Từ khi đất nước đổi mới, pháp luật Việt Nam ra đời thì công dân Việt Nam được hưởng nhiêu ưu đãi và chính sách đặc biệt, trong đó có việc cấp đất cho người cô đơn, cấp đất cho hộ nghèo. Vậy pháp luật đã quy định về việc cấp đất xây nhà cho hộ nghèo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin cấp đất xây nhà cho hộ nghèo là gì?
Mẫu đơn xin cấp đất xây nhà cho hộ nghèo là mẫu đơn nêu rõ thông tin người làm đơn kèm theo yêu cầu xin cấp đất xây nhà cho hộ nghèo vì mục đích nhân đạo và từ thiện
Mẫu đơn xin cấp đất xây nhà cho hộ nghèo là mẫu đơn được lập ra để xin cơ quan có thẩm quyền cấp đất xây nhà cho hộ nghèo
2. Đơn xin cấp đất xây nhà cho hộ nghèo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-
……., ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN CẤP ĐẤT XÂY DỰNG NHÀ CHO HỘ NGHÈO
– Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
– Căn cứ
– Căn cứ Quyết định số 06/VBHN-XD ngày 27 tháng 8 năm 2014 của Bộ xây dựng về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
Kính gửi: UBND (xã/phường/thị trấn)……..
Tôi tên là:……… Sinh ngày:………/……..…./………
Số CMND:…… Ngày cấp……Nơi cấp……
Địa chỉ thường trú:………
Số sổ hộ khẩu:……Ngày cấp…….Nơi cấp……
Số giấy chứng nhận hộ nghèo:…….Ngày cấp….Nơi cấp…
Trình bày rõ hoàn cảnh:………(trình bày rõ tình trạng nhà ở: không có nhà ở, có nhà nhưng đã cũ, hư hỏng nặng,……)
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 06/VBHN-BXD về đối tượng được hỗ trợ về nhà ở theo quy định phải có đủ ba điều kiện”
“a) Là hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010), đang cư trú tại địa phương, có trong danh sách hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý tại thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành;
b) Hộ chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở;
c) Hộ không thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại
Theo quy định tại điều 3 Quyết định số 06/VBHN-BXD về nguyên tắc hỗ trợ
“1. Hỗ trợ trực tiếp đến hộ gia đình để xây dựng nhà ở theo đối tượng quy định.
2. Bảo đảm công khai, công bằng và minh bạch đến từng hộ gia đình trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà nước; phù hợp với phong tục tập quán của mỗi dân tộc, vùng, miền, bảo tồn bản sắc văn hóa của từng dân tộc; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương.
3. Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng được một căn nhà có diện tích sử dụng tối thiểu 24 m2; tuổi thọ căn nhà từ 10 năm trở lên.”
Đối chiếu hoàn cảnh của tôi với các quy định được nêu trên đây, đã đủ điều kiện được cấp đất xây dựng nhà ở. Vì vậy, tôi làm đơn này để xin quý cơ quan đáp ứng một số nguyện vọng sau đây:
– Mong UBND cấp đất và hỗ trợ gia đình tôi để gia đình tôi có nhà ở
– Mong Ban giảm nghèo lưu tâm, hỗ trợ gia đình tôi xây nhà
-……
Tôi rất mong nhận được sự chấp thuận của UBND trong thời gian sớm
Xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của UBND …
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin cấp đất xây nhà cho hộ nghèo:
– Tên mẫu đơn: Đơn xin cấp đất xây nhà cho hộ nghèo
– Thông tin người làm đơn: Họ tên, năm sinh, CMND/CCCD, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, giấy chứng nhận là hộ nghèo
– Trình bày hoàn cảnh
– Ký xác nhận
4. Quy định về đối tượng và nguyên tắc được hưởng cấp nhà ở:
4.1. Đối tượng:
Đối tượng được hỗ trợ về nhà ở theo quy định của
a) Là hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010), đang cư trú tại địa phương, có trong danh sách hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý tại thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành;
b) Hộ chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở;
c) Hộ không thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn và theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác.
Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở được áp dụng đối với các hộ có đủ 3 điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 167/2008/QĐ-TTg đang cư trú tại khu vực không phải là đô thị trên phạm vi cả nước hoặc đang cư trú tại các thôn, làng, buôn, bản, ấp, phum, sóc (gọi chung là thôn, bản) trực thuộc phường, thị trấn hoặc xã trực thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh nhưng sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp.
4.2. Nguyên tắc hỗ trợ:
1. Hỗ trợ trực tiếp đến hộ gia đình để xây dựng nhà ở theo đối tượng quy định.
2. Bảo đảm công khai, công bằng và minh bạch đến từng hộ gia đình trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà nước; phù hợp với phong tục tập quán của mỗi dân tộc, vùng, miền, bảo tồn bản sắc văn hóa của từng dân tộc; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương.
3. Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng được một căn nhà có diện tích sử dụng tối thiểu 24 m[SUP]2[/SUP]; tuổi thọ căn nhà từ 10 năm trở lên.
Nguồn vốn thực hiện:
a) Ngân sách địa phương bố trí kinh phí không dưới 20% so với số vốn ngân sách trung ương bảo đảm, đồng thời huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện mục tiêu, chính sách này. Đối với các địa phương khó khăn về ngân sách (phải nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương) thì hỗ trợ bổ sung phần vốn đối ứng (20%) được xác định theo khối lượng còn lại của các năm 2007 và 2008, cụ thể theo các mức sau:
20% cho các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương trên 70% dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2007;
15% cho các địa phương nhận bổ sung từ 50% – 70%;
10% cho các địa phương nhận bổ sung dưới 50%
b) Ngân hàng Chính sách Xã hội bảo đảm kinh phí cho các hộ dân thuộc diện đối tượng vay theo mức quy định tại Quyết định này. Nguồn vốn cho vay do ngân sách trung ương cấp 50% trên tổng số vốn vay cho Ngân hàng Chính sách Xã hội, 50% còn lại do Ngân hàng Chính sách Xã hội huy động. Ngân sách trung ương cấp bù chênh lệch lãi suất cho Ngân hàng Chính sách Xã hội theo quy định;
c) Vốn huy động từ quỹ “Ngày vì người nghèo” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động và từ các doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vận động;
d) Vốn huy động của cộng đồng, dòng họ và của chính hộ gia đình được hỗ trợ;
đ) Đối với các địa phương có rừng, có quy hoạch, kế hoạch khai thác gỗ hàng năm được duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khai thác gỗ theo quy định để hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở. Khối lượng gỗ cụ thể cho mỗi hộ làm nhà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Nghiêm cấm việc lợi dụng khai thác gỗ hỗ trợ làm nhà ở để chặt phá rừng sử dụng vào mục đích khác.
4.3. Cách thức thực hiện:
1. Bình xét và phê duyệt danh sách hỗ trợ nhà ở:
– Cơ sở thôn, bản tổ chức bình xét đối tượng và phân loại ưu tiên theo đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch;
– Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp danh sách số hộ được hỗ trợ, đồng thời lập danh sách các hộ có nhu cầu vay vốn báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
2. Cấp vốn làm nhà ở:
– Căn cứ số vốn được phân bổ từ ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam huy động phân bổ cho địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ cho cấp huyện, đồng thời gửi danh sách vay vốn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội để thực hiện cho vay. Đối với những hộ dân được hỗ trợ từ nguồn vốn do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam huy động mà mức hỗ trợ chưa đủ so với mức vay theo quy định của Quyết định này thì được vay theo số còn thiếu.
– Căn cứ số vốn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ, Ủy ban nhân dân cấp huyện phân bổ vốn hỗ trợ cho cấp xã.
Việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Đối với vốn vay, hộ dân trực tiếp ký khế ước vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách Xã hội.
3. Thực hiện xây dựng nhà ở:
– Ủy ban nhân dân cấp xã giao Ban Giảm nghèo cấp xã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ dân xây dựng nhà ở đảm bảo yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở theo quy định của Quyết định này và vận động các hộ dân tự xây dựng nhà ở. Đối với hộ dân có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…) không thể tự xây dựng nhà ở thì Ban Giảm nghèo cấp xã tổ chức xây dựng nhà ở cho các đối tượng này.
Trên đây là bài viết tham khảo về mẫu đơn cấp đất xây nhà cho hộ nghèo, hướng dẫn soạn đơn và quy định về đối tượng, nguyên tắc được hưởng cấp nhà ở!