Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Đơn khởi kiện sở hữu trí tuệ sẽ là cơ sở pháp lý để Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
Mục lục bài viết
1. Đơn khởi kiện sở hữu trí tuệ là gì?
Đơn khởi kiện sở hữu trí tuệ là mẫu đơn do cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức sử dụng để yêu cầu Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền (thông thường là Tòa án) xem xét giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, khi có căn cứ cho rằng hành vi của chủ thể bị khởi kiện là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của bạn hay của các chủ thể khác.
Đơn khởi kiện sở hữu trí tuệ là văn bản ghi chép lại những thông tin về cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức làm đơn , nội dung khởi kiện, nguyên nhân, lý do viết đơn khởi kiện, những cam kết của cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức làm đơn,.. Đồng thời, đơn khởi kiện sở hữu trí tuệ sẽ là cơ sở pháp lý để Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền xem xét và giải quyết nội dung khởi kiện của người làm đơn.
2. Mẫu đơn khởi kiện sở hữu trí tuệ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Địa danh, ngày…. tháng….. năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
(Về việc yêu cầu ………. về quyền sở hữu trí tuệ)
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH…
(Hoặc chủ thể khác có thẩm quyền)
Tên tôi là: Sinh năm:…
Chứng minh nhân dân số:… do CA… cấp ngày…/…./…….
Địa chỉ thường trú:…
Nơi cư trú hiện tại:…
Số điện thoại liên hệ:…
(Nếu là tổ chức thì trình bày những thông tin sau:
Tên công ty:…
Trụ sở:…
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:… do Sở Kế hoạch và đầu tư…… cấp ngày…. tháng….. năm…….
Hotline:… Số Fax (nếu có):
Người đại diện theo pháp luật:…Sinh năm:……
Chức vụ:…
Chứng minh nhân dân số:… do CA… cấp ngày…/…./…….
Địa chỉ thường trú:…
Nơi cư trú hiện tại:…
Số điện thoại liên hệ:…
Căn cứ đại diện:…..)
Là:….. (tư cách làm đơn khởi kiện, ví dụ, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm…………..)
Kính trình bày với Quý Tòa sự việc sau:
(Phần này bạn trình bày sự kiện liên quan tới hành vi vi phạm mà bạn cho rằng xâm phạm tới quyền sở hữu trí tuệ của bạn hoặc các chủ thể có quyền cũng như cách giải quyết của các bên trước đó, ví dụ:
Trong thời gian từ ngày…/…./…… đến ngày…/…./….. giữa tôi và:
Ông/Bà…Sinh năm:…
Chứng minh nhân dân số: do CA… cấp ngày…/…./…….
Địa chỉ thường trú:
Nơi cư trú hiện tại:
Số điện thoại liên hệ:
Có hợp tác cùng nhau tạo nên tác phẩm… Theo thỏa thuận …. của chúng tôi trước đó, quyền tài sản đối với tác phẩm…………….. mà chúng tôi cùng nhau tạo nên sẽ được phân chia như sau:…
Trong thời gian từ ngày…/…./….. đến ngày…/…/…… chúng tôi vẫn tuân thủ thỏa thuận trên và không phát sinh bất kỳ tranh chấp nào.
Tuy nhiên, vào ngày…/…./….., tôi nhận được lời đề nghị mua quyền tài sản đối với tác phẩm……… trên của chúng tôi với giá là…… VNĐ (Bằng chữ:… Việt Nam Đồng) của Ông/Bà: Sinh năm….
Chứng minh nhân dân số: do CA… cấp ngày…/…./…
Địa chỉ thường trú:
Nơi cư trú hiện tại:
Số điện thoại liên hệ:
Tôi rất hài lòng với mức giá trên và có đề xuất việc này với Ông/Bà………. để xem xét chuyển nhượng quyền tài sản đối với tác phẩm………. của chúng tôi cho Ông/Bà…………
Tuy nhiên, vì lý do…………………., Ông/Bà…………. không đồng ý chuyển nhượng quyền cho Ông/Bà……….. cũng không đồng ý để tôi chuyển nhượng quyền tài sản đối với tác phẩm…….. của tôi cho Ông/Bà……………. và giữa chúng tôi xảy ra tranh chấp về……………….
Từ ngày…/…./….. đến ngày…./…./….. tôi đã tổ chức rất nhiều cuộc gặp để hòa giải mâu thuẫn trên của chúng tôi nhưng không thành.
Ngày…/…/……, tôi có đề nghị Ông/Bà………… mua lại phần quyền tài sản đối với tác phẩm………… của tôi nếu không đồng ý để tôi chuyển nhượng quyền tài sản đối với tác phẩm…………. cho Ông/Bà…………… nhưng Ông/Bà………… không chấp nhận và có các hành vi ngăn cản việc chuyển nhượng quyền tài sản đối với tác phẩm….. của tôi khiến tôi………………….. (thiệt hại mà bạn phải gánh chịu bởi hành vi này, nếu có).)
Căn cứ Điều 45
“Điều 45. Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.
3. Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.”
Tôi nhận thấy bản thân có quyền chuyển nhượng phần quyền tài sản đối với tác phẩm………….. của mình khi có nhu cầu. Việc gây khó khăn trong việc………….. của Ông/Bà………….. là hành vi không hợp pháp, và đã gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.
Căn cứ Điều 186
“Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Tôi nhận thấy bản thân có quyền khởi kiện tranh chấp trên giữa tôi và Ông/Bà…………….. tại Tòa án để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Mà căn cứ Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.
…”
Tôi làm đơn này kính đề nghị Quý Tòa xem xét sự việc trên của tôi và tiến hành giải quyết tranh chấp về ……….quyền sở hữu trí tuệ giữa tôi và Ông/Bà…………… theo đúng quy định của pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.
Tôi xin cam đoan những thông tin đã nêu trên là trung thực, đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác trên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn! Kèm theo đơn này, tôi xin gửi kèm những văn bản, tài liệu sau: …
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn khởi kiện sở hữu trí tuệ:
Phần kính gửi của đơn khởi kiện sở hữu trí tuệ thì người làm đơn sẽ ghi rõ ràng tên có Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền( Tòa án nhân dân) giải quyết những nội dung khởi kiện.
Phần nội dung của đơn khởi kiện sở hữu trí tuệ: yêu cầu người làm đơn sẽ cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết, rõ ràng những thông tin cơ bản nhất về cá nhân hoặc nhóm cá nhân, tổ chức làm đơn. Trình bày sự kiện liên quan tới hành vi vi phạm mà bạn cho rằng xâm phạm tới quyền sở hữu trí tuệ của bạn hoặc các chủ thể có quyền cũng như cách giải quyết của các bên trước đó, thiệt hại mà người làm đơn phải gánh chịu bởi hành vi này. Người làm đơn sẽ cam đoan những thông tin đã nêu trên là trung thực, đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác trên.
Cuối đơn khởi kiện sở hữu trí tuệ thì người làm đơn sẽ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.