An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông. Khi một cá nhân vi phạm và muốn được giảm mức tiền phạm với những tình tiết giảm nhẹ thì có thể làm đơn gửi lên cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin giảm tiền phạt vi phạm giao thông là gì?
Đơn xin giảm tiền phạt trong lĩnh vực giao thông là mẫu đơn hành chính do cá nhân vi phạm hành chính gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và xử lý vi phạm giao thông.
Đơn xin giảm tiền phạt vi phạm giao thông dùng để gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và xử lý vi phạm giao thông để xem xét việc giảm mức tiền phạt theo quy định của
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết và xử lý vi phạm giao thông sẽ dựa vào Điều 9, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 để giảm nhẹ mức tiền phạt vi phạm đối với những tình tiết giảm nhẹ như:
“1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;..”
2. Mẫu đơn xin giảm tiền phạt vi phạm giao thông:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
————–o0o————–
..…… , ngày … tháng … năm ….
ĐƠN XIN GIẢM TIỀN PHẠT TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG
(Về việc xin giảm tiền phạt ……)
– Căn cứ
– Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Căn cứ
Kính gửi: Công an xã/huyện/tỉnh …..
Họ và tên: … Sinh ngày: ……
Chứng minh nhân dân số: ……… Ngày cấp: ……. Nơi cấp: ….
Hộ khẩu thường trú: ……
Chỗ ở hiện tại: …
Tôi xin được tường trình sự việc như sau:……
(Ví dụ: Ngày 20 tháng 9 năm 2018, trong quá trình tham gia giao thông tôi đã đi với vận tốc 65 km/h ở khu vực có biển báo tốc độ tối đa cho phép là 50 km/h (đường 2 chiều không có dải phân cách ở giữa) và bị công an lập biên bản phạt tiền. Trong quá trình lập biên bản, tôi đã rất tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi. Tuy nhiên, đồng chí công an vẫn phạt tôi với số tiền phạt là 3.000.000 đồng. Tôi không đồng ý với mức phạt trên và cảm thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm.
Theo tôi được biết, tại điểm đ Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
6.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
đ) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.
…”
Và Khoản 2 Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012:
“Điều 9. Tình tiết giảm nhẹ
Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
…
2.Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi;…
…”
Do đó, tôi nhận thấy hành vi chạy quá tốc độ 15 km/h của tôi không đáng bị phạt 3.000.000 đồng nên tôi làm đơn này kính đề nghị cơ quan xem xét giảm mức phạt xuống dưới 2.500.000 đồng cho tôi.
Tôi xin cam đoan những điều ghi trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin giảm tiền phạt vi phạm giao thông:
Phần kính gửi người làm đơn sẽ ghi rõ tên của Công an xã/huyện/tỉnh- cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông.
Phần thông tin cá nhân của người là đơn yêu cầu người làm đơn cung cấp đầy đủ, chính xác, rõ ràng, chi tiết nhất những thông tin đó. Trình bày cụ thể lý do viết đơn và trình bày một cách ngắn gọn nhất vụ việc đã xảy ra.
Đồng thời cá nhân vi phạm an toàn giao thông sẽ cam kết về những điều ghi trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Cuối cùng là ký và ghi rõ họ tên để làm căn cứ bằng chứng.
4. Hành vi vi phạm giao thông và mức xử phạt:
Những hành vi vi phạm và mức xử phạt được quy định rõ ở trong Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nhà nước luôn có những hình thức xử phạt chính đáng đối với những hành vi vi phạm giao thông và các chủ thể vi phạm sẽ phải bắt buộc thi hành. Những mức phạt mang tính chất răn đe cao, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông để tránh những hậu quả pháp lý nặng nề.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; điểm a, điểm c khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
– Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
– Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;
– Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
– Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 6 Điều này và trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;
– Không gắn biển báo hiệu ở phía trước xe kéo, phía sau xe được kéo; điều khiển xe kéo rơ moóc không có biển báo hiệu theo quy định;
– Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;
– Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định;
– Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định;
– Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m, điểm n khoản 3 Điều này;
– Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này;
– Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;
– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;
– Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4, điểm b khoản 6 Điều này;
– Quay đầu xe trái quy định trong khu dân cư;
– Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, ngầm, gầm cầu vượt, trừ trường hợp tổ chức giao thông tại những khu vực này có bố trí nơi quay đầu xe…..