Trong một số trường hợp, chủ sở hữu hộ kinh doanh khi chấm dứt hoạt động kinh doanh sẽ tiến hành đóng mã số thuế. Đơn xin đóng mã số thuế hộ kinh doanh là gì? Thủ tục xin đóng mã số thuế hộ kinh doanh được tiến hành như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin đóng mã số thuế hộ kinh doanh là gì?
Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp cũng không có định nghĩa cụ thể về hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP. như sau
Hộ kinh doanh là do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải tiến hành thủ tục đăng ký mã số thuế và thực hiện nghĩa vụ đóng mã số thuế theo quy định của pháp luật
Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự được cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế (bao gồm cả người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu) và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc
Đơn xin đóng mã số thuế hộ kinh doanh là văn bản của hộ kinh doanh gửi đến Cơ quan quản lý thuế, nơi mà hộ kinh doanh đã đăng ký kê khai thuế và thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế, đơn được gửi đến nhằm mục đích xin phép cơ quan thuế đóng mã số thuế của hộ kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật
2. Khi nào soạn đơn xin đóng mã số thuế hộ kinh doanh?
Hộ gia đình sẽ tiến hành xin đóng mã số thuế kinh doanh trong hai trường hợp:
– Hộ gia đình kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi chấm dứt hoạt động kinh doanh
– Hộ gia đình kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do vi phạm pháp luật.
3. Mẫu đơn xin đóng mã số thuế hộ kinh doanh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN ĐÓNG MÃ SỐ THUẾ HỘ KINH DOANH
– Căn cứ
– Luật Quản lý thuế năm 2019;
– Căn cứ Thông tư 105/2020 /TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
Kính gửi: – Cục thuế…..
– Chi cục thuế…..
HỘ KINH DOANH:
Địa chỉ:……
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số:………Do Phòng đăng ký kinh doanh-Sở Kế hoạch và đầu tư….. cấp lần…….ngày…tháng…năm….
Mã số thuế:……
Điện thoại:…
Số tài khoản:……Tại ngân hàng:…..Chi nhánh:……
Đại diện:…
Chức vụ: Chủ cơ sở kinh doanh……
Tôi làm đơn này yêu cầu Chi cục thuế đóng mã số thuế:……… do Chi cục thuế cấp ngày…tháng….năm… với lý do sau đây:
Theo quy định tại điểm khoản 1 Điều 16 của
“Điều 16. Các trường hợp, thời hạn và địa Điểm nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế:
…
b) Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh:
– Tổ chức kinh tế, tổ chức khác chấm dứt hoạt động; hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động kinh doanh
Do hoạt động kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ nặng nề nên Hộ kinh doanh Nguyễn Thị H buộc phải chấm dứt hoạt động. Nhận thấy việc chấm dứt hoạt động sẽ kéo theo hậu quả chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Chính vì vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị Chi cục thuế….xem xét, giải quyết việc đóng mã số thuế cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tài liệu kèm theo
1. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh2. Giấy chứng nhận đăng ký thuế
3. Báo cáo doanh thu, tài chính hàng năm
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin đóng mã số thuế hộ kinh doanh:
Phần : Kính gửi: – Cục thuế…..– Chi cục thuế…..
Ghi tên cục thuế, chi cục thuế nơi hộ kinh doanh có trụ sở
HỘ KINH DOANH : Tên họ đầy đủ của chủ hộ kinh doanh viết in hoa
Địa chỉ:…Ghi theo địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số:……Do Phòng đăng ký kinh doanh-Sở Kế hoạch và đầu tư…………….. cấp lần…….ngày…tháng…năm….
Mã số thuế:……
Điện thoại:……
Số tài khoản:………Tại ngân hàng:……..Chi nhánh:……
Đại diện:……
Chức vụ: Chủ cơ sở kinh doanh……
Tôi làm đơn này yêu cầu Chi cục thuế đóng mã số thuế:…… do Chi cục thuế cấp ngày…tháng….năm… với lý do sau đây:
Theo quy định tại điểm khoản 1 Điều 16 của Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành:
5. Thủ tục đóng MST:
– Chuẩn bị hồ sơ
Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo mẫu số 24/ĐK-TCT.
Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế (bản gốc) hoặc công văn giải trình mất giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế.
Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với hộ gia đình (nếu có).
– Thời gian chấm dứt hiệu lực mã số thuế của hộ kinh doanh
Người nộp thuế có trách nhiệm gửi hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động (Trừ trường hợp không được cấp giấy đăng ký kinh doanh) hoặc ngày chấm dứt hoạt động đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp để làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế phải thực hiện Thông báo người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế và cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế
– Nghĩa vụ khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của hộ kinh doanh
Phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn nếu hộ gia đình kinh doanh có sử dụng hóa đơn.
Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định tại Điều 40, Điều 41, Điều 43
– Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
– Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm dừng việc xuất cảnh của cá nhân khi có thông báo bằng văn bản hoặc thông tin điện tử từ cơ quan quản lý thuế về việc người dự kiến xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trước khi xuất cảnh.
– Hộ gia đình, cá nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần thuế nợ còn lại do chủ hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm nộp.
– Trường hợp người nộp thuế đã chết di sản chưa được chia thì việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện.
– Trong trường hợp di sản đã được chia thì việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế do người chết để lại được những người thừa kế thực hiện tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình được nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
-Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
– Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng từ chối nhận di sản thì việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người chết để lại được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
– Người bị tuyên bố mất tích, người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự do người được Tòa án giao quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích, người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thực hiện trong phạm vi tài sản được giao quản lý.
– Trường hợp người nộp thuế bị tuyên bố mất tích, người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự do người được Tòa án giao quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích, người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thực hiện trong phạm vi tài sản được giao quản lý.