Hiện nay các vụ bị mất tài sản do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan xuất hiện khá nhiều, nhất là đối với các loại tài sản có giá trị. Khi mất tài sản chúng ta thường nghĩ ngay tới việc trình báo với cơ quan công an để được giải quyết.
Mục lục bài viết
1. Quyền trình báo khi mất tài sản:
Khi làm mất một loại tài sản nào đó chúng ta thường làm đơn trình báo mất tài sản được hiểu là văn bản trình bày các nội dung liên quan đến việc mất tài sản gửi đến các cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.
Quyền sở hữu là một trong các quyền cơ bản được pháp luật bảo vệ. Bộ luật dân sự quy định không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Cụ thể điều 164 Bộ luật dân sự quy định các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản như sau:
“ 1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì chủ sở hữu tài sản tự bảo vệ đối với tài sản của mình, chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi bị mất tài sản thì chủ sở hữu tiến hành trình báo với các cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.
Quyền sở hữu là một trong các quyền cơ bản mà bất kỳ nhà nước nào đều phải bảo về để duy trì sự ổn định, phát triển của xã hội. Trong thời gian hiện nay, cùng với sự phát triển, nâng cao đời sống, xã hội thì quyền sở hữu tài sản cũng là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm.
2. Mẫu đơn trình báo mất tài sản gửi Công an:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
ĐƠN TRÌNH BÁO MẤT TÀI SẢN
Kính gửi: ……
Trích yếu: …
Tôi tên: …
Sinh ngày……. tháng ……. năm ……. Tại: ……
Nghề nghiệp: ……
Chứng minh nhân dân: …… Ngày cấp: …. Tại:….
Thường trú tại số: ….. đường:……. Phố:….
Phường (xã, thị trấn): … Quận (huyện): ………..
Kính trình với quý cơ quan rằng, vào ngày …… tháng …… năm ……..
Tôi có mất: …..
Tại: …
Lý do mất tài sản: ……
……., ngày……tháng……năm…..
Người làm đơn
Người làm chứng thứ nhất
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người làm chứng thứ hai
(Ký, ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN của cơ quan có thẩm quyền
3. Hướng dẫn làm mẫu đơn trình báo mất tài sản gửi Công an:
Để được cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhanh chóng bạn cần phải biết cách viết mẫu đơn trình báo mất cắp tài sản. Cách viết như sau:
– Kính gửi: Công an phường/ xã/ thị trấn
– Trích yếu: Trình báo mất tài sản…. (Lưu ý: Ghi sơ lược nội dung)
– Tôi tên: Ghi đầy đủ họ và tên của người trình báo
– Ngày/ tháng/ năm sinh/ tại….: Ghi rõ ngày tháng năm sinh và nơi sinh của người bị mất tài sản. Nếu tài sản bị mất là của công ty thì ghi theo mẫu đơn trình báo mất tài sản công ty
– Nghề nghiệp: Ghi rõ nghề nghiệp hiện tại
– Thông tin về CMND: Ghi số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp của người trình báo
– Nơi thường trú: Ghi rõ địa chỉ nhà theo hộ khẩu thường trú (Ghi theo sổ hộ khẩu)
– Kính trình với quý cơ quan: Ghi rõ thời gian bị mất tài sản
– Tôi có mất: Ghi chi tiết tài sản bị mất, số lượng, giá trị,…
– Tại: Ghi rõ địa điểm nơi tài sản bị mất
– Lý do mất tài sản: Ghi rõ lý do tại sao tài sản đó bị mất. Ví dụ: Bị cướp giật, bị lừa đảo, bị trộm cắp theo mẫu đơn trình báo mất cắp tài sản…
– Người làm đơn ghi ngày tháng năm, ký và ghi rõ họ tên
– Trường hợp người làm chứng thì đưa người đó ký và ghi rõ họ tên
– Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền: Cần phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.
Khi viết đơn trình báo mất tài sản cần lưu ý những nội dung như sau:
+ Trình bày đúng sự thật việc mất tài sản, đảm bảo các thông tin cung cấp trong đơn trình báo là chính xác.
+ Trình bày việc mất tài sản theo đúng trình tự về thời gian giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt sự việc
+ Ghi rõ số lượng, khối lượng, đặc điểm và giá trị của tài sản bị mất
+ Thông tin người trình báo cần viết đầy đủ bao gồm: Họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, địa chỉ thường trú, số điện thoại liên hệ. Ghi những thông tin này chính xã và rõ ràng để giúp cho cơ quan có thẩm quyền có thể liên hệ dễ dàng với người trình báo.
+ Đơn trình báo mất tài sản cần có đầy đủ chữ ký của người làm đơn, người làm chứng và được cơ quan có thẩm quyền xác nhân.
4. Bị trộm mất tài sản thì cần làm gì?
Ví dụ đối với trường hợp bạn bị mất trộm tài sản và có nghi ngờ người bạn của mình đã lấy tài sản này nhưng không có bằng chứng cụ thể nên chưa đủ cơ sở để xác định hành vi phạm tội của đối tượng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của mình bạn vẫn có thể đến trình báo sự việc với cơ quan quan công an để điều tra xác minh. Trường hợp bạn có nghi ngờ về đối tượng nào thi bạn có thể trình bày với
Như vậy, căn cứ theo các quy định của pháp luật và quyền cơ bản của bạn thì tất nhiên bạn được quyền trình báo với cơ quan có thẩm quyền về việc bị mất trộm, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm điều tra xác minh tìm ra người có hành vi phạm tội. Việc bạn cung cấp được các bằng chứng như ghi âm, ghi hình,.. sẽ giúp đỡ trong quá trình điều tra.
Căn cứ điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự: trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành các hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra các quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ việc. Cụ thể pháp luật cũng có quy định về hai trường hợp cụ thể như:
” Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá hai tháng.
Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì viện trưởng viện KSND cùng cấp hoặc viện trưởng viện KSND có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá hai tháng”