Trong trường hợp cơ quan nhà nước có căn cứ để tin rằng bản khai nhân thân của cá nhân có yếu tố chưa rõ ràng thì có quyền yêu cầu cá nhân đõ làm đơn cam kết thông tin nhân thân là đúng sự thật. Đơn cam kết là căn cứ đảm bảo người làm đơn chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về lời khai của mình.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn xin cam kết thông tin nhân thân là đúng sự thật là gì?
- 2 2. Mẫu đơn xin cam kết thông tin nhân thân là đúng sự thật mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin cam kết thông tin nhân thân là đúng sự thật chi tiết nhất:
- 4 4. Những trường hợp thực hiện khai nhân thân:
- 5 5. Cách ghi một số loại biểu mẫu khai báo nhân thân:
1. Đơn xin cam kết thông tin nhân thân là đúng sự thật là gì?
Điều 25,
Yếu tố nhân thân được xem là quan trọng trong việc xét lý lịch tư pháp, và đặc biệt là cơ sở để quyết định hình phạt, cho hưởng án treo, xóa án tích trong các vụ án hình sự.
Đơn xin cam kết thông tin nhân thân là đúng sự thật được viết bởi cá nhân gửi đến cơ quan có thẩm quyền cam kết những khai báo về nhân thân của mình là đúng sự thật. Đơn cam kết sử dụng trong một số trường hợp mà người có chức năng quản lý có căn cứ để tin rằng các thông tin mà một người kê khai có nhiều yếu tố mập mờ, khó thể phân biệt là sự thật khách quan hay không.
Đơn xin cam kết thông tin nhân thân đúng sự thật là văn bản cam kết của người làm đơn về những thông tin nhân thân đã cung cấp là chính xác, không gian dối.
2. Mẫu đơn xin cam kết thông tin nhân thân là đúng sự thật mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
….., ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN CAM KẾT THÔNG TIN NHÂN THÂN ĐÚNG SỰ THẬT
Kính gửi: UBND (xã/ phường/ thị trấn) ……
Tôi tên là: … Sinh năm: …
CMND số: ….Nơi cấp: …..Ngày cấp: …
Hộ khẩu thường trú: ……
Nơi ở hiện tại: ……
Điện thoại: ……
Tôi xin cam kết cụ thể như sau:
……
Tôi xin cam kết thông tin thân thân mà tôi đã khai là đúng sự thật nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin cam kết thông tin nhân thân là đúng sự thật chi tiết nhất:
Phần Kính gửi: Ghi thông tin UBND (xã/ phường/ thị trấn) nơi gửi đơn cam kết
Tôi tên là: Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa có dấu
Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;
CMND số: Ghi đầy đủ số CMND và số hộ chiếu (nếu có)
Hộ khẩu thường trú: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
Nơi ở hiện tại: Ghi theo địa chỉ nơi ở hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Lời cam kết:
Tôi xin cam kết thông tin thân thân mà tôi đã khai là đúng sự thật nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
4. Những trường hợp thực hiện khai nhân thân:
– Khi làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.
– Đã đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú nhưng chưa khai Bản khai nhân khẩu lần nào.
5. Cách ghi một số loại biểu mẫu khai báo nhân thân:
Cách ghi bản khai nhân khẩu
– Mục “Trình độ học vấn”: Ghi rõ trình độ học vấn cao nhất (Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, tốt nghiệp phổ thông trung học, tốt nghiệp phổ thông cơ sở…; nếu không biết chữ thì ghi rõ “không biết chữ”).
– Mục “Trình độ chuyên môn”: Ghi rõ chuyên ngành được đào tạo hoặc trình độ tay nghề, bậc thợ, chuyên môn kỹ thuật khác được ghi trong văn bằng, chứng chỉ.
– Mục “Trình độ ngoại ngữ”: Ghi rõ tên văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ cao nhất được cấp.
– Mục “Tóm tắt về bản thân (từ đủ 14 tuổi trở lên đến nay ở đâu, làm gì)”: Ghi rõ từng khoảng thời gian (từ tháng, năm đến tháng, năm) thay đổi về chỗ ở và nghề nghiệp, nơi làm việc.
– Mục “Tiền án, tiền sự”: Ghi rõ tội danh, hình phạt theo bản án số, ngày, tháng, năm của Tòa án;
Cách ghi phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
– Mục “Họ và tên chủ hộ” và “Quan hệ với chủ hộ” ghi như sau:
+ Trường hợp đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú vào chỗ ở hợp pháp, được cấp sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì mục họ và tên chủ hộ ghi họ, tên người đến đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi là chủ hộ;
+ Trường hợp được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì họ và tên chủ hộ ghi họ, tên chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi mối quan hệ thực tế với chủ hộ đó;
+ Trường hợp điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú; tách sổ hộ khẩu; đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; cấp giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú thì ghi họ và tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
– Mục “Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”: Ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
– Mục “Ý kiến của chủ hộ”: Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu; chủ hộ ký và ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm.
– Mục “Xác nhận của Công an” ghi như sau:
+ Trường hợp xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú thì
+ Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu do bị mất thì Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú của công dân xác nhận việc bị mất đó. Nội dung xác nhận gồm: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ nơi thường trú của chủ hộ đề nghị cấp lại sổ hộ khẩu.
– Trường hợp người viết phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu cũng là người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thì công dân chỉ cần kê khai những nội dung quy định tại mục II “Thông tin về người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”.
Cách ghi phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu
– Mục “Kính gửi”: Ghi tên cơ quan nhận phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu và cấp trên trực tiếp của cơ quan đó. Trường hợp gửi phiếu xác minh cho cơ quan Công an xã, phường, thị trấn ngoài phạm vi địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải ghi đầy đủ địa giới hành chính của Công an xã, phường, thị trấn đó (xã, huyện, tỉnh).
– Phần yêu cầu xác minh (mặt trước):
+ Mục “Nội dung xác minh”: Ghi tóm tắt, rõ nội dung cần xác minh và thông tin về các nhân khẩu kèm theo (nếu có)
+ Mục “Kết quả xác minh gửi về:”: Ghi tên cơ quan nơi lập phiếu xác minh và cấp trên trực tiếp của cơ quan đó. Trường hợp cơ quan Công an xã, phường, thị trấn lập phiếu xác minh gửi đi ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải ghi đầy đủ địa giới hành chính của Công an xã, phường, thị trấn đó (xã, huyện, tỉnh)
+ Mục “Trưởng Công an”: Trưởng Công an nơi gửi phiếu xác minh phải ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ và đóng dấu. Đối với Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì Chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội ký phiếu xác minh trong phạm vi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ngoài phạm vi cấp huyện thì Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ký phiếu xác minh.
– Phần trả lời xác minh (mặt sau):
+ Mục “Kết quả xác minh”: Trả lời đầy đủ kết quả xác minh theo các nội dung yêu cầu xác minh. Trường hợp không có đối tượng xác minh hoặc thông tin về đối tượng không chính xác cũng phải trả lời;
+ Mục “Trưởng Công an”: Trưởng Công an nơi gửi trả lời xác minh phải ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ và đóng dấu.
Cách ghi phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu
– Mục “Kính gửi”: Ghi tên cơ quan đăng ký, quản lý cư trú nơi nhận phiếu và cấp trên trực tiếp của cơ quan đó. Trường hợp thông báo về việc đã đăng ký thường trú phải gửi trực tiếp cho cơ quan Công an nơi cấp giấy chuyển hộ khẩu để làm thủ tục xóa đăng ký thường trú. Nếu cơ quan Công an nơi cấp giấy chuyển hộ khẩu (nơi đăng ký thường trú cũ) là cơ quan Công an xã, phường, thị trấn thì phải ghi đầy đủ địa giới hành chính của Công an xã, phường, thị trấn đó (xã, huyện, tỉnh).
– Mục “Nội dung thay đổi”: Ghi đầy đủ, rõ ràng những nội dung thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu. Trường hợp thông báo về việc đã đăng ký thường trú thì cơ quan Công an nơi chuyển đến phải ghi đầy đủ các thông tin sau: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi đăng ký thường trú cũ, nơi chuyển đến, họ và tên các nhân khẩu kèm theo cùng đăng ký thường trú, giấy chuyển hộ khẩu (số, ngày, tháng, năm cấp).
– Mục “Đề xuất, kiến nghị”: Ghi cụ thể ý kiến đề xuất, kiến nghị (nếu có). Trường hợp thông báo về việc đã đăng ký thường trú thì phải đề nghị cơ quan Công an nơi cấp giấy chuyển hộ khẩu làm thủ tục xóa đăng ký thường trú.
Cách ghi Phiếu khai báo tạm vắng
– Mục “Nơi thường trú/nơi tạm trú”: Nếu ghi nơi thường trú thì gạch nơi tạm trú và ngược lại.
– Mục “Lý do tạm vắng”: Ghi rõ lý do đi khỏi nơi cư trú.
– Phần phiếu cấp cho công dân thì Trưởng công an xã, phường, thị trấn nơi cấp phiếu khai báo tạm vắng phải ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu; phần lưu thì Trưởng Công an xã, phường, thị trấn và người khai báo chỉ cần ký, ghi rõ họ, tên.
Căn cứ pháp lý: Thông tư 36/2014 quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý lưu trú