Theo quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì cứ để kỳ hạn thì sẽ thực hiện việc xem xét năng lực của nhân viên. Hoặc nhân viên cũng có thể làm đơn kiến nghị xem xét năng lực gửi đến Ban Giám đốc hoặc Trưởng phòng ban quản lý về nhân sự hoặc người sử dụng lao động.
Mục lục bài viết
1. Đơn kiến nghị xem xét năng lực của nhân viên là gì?
Đơn kiến nghị xem xét năng lực của nhân viên là mẫu đơn của cán bộ hoặc người lao động gửi đến Ban Giám đốc hoặc Trưởng phòng ban quản lý về nhân sự hoặc người sử dụng lao động đề nghị xem xét năng lực của nhân viên trong công ty hoặc phòng ban để nhằm đánh giá năng lực của cá nhân người lao động hoặc người khác để xét tăng lương, thăng chức……
Đơn kiến nghị xem xét năng lực của nhân viên là văn bản ghi chép lại những thông tin của cá nhân hoặc cán bộ, người lao động và việc kiến nghị Ban Giám đốc hoặc Trưởng phòng ban quản lý về nhân sự hoặc người sử dụng lao động thực hiện xem xét đánh giá năng lực của từng nhân viên theo kì hạn mà quy chế, nội quy nơi làm việc đề ra.
2. Mẫu đơn kiến nghị xem xét năng lực của nhân viên:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-o0o————-
Địa danh, ngày…..tháng…..năm…..
ĐƠN KIẾN NGHỊ XEM XÉT NĂNG LỰC CỦA NHÂN VIÊN
(V/v xem xét năng lực của nhân viên)
Kính gửi:
– Ban giám đốc Công ty cổ phần XYZ
– Trưởng phòng nhân sự Công ty cổ phần XYZ
Căn cứ Điều lệ công ty cổ phần XYZ;
Căn cứ Quy chế,
Tôi tên là: Nguyễn Văn A Sinh năm:..
Giấy chứng minh nhân dân số 00000000 cấp ngày…/…/… tại Công an thành phố …
Trú tại:
Điện thoại liên hệ:
Hiện đang là nhân viên kinh doanh thuộc phòng Kinh doanh công ty cổ phần XYZ
Tôi làm đơn này xin trình bày nội dung như sau:
Theo Điều ….. Quy chế,
Vì vậy, tôi kiến nghị Ban giám đốc xem xét, đốc thúc thực hiện các hoạt động đánh giá nhằm xem xét năng lực của nhân viên và nâng lương, thưởng đúng hạn để đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động.
Kính mong Qúy cơ quan xem xét, giải quyết.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Kí và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn kiến nghị xem xét năng lực của nhân viên
Phần kính gửi thì người làm đơn cần phải ghi cụ thể Ban Giám đốc hoặc Trưởng phòng ban quản lý về nhân sự hoặc người sử dụng lao động có thể quyền xem xét năng lực nhân viên.
Phần nội dung của đơn kiến nghị xem xét năng lực của nhân viên yêu cầu người làm đơn sẽ cung cấp đầy đủ, chính xác và rõ ràng những thông tin cá nhân cần thiết nhất như tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ thường trú, số căn cước công dân. Tiếp theo người làm đơn sẽ trình bày lý do tại sao viết đơn sao cho hợp lý nhất, chính đáng nhất để gửi lên Ban Giám đốc hoặc Trưởng phòng ban quản lý về nhân sự hoặc người sử dụng lao động. sau khi nhận được đơn kiến nghị xem xét năng lực của nhân viên thì Ban giám đốc xem xét, đốc thúc thực hiện các hoạt động đánh giá nhằm xem xét năng lực của nhân viên và nâng lương, thưởng đúng hạn để đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động.
Cuối đơn kiến nghị xem xét năng lực của nhân viên thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Kỷ luật lao động , nội quy lao động theo Bộ luật lao động 2019 :
4.1. Kỷ luật lao động:
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
– Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
– Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
– Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
– Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
Lưu ý: người sử dụng lao động Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Và khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất. Đồng thời, người lao động bị khiển trách sau 03 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức sau 03 năm kể từ ngày bị xử lý, nếu không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì đương nhiên được xóa kỷ luật.
Hình thức xử lý kỷ luật lao động bao gồm 4 hình thức:
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
3. Cách chức.
4. Sa thải.
4.2. Nội quy lao động:
Nội quy lao động được quy định như sau:
+ Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.
+ Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
– Trật tự tại nơi làm việc;
– An toàn, vệ sinh lao động;
– Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
– Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với
– Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;
-Trách nhiệm vật chất;
– Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.
+ Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
+ Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
Tuy nhiên để xây dựng và đưa nội quy vào thực hiện tại nơi làm việc thì người sử dụng lao động cần thực hiện đăng ký nội quy lao động được quy định cụ thể tại Điều 119,
“1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội dung nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.
4. Người sử dụng lao động có các chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
5. Căn cứ điều kiện cụ thể, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc đăng ký nội quy lao động theo quy định tại Điều này.”
4.3. Hồ sơ đăng ký nội quy lao động bao gồm:
+ Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;
+ Nội quy lao động;
+ Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
+ Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).