Hành vi cố ý truy sát không được mô tả trong cấu thành tội phạm dưới dạng hành vi khách quan. Tuy nhiên, xét dưới gốc độ lý luận và thực tế thì người bị hại có thể tố cáo hành vi này để truy cứu với tội giết người. Luật Dương Gia gửi đến quý bạn đọc Mẫu đơn tố cáo hành vi cố ý truy sát chi tiết.
Mục lục bài viết
1. Đơn tố cáo hành vi cố ý truy sát là gì?
Đơn tố cáo hành vi cố ý truy sát là văn bản do cá nhân gửi tới cơ quan có thẩm quyền (công an, viện kiểm sát) khi có người thực hiện hành vi cố ý truy sát và gây ra thiệt hại đối với người bị hại.
Đơn tố cáo hành vi cố ý truy sát là văn bản để cá nhân tố giác tội phạm đối với cơ quan có thẩm quyền, là căn cứ để cơ quan điều tra, viện kiểm sát phát hiện, xác nhận thông tin và tiếp nhận vụ án nếu hành vi cấu thành tội phạm.
2. Mẫu đơn tố cáo hành vi cố ý truy sát:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……….., ngày …..tháng……..năm …
ĐƠN TỐ CÁO
(Về hành vi lừa hành vi cố ý truy sát của …………………..)
Kính gửi: – CÔNG AN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN………
– VIỆN KIỂM SÁT …………
Họ và tên tôi: ………… Sinh ngày: ……………
Chứng minh nhân dân số: …………………
Ngày cấp: …./…../20……. Nơi cấp: Công an tỉnh………….
Hộ khẩu thường trú: ……………
Chỗ ở hiện tại: ………………
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Anh: ……………Sinh ngày: ……………
Chứng minh nhân dân số: ………
Ngày cấp: …………Nơi cấp: …………
Hộ khẩu thường trú: …………
Chỗ ở hiện tại: ………
Vì anh ……… đã có hành vi ………
Sự việc cụ thể như sau:…..
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
Kính mong được xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.
Người tố cáo
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu đơn tố cáo hành vi cố ý truy sát chi tiết nhất:
Trước hết, người làm đơn ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn, ví dụ: Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2021.
Ở tên đơn, người làm đơn phải xác định được đối tượng thực hiện hành vi, ví dụ:
ĐƠN TỐ CÁO
(về hành vi cố ý truy sát của Nguyễn Văn A)
Ở phần kính gửi: người làm đơn xác định chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận tin báo tội phạm đồng thời cũng là chủ thể có thẩm quyền điều tra, truy tố vụ án, ví dụ: Công an nhân dân quận Hoàng Mai.
Người làm đơn ghi rõ các thông tin cá nhân bao gồm họ và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp theo giấy chứng minh nhân dân do cơ quan có thẩm quyền cấp. Địa chỉ hiện tại là nơi người lao động sinh sống và làm việc không phụ thuộc vào hộ khẩu thường trú.
Người làm đơn trình bày vụ việc một cách khách quan, theo trình tự thời gian gắn liền với sự kiện, ví dụ:
Vào hồi …..h….. ngày ………. tháng ………. năm ……., ông ………… và vợ/chồng tôi có xích mích về tài sản, do còn nhiều mâu thuẫn không thể thỏa thuận được nên anh ……….. đã hành hung tôi, cầm dao nhọn đuổi và đòi đâm tôi. Tôi chạy vào trong nhà, đến khi có người ngăn lại thì anh ………… mới chịu dừng lại.
Sau khi ra khỏi nhà tôi, khoảng 5 phút sau, anh ………….. có về nhà cầm một con dao dài khoảng 40 cm đến nhà tôi đòi giết tôi. Đạp tung cửa nhà tôi định xông vào nhà, nhờ có hàng xóm ngăn lại nên chưa có thiệt hại về tính mạng.
Cuối đơn người viết đơn cam đoan nội dung trên là đúng sự thật, ký và ghi rõ họ tên.
4. Hành vi cố ý truy sát bị xử lý như thế nào?
Theo cách hiểu thông thường, “truy sát” là hành vi truy đuổi đến cùng để giết hại.
Như vậy, việc thực hiện hành vi truy sát sẽ có thể cấu thành tội giết người, theo đó tại Điều 123
“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”
Hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại điều 125: Tội giết người trong trạng thái kích động mạnh:
“1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.”
Người chưa thực hiện hành vi truy sát,nhưng lại đe dọa rằng sẽ thực hiện hành vi truy sát còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đe dọa giết người được quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự, cụ thể:
“1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
5.Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc tiếp nhận tố giác tội phạm:
Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
– Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
– Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
– Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
– Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm
Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:
– Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật này phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.
Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
– Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.
– Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
– Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.
– Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm