3. Địa chỉ liên hệ:………..
4. Địa điểm khu đất:……..
5. Diện tích (m2):……………
6. Để sử dụng vào mục đích: (3)………..
7. Thời hạn sử dụng:………….
8. Cam kết sử dụng đất đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp
Các cam kết khác (nếu có)……………..
| Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) |
Hướng dẫn ghi thông tin đơn xin giao đất
1. Ghi rõ tên UBND cấp có thẩm quyền giao đất, cụ thể:
– Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có yêu cầu xin giao đất thì ghi là UBND cấp huyện nơi có đất,
– Tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có yêu cầu xin giao thì ghi là UBND cấp tỉnh nơi có đất.
2. Ghi rõ họ, tên cá nhân xin sử dụng đất/cá nhân đại diện cho hộ gia đình/cá nhân đại diện cho tổ chức; ghi thông tin về cá nhân (số, ngày/tháng/năm, cơ quan cấp Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu…); ghi thông tin về tổ chức (Quyết định thành lập cơ quan, tổ chức sự nghiệp/đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp/tổ chức kinh tế…).
3. Trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư thì ghi rõ mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư theo giấy chứng nhận đầu tư hoặc cấp văn bản chấp thuận đầu tư.
4. Hồ sơ xin giao đất nông nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình:
Khi xin giao đất nông nghiệp, cá nhân, hộ gia đình cần chuẩn bị một bộ hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:
– Đơn xin giao đất theo quy định của pháp luật.
– Bản sao giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư kèm theo bản thuyết minh dự án đầu tư.
+ Đối với trường hợp xin giao đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thì không phải nộp kèm bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư nhưng phải nộp bản sao quyết định đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm các nội dung liên quan đến việc sử dụng đất hoặc quyết định phê duyệt quy hoạch vị trí đóng quân của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
+ Đối với trường hợp dự án sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản thì phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình, người dân cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
+ Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư;
+ Bản sao báo cáo kinh tế – kỹ thuật đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Trường hợp xin giao đất cho cơ sở tôn giáo thì phải có báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình tôn giáo.
– Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất.
– Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.
Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất.
– Đối với trường hợp dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định đầu tư hoặc Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì phải có văn bản chấp thuận cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của Thủ tướng Chính phủ hoặc Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Trên đây là những giấy tờ, tài liệu mà các cá nhân, hộ gia đình phải cung cấp cho cơ quan Nhà nước khi muốn được xin giao đất. Có thể thấy, tùy vào đối tượng và trường hợp cụ thể, mà hồ sơ xin giao đất của cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng là khác nhau. Người dân cần xem xét áp dụng vào trường hợp thực tế của mình để đưa ra phương hướng hành động sao cho phù hợp nhất.
5. Có phải trường hợp nào Nhà nước cũng xét duyệt đơn xin giao đất của người dân?
Hiện nay, nhu cầu được cấp quyền sử dụng đất của người dân ngày càng lớn. Do vậy, công tác quản lý về đất đai của cơ quan chức năng có thẩm quyền ngày càng được thắt chặt.
Việc xét duyệt giao đất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sử dụng đất của người dân. Vậy nên, chỉ khi đảm bảo những điều kiện cần và đủ theo quy định của pháp luật, Nhà nước mới giao đất cho người dân.
Do đó, có thể khẳng định, không phải trường hợp nào Nhà nước cũng xét duyệt đơn xin giao đất của người dân.
Có thể thấy, quy định về việc kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động giao đất cho người dân có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sử dụng đất của người dân, cũng như công tác quản lý đất đai của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Thông qua việc kiểm tra, kiểm soát này giúp người dân khi đảm bảo đủ điều kiện sẽ được Nhà nước giao đất nông nghiệp để sản xuất, canh tác. Đồng thời, nó giúp công tác, quản lý đất đai của cơ quan chức năng có thẩm quyền đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế đến mức tối đa những rủi ro, sai phạm có thể xảy ra.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Thông tư