Quyết định thu hồi đất là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực đất đai ban hành quyết định về việc thu hồi đất đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Cá nhân, tổ chức không đồng ý với quyết định có thể khởi kiện qua đơn khởi kiện quyết định thu hồi đất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn khởi kiện quyết định thu hồi đất là gì?
Mục đích của đơn khởi kiện quyết định thu hồi đất: khi cá nhân nhận được quyết định thu hồi đất nhưng không đồng ý với quyết định thu hồi, theo quy định của Luật tố tụng hành chính và
2. Mẫu đơn khởi kiện quyết định thu hồi đất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày … tháng … năm…
ĐƠN KHỞI KIỆN
(Về việc ….…. Quyết định thu hồi đất……….)
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN (huyện, thị xã) (1)……….. – THÀNH PHỐ………
(Hoặc chủ thể khác có thẩm quyền)
Tên tôi là:……. Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân số:…… do CA…… cấp ngày…/…./…….
Địa chỉ thường trú:………
Nơi cư trú hiện tại:………
Số điện thoại liên hệ:……
(Cùng:
Ông/Bà:…. Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân số:…… do CA… cấp ngày…/…./…….
Địa chỉ thường trú:……
Nơi cư trú hiện tại:……
Số điện thoại liên hệ:…..)
Là:…… (tư cách làm đơn khởi kiện, chủ sử dụng đất bị thu hồi theo Quyết định thu hồi đất số……. ngày…/…./….. của……/ Người có đơn khiến nại được giải quyết theo Quyết định giải quyết khiếu nại….)
Kính trình bày với Quý Tòa sự việc sau: (3)
……
(Phần này bạn trình bày sự kiện liên quan tới quá trình ban hành, áp dụng thực hiện Quyết định thu hồi đất mà bạn cho là có vi phạm, kết quả giải quyết của các bên trước đó nếu có, ví dụ:
Vào ngày…/…./…… tôi được Sở Tài nguyên và môi trường….. cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số… ghi nhận quyền sở hữu quyền sử dụng mảnh đất tại…… rộng……. mét vuông, lô số…./…. của tôi trong thời gian từ…… đến…
Trong quá trình sử dụng tôi luôn tuân thủ và thực hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai và các quy định có liên quan, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của bản thân đối với nhà nước.
Tuy nhiên, ngày…/…./……, tôi nhận được Quyết định thu hồi đất số……. của….. yêu cầu/đề nghị/….. thực hiện….. để ….. tổ chức thu hồi mảnh đất số…… đã được cấp Giấy chứng nhận cho tôi vào ngày…/…/….. vì lý do……
Do không đồng ý với lý do trên, ngày…/…./….. tôi có làm đơn khiếu nại Quyết định thu hồi đất trên của…. và gửi tới…… yêu cầu…… theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.
Ngày…./…./……, tôi nhận được thông báo của …… về kết quả giải quyết đơn khiếu nại trên của tôi. Kết quả cụ thể như sau:……
Tôi không đồng ý với kết quả này do….. (trình bày lý do khiến bạn nhận định kết quả giải quyết trên là không hợp lý/…)
Căn cứ Điều 30 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định:
“Điều 30. Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1.Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:
a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật
b) Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;
c) Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
3. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
4. Khiếu kiện danh sách cử tri.”
Tôi nhận thấy
Do vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị Quý Tòa xem xét sự việc mà tôi đã trình bày trên đây và tiến hành giải quyết khiếu kiện trên của tôi theo đúng quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.
Tôi xin cam đoan những thông tin đã nêu trên là trung thực, đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác trên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Kèm theo đơn này, tôi xin gửi kèm những văn bản, tài liệu sau: …….
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Tòa án quận huyện nơi có quyết định thu hồi đất;
(2) Thông tin của người viết đơn: họ và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, nơi cư trú hiện nay
(3) Nội dung khởi kiện: nêu rõ lý do khởi kiện quyết định thu hồi đất.
4. Những quy định về thu hồi đất và thẩm quyền giải quyết khiếu kiện:
4.1. Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất trong trường hợp nào:
Được quy định tại Điều 16
– Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
+Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
+ Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
+ Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
– Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
4.2. Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
Được quy định tại Điều 30 Luật tố tụng hành chính 2015
– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:
+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;
+ Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;
+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
– Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
– Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
– Khiếu kiện danh sách cử tri.
4.3. Thời hiệu khởi kiện:
Được quy định tại Điều 116 Luật tố tụng hành chính 2015
– Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
– Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau:
+ 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
+ Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
– Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:
+ 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
+ 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.
– Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.
– Các quy định của Bộ luật dân sự về cách xác định thời hạn, thời hiệu được áp dụng trong tố tụng hành chính.
4.4. Thủ tục khởi kiện:
Được quy định tại Điều 117 Luật tố tụng hành chính 2015
-. Khi khởi kiện vụ án hành chính thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải làm đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 118 của Luật này.
– Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của cá nhân; ở phần cuối đơn cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ.
– Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.
– Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này là người không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
– Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của