Hiện nay chung cư là mô hình nhà ở đang được rất nhiều người quan tâm một trong các vấn đề được quan tâm nhiều đó chính là sửa chữa tò nhà chung cư như thế nào? Cấp phép sửa chữa ra sao. Dưới đây là những thông tin về Mẫu đơn xin cấp phép sữa chữa Tòa nhà chung cư.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin cấp phép sửa chữa tòa nhà chung cư là gì?
Mẫu đơn xin cấp phép sửa chữa tòa nhà chung cư là mẫu đơn với những thông tin cơ bản như thông tin chủ hộ, lý do sửa chữa… đề đạt lên ban quản lý tòa nhà nhằm mục đích muốn sửa chữa tòa nhà chung cư.
Mẫu đơn xin cấp phép sửa chữa tòa nhà chung cư để xin ban quản lý tòa nhà sửa chữa tòa nhà chung cư vì các mục đích khác nhau.
2. Mẫu đơn xin cấp phép sửa chữa tòa nhà chung cư:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
********
ĐƠN XIN PHÉP XÂY DỰNG – SỬA CHỮA NHÀ CHUNG CƯ
KÍNH GỬI: – ỦY BAN NHÂN DÂN ………
– PHÒNG QUẢN LÝ …………
– ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG……Quận…………
Tôi tên là:…… ….Sinh năm ……
CMND số:… …….Cấp ngày…… Tại….
Thường trú tại nhà số:… …đường………Tổ……… Phường…….Quận…….
Xin phép xây dựng / sửa chữa căn nhà số ……Ðường………Phường ……Quận
Thuộc quyền sở hữu của …..
Giấy phép công nhận quyền sở hữu nhà số: ………..ngày……
Của………
Giấy giao đất số : ………. ngày…………….
Của Sở Ðịa Chính Thành Phố cấp.
ĐẶC ÐIỂM CĂN NHÀ XIN SỬA CHỮA – XÂY DỰNG MỚI
- Nhà:
– Loại nhà: (Biệt thự, phố, chung cư) …….
– Cấp nhà: ……gồm
– Cấu trúc : Móng . ….,vách ……..,Cột…….,Mái……
– Diện tích khuôn viên: ……m2
(Ngang : ……m , Dài: ……m)
– Diện tích xây dựng : …………m2
(Ngang : ……m , Dài: …………m)
- Ðất:
– Diện tích đất được cấp…….
NỘI DUNG XIN SỬA CHỮA – XÂY DỰNG MỚI…………..
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Lưu ý và hướng dẫn cấp phép sửa chữa tòa nhà chung cư:
Lưu ý:
– Ghi đầy đủ các thông tin, lý do đề trong đơn
Hạng mục phải xin giấy phép xây dựng khi cải tạo chung cư
Theo đó, tại Điều 6
Khoản 2, Điều 87 cũng quy định: “Việc cải tạo nhà ở phải thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; trường hợp pháp luật quy định phải lập dự án để cải tạo nhà ở thì phải thực hiện theo dự án được phê duyệt. Đối với nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước thì việc cải tạo nhà ở còn phải thực hiện theo quy định tại Điều 90 của Luật này”.
Như vậy, hạng mục phải xin giấy phép khi sửa chữa chung cư bao gồm các hạng mục thay đổi kết cấu chịu lực, thay đổi phần kết cấu riêng trong căn chung cư. Để thực hiện cải tạo sửa chữa, gia chủ bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng và được sự đồng ý của chủ đầu tư.
Hạng mục không phải xin giấy phép khi cải tạo chung cư
Theo khoản 1, khoản 2, Điều 4,
Trường hợp căn hộ hoặc phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng có hư hỏng thì chủ sở hữu hoặc người sử dụng được quyền sửa chữa, thay thế nhưng không được làm hư hỏng phần sở hữu chung và ảnh hưởng đến các chủ sở hữu khác.
Trường hợp thay thế, sửa chữa hoặc lắp đặt thiết bị thêm thì phải đảm bảo không làm thay đổi, biến dạng hoặc làm hư hỏng kết cấu của nhà chung cư.
Tóm lại, việc sửa chữa chung cư không cần phải xin phép khi gia chủ đảm bảo không làm hư hỏng phần sở hữu chung và ảnh hưởng đến các chủ sở hữu khác, đảm bảo không làm thay đổi, biến dạng hoặc làm hư hỏng kết cấu của nhà chung cư.
4. Các thông tin liên quan:
– Các trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo
+ Nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 99 của Luật này.
+ Nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ theo quy định tại khoản 1 Điều này theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
+ Nhà chung cư không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng được tất cả các chủ sở hữu thống nhất phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư mới thông qua Hội nghị nhà chung cư.
– Lập kế hoạch cải tạo, xây dựng tại nhà chung cư
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư có trách nhiệm tổ chức rà soát, thống kê các loại nhà chung cư trên địa bàn; lập và phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này.
+ Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có thể được lập và phê duyệt riêng hoặc được xác định trong kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh và
– yêu cầu với việc phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư như sau:
+ Việc phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Luật này, phù hợp với quy hoạch xây dựng và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt.
+ Trước khi thực hiện phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ đầu tư phải tổ chức lập phương án tái định cư để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư phê duyệt. Phương án tái định cư phải được
+ Việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải được thực hiện theo dự án; khi phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải kết hợp cải tạo lại khu nhà ở trong khu vực của dự án theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
+ Trường hợp cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thì phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phải tuân thủ quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
– các hình thức cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư là:
+ Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư vốn hoặc góp vốn cùng các chủ sở hữu có nhà chung cư quy định tại Điều 110 của Luật này để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, trừ trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này không chấp hành việc phá dỡ.
+ Nhà nước thực hiện cưỡng chế phá dỡ và trực tiếp đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này mà chủ sở hữu nhà chung cư không chấp hành việc phá dỡ.
– chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư như sau:
+ Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện như sau:
+ Trường hợp Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định lựa chọn chủ đầu tư;
+ Trường hợp Nhà nước đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo hình thức xây dựng – chuyển giao quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu nếu có từ hai nhà đầu tư trở lên đăng ký làm chủ đầu tư hoặc chỉ định thầu nếu chỉ có một nhà đầu tư đăng ký làm chủ đầu tư;
+ Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tham gia góp vốn đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ sở hữu nhà chung cư và doanh nghiệp thỏa thuận về đơn vị làm chủ đầu tư và đề nghị cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận
+ Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư chỉ được thực hiện sau khi có kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
+ Trường hợp cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì chủ đầu tư phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 21 của Luật này.
Trên đây là toàn bộ thông tin về việc xin xác nhận thông tin về cấp phép sửa chữa nhà ở, chung cư về mẫu đơn, các thông tin hướng dẫn và thông tin liên quan cho bạn đọc tham khảo trước khi muốn sửa chữa nhà chung cư.
Căn cứ pháp lý: