Thực tế cho thấy, việc bôi nhọ danh dự, xúc phạm nhân phẩm trên mạng xã hội đang là vấn nạn ngày càng lớn. Việc xác định không gian không quan trọng chỉ cần người nào có hành vi bôi nhọ danh dự, xúc phạm nhân phẩm thì đều có thể vi phạm tội làm nhục người khác.
Mục lục bài viết
1. Đơn tố cáo bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội là gì?
Đơn tố cáo bôi nhọ danh dự, xúc phạm nhân phẩm trên MXH là văn bản do cá nhân gửi tới cơ quan có thẩm quyền khi cho rằng có hành vi bôi nhọ danh dự, xúc phạm nhân phẩm một cách nghiêm trọng mà người tố cáo cho rằng ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của họ có thể cấu thành tội làm nhục người khác.
Đơn tố cáo bôi nhọ danh dự, xúc phạm nhân phẩm trên mạng xã hội dùng để cá nhân bày tỏ nguyện vọng, là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá tình hình và tiếp nhận tin báo để điều tra.
2. Mẫu đơn tố cáo bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm trên mạng xã hội:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————-
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN TỐ CÁO
Kính gửi: CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA HUYỆN/QUẬN
1. Người tố cáo:
Họ và tên:……..
Sinh năm:………
CMND/CCCD số:…….. Ngày cấp:……… Nơi cấp:……
Địa chỉ thường trú:……..
Số điện thoại:….
2. Người bị tố cáo:
Họ và tên:…..
Sinh năm:..
CMND/CCCD số:………. Ngày cấp:………. Nơi cấp:…….
Địa chỉ thường trú:…….
Số điện thoại:……..
3. Nội dung tố cáo:
(Trình bày diễn biến, hành vi làm nhục người khác, hành vi vi phạm quy định pháp luật nào, thiệt hại gây ra cho người tố cáo)
4. Yêu cầu tố cáo:
(Xử lý người bị tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường
Tôi cam đoan những nội dung trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trân trọng.
Danh mục tài liệu, chứng cứ đính kèm
Người tố cáo
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm trên mạng xã hội:
– Người làm đơn ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn.
– Ghi các thông tin cá nhân của người tố cáo bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng mình nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, hộ khẩu thường trú theo giấy chứng minh nhân dân được cơ quan có thẩm quyền cấp; số điện thoại thường xuyên liên hệ.
– Ghi các thông tin của người bị tố cáo như trên.
– Nội dung tố cáo được ghi một cách cụ thể, các chi tiết các tốt.
– Yêu cầu tố cáo như thế nào chọn một trong các nội dùng hoặc nhiều nội dung.
– Người tố cáo ký và ghi rõ họ tên.
4. Quy định về hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội:
Danh dự là sự coi trọng của xã hội về con người hoặc tổ chức nào đó, được thừa nhận như một quyền nhân thân. Danh dự là phạm trù cá nhân mang tính xã hội, luôn gắn liền với chủ thể xác định, là một trong những yếu tố để khẳng định vai trò, vị trí, uy tín của một người hoặc một tổ chức trong xã hội, được Hiến pháp, pháp luật bảo hộ, không một ai được xâm phạm.
Nhân phẩm được hiểu là phẩm chất, giá trị của một con người cụ thể và được pháp luật bảo vệ.
Hành vi bôi nhọ danh dự, xúc phạm nhân phẩm có thể cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 155,156 Bộ luật Hình sự như sau:
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Đối với 02 người trở lên;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
– Đối với người đang thi hành công vụ;
– Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
– Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Làm nạn nhân tự sát.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
– Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
– Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
– Có tổ chức;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
– Đối với 02 người trở lên;
– Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
– Đối với người đang thi hành công vụ;
– Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
– Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
– Vì động cơ đê hèn;
– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài ra, hành vi bôi nhọ danh dự, xúc phạm nhân phẩm của người khác còn có thể bị xử lý hành chính: “1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
Phân biệt tố cáo với tin báo, tố giác về tội phạm
Theo quy định của
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, “tố giác về tội phạm là những thông tin về hành vi có dấu hiệu tội phạm do cá nhân có danh tính, địa chỉ rõ ràng cung cấp cho cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết” “ Tin báo về tội phạm là những thông tin về hành vi có dấu hiệu tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc do cơ quan, tổ chức cung cấp cho cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự đối với tin báo, tố giác về tội phạm, chủ thể có thể xác định hoặc không xác định, có thể là cá nhân, có thể là cơ quan, tổ chức. Đối tượng tố cáo là mọi hành vi vi phạm pháp luật, có thể là tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ hoặc cũng có thể là tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, còn tố giác và tin báo về tội phạm thì đối tượng chỉ bao gồm tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật có tính nguy hiểm cao và được quy định trong Bộ luật hình sự.
Như vậy, đối với tố giác, tin báo về tội phạm, được thực hiện theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ (không phải là hành vi tố tụng) thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật nói chung, bao gồm: vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thì được thực hiện theo quy định của pháp luật tố cáo; tố cáo đối với hành vi vi phạm điều lệ của các thành viên tổ chức thì được thực hiện theo quy định của Điều lệ của tổ chức đó.