Tiêu chí phân loại rừng? Chức năng của các loại rừng là gì?

Rừng đóng vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cả về kinh tế, xã hội lẫn đời sống. Rừng có rất nhiều các chức năng, tùy theo các chức năng tương ứng với các loại rừng khác nhau. Vậy tiêu chí phân loại rừng dựa vào đâu? cụ thể về chức năng của các loại rừng là gì?

1. Tiêu chí phân loại rừng?

1.1. Phân loại rừng trên quan điểm sinh thái học:

Có rất nhiều các tiêu chí khác nhau, tiêu chí đầu tiên chúng tôi đưa ra để phân loại đó là dựa vào các yếu tố sinh thái của môi trường và tính chất của quần xã sinh vật. Tại Việt Nam dựa vào các quan điểm về sinh thái học, người ta đã phân thành 12 kiểu phụ rừng.

1.2. Phân loại theo chức năng sử dụng:

Với tiêu chí theo chức năng này thì tại Việt Nam, để thuận tiện cho công tác quản lý và quy hoạch cho công tác lâm nghiệp, chính phủ đã sử dụng hệ thống phân loại rừng và đất sản xuất trong lâm nghiệp theo các chức năng:

+ Rừng đặc dụng đúng như tên gọi của nó thì đây là loại rừng với các đặc điểm và chức năng cụ thể cho mục đích nào đó chẳng hạn như để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Rừng phòng hộ đây là rừng với các đặc điểm và chức năng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường. 

+ Rừng sản xuất như tên gọi của nó đó là loại rừng được dùng chủ yếu trong sản xuất gỗ, lâm sản, đặc sản. ..

Ngoài ra trên thực tế còn có các cộng đồng địa phương đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu qua nhiều thế hệ vẫn đang duy trì các khu đất rừng tâm linh hay còn gọi là rừng tín ngưỡng hay rừng thiêng.

1.3. Phân loại rừng theo trữ lượng:

Đối với rừng gỗ:

+ Rừng rất giàu: trữ lượng cây đứng trên 300 m³/ha;

+ Rừng giàu: trữ lượng cây đứng từ 201– 300 m³/ha;

+ Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ 101 – 200 m³/ha;

+ Rừng nghèo kiệt: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100 m³/ha;

+ Rừng chưa có trữ lượng: rừng gỗ đường kính bình quân <8 cm, trữ lượng cây đứng dưới 10 m³/ha.

1.4. Phân loại rừng dựa vào tác động của con người:

+ Rừng nguyên sinh

+ Rừng nhân tạo

1.5. Phân loại dựa vào nguồn gốc:

+ Rừng chồi

+ Rừng hạt

1.6. Phân loại rừng theo tuổi:

+ Rừng non

+ Rừng sào

+ Rừng trung niên

+ Rừng già

2. Chức năng của các loại rừng là gì?

Rừng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người và nó có những chức năng rất riêng biệt của nó nếu chúng ta nhìn dưới góc độ pháp lý, hệ sinh thái rừng Việt Nam được phân chia thành ba loại chính là: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất như đã trình bày như trên. Việc phân chia này mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác kiểm soát suy thoái tài nguyên rừng vì đối với mỗi loại rừng đều có chức năng sử dụng cũng như đặc điểm sinh thái riêng. Chúng ta chỉ có thể bảo vệ và phát triển vốn rừng quốc gia khi tác động đến chúng theo đúng những quy luật vốn có. Cũng chính vì thế mà các hoạt động của con người tác động đến mỗi loại rừng khác nhau cần được điều chỉnh bởi những quy chế pháp lý không giống nhau.

2.1. Chức năng của rừng sản xuất:

Thứ nhất: Rừng điều hòa không khí, tạo oxy, giúp cho không khí trong lành bởi chức năng quang hợp của cây xanh.

Thứ hai: Chức năng của rừng sản xuất còn thể hiện ở chỗ đó là điều tiết nước, phòng lũ lụt, xói mòn, ngăn chặn gió bão và giúp đất tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng thêm các tiềm năng của đất, rừng sản xuất là nơi trú ngụ của động vật, chống cát di động ven biển,

Thứ ba: Rừng sản xuất còn có chức năng đối với nền kinh tế rừng cung cấp củi, nguồn gỗ, là vật liệu để giúp cho các cá nhân, tổ chức xây dựng, để phục vụ các ngành công nghiệp chế biến gỗ, giấy, gỗ trụ mô, … tăng nguồn thu cho nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, rừng sản xuất còn cung cấp nhiều nguồn dược liệu quý, nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống của con người.

2.2. Chức năng của rừng đặc dụng:

Theo số liệu thống kê thì ở Việt Nam có 2,15 triệu ha rừng đặc dụng, chiếm gần 15 %; rừng phòng hộ 4,6 triệu ha chiếm khoảng 31,8%. Hiện nay cả nước đã thành lập 395 Ban quản lý rừng  cụ thể với con số lên tới 164 ban quản lý rừng đặc dụng và  231 ban quản lý rừng phòng hộ, quản lý khoảng 46,8% diện tích đất lâm nghiệp, đại diện cho hầu hết các hệ sinh thái quan trọng trên cạn, trên biển, đất ngập nước, trong đó phần lớn là rừng nguyên sinh. Vì vậy, hệ sinh thái rừng đặc dụng, phòng hộ có chức năng rất quan trọng và đóng vai trò hết sức quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học, ngoài ra rừng đặc dụng còn bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.

Như vậy tóm gọn lại chức năng của rừng đặc dụng đó là loại rừng với những chức năng riêng và đặc điểm cua nó với mục đích để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.

3. Vai trò của rừng đối với con người 

Như chúng ta đã biết thì rừng là nơi cung cấp oxy cho con người và động vật, giúp điều hòa khí hậu, đây cũng là môi trường sinh sống và trú ẩn của nhiều loài động thực vật. Bên cạnh đó thì đây cũng là nguồn cung cấp các loại nguyên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất. Chống xói mòn đất, cản sức gió và ngăn cản tốc độ chảy của dòng nước. Ngoài ra còn có vai trò đối với việc phát triển du lịch sinh thái tại các khu vườn quốc gia, rừng sinh thái. Là môi trường cho nhưng nghiên cứu khoa học và hoạt động thám hiểm và vai trò trong đời sống xã hội ngày nay.

Rừng điều hòa không khí trong lành đây được hiểu là một vai trò rất quan trọng, cây xanh có khả năng quang hợp. Do đó, rừng giống như một nhà máy thu nhận khí Cacbonic (CO2) và sản xuất ra Oxy (O2),… Đặc biệt là trong tình trạng trái đất đang ngày một nóng lên như hiện nay, thì việc giảm lượng khí CO2 là điều cực kỳ quan trọng

Như vậy ta thấy vai trò của rừng là đặc biệt quan trọng trong phòng chống thiên tai và rừng còn có thể điều hòa và giảm dòng chảy bề mặt. Ngoài ra, rừng còn giúp khắc phục xói mòn, hạn chế lắng đọng lòng hồ, lòng sống, điều hòa dòng chảy của sông, suối.Rừng có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu.

Không những vậy với khả năng chế ngự dòng chảy của rừng giúp ngăn chặn sự bào mòn nhất là ở những vùng đồi núi có độ dốc lớn thì ừng giữ cho lớp đất mặt không bị xói mòn đi. Cùng với đó là mọi đặc tính vi sinh vật học và lý hóa cũng như độ phì nhiêu của đất được giữ nguyên. Không những vậy rừng có vai trò giúp che chở cho vùng đất đất liền, bảo vệ vùng đê biển, cải hóa vùng đất bị nhiễm mặn và phèn chua.

Đối với đời sống và sản xuất

Chắc hẳn chúng ta đều biết rừng được ví như “lá phổi xanh của trái đất’. Đây là một quần xã sinh vật khổng lồ bao gồm môi trường đất, khí hậu và sinh vật rừng tạo nên một quần thể thống nhất và tương trợ lẫn nhau. Vai trò của rừng đối trong đời sống và hoạt động sản xuất của con người cụ thể hơn thì đây chính là nguồn cung cấp củi đốt, nguồn nguyên liệu gỗ.

Như đã biết thì rừng là nơi trú ngụ khổng lồ và vô cùng tuyệt vời của các loại động thực vật quý hiếm. Nguồn cung cấp dược liệu, các loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. Là nguồn gen để nghiên cứu khoa học…

Như vậy nên ở mỗi quốc gia cần có một diện tích rừng tối ưu khoảng 45%, đây là một trong những tiêu chí an ninh môi trường vô cùng quan trọng.

Vai trò đối với nền kinh tế

Đối với mỗi nước không riêng gì Việt Nam rừng đối với sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia có vai trò mật thiết. Luật Bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam có ghi rõ:

“Rừng là một trong những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước ta, rừng có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi trường sinh thái, đóng góp giá trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc.”

Rừng cung cấp cho chúng ta nguồn gỗ làm vật liệu xây dựng và nhiều ứng dụng khác cần sử dụng tới gỗ, nguồn nhiên liệu phục vụ cho đời sống hằng ngày của con người và để thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến lâm sản, gỗ, sợi, giấy, gỗ trụ mô,… phát triển mạnh mẽ. Là một nguồn dược liệu rất quý như các vị thuốc như đương quy, tam thất, đỗ trọng, thảo quả, hồi…Nguồn thực phẩm dồi dào phục vụ cho đời sống con người và có thể kể đến như mộc nhĩ, nấm hương. Rừng còn giúp thúc đẩy các hoạt động du lịch, khám phá thiên nhiên, thám hiểm.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )