Quyết định hay bản án có hiệu lực của Tòa án có thẩm quyền giải quyết nhưng trong trường hợp các đương sự của nếu không đồng ý với một phần hay bán án có hiệu lực đó thì có thể viết đơn kháng cáo gửi cho Tòa án để được xem xét giải quyết quyết yêu cầu.
Mục lục bài viết
1. Đơn kháng cáo vụ án tranh chấp hợp đồng lao động là gì?
Đơn kháng cáo vụ án tranh hợp đồng lao động là mẫu đơn do các chủ thể tham gia vào vụ án tranh chấp hợp đồng lao động gửi cho cơ quan Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Tranh chấp hợp đồng lao động là nảy sinh những mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khi có những vấn đề và không đạt được thỏa thuận về quyền lợi và trách nhiệm thì bạn có thể nhờ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động nhanh chóng hiệu quả.
Đơn kháng cáo vụ án tranh chấp hợp đồng lao động là văn bản ghi chép lại những thông tin của các đương sự và yêu cầu kháng cáo một phần và toàn bộ quyết định, bản án có hiệu lực của Tòa án có thẩm quyền tranh chấp hợp đồng lao động. Ngoài ra đơn kháng cáo tranh chấp hợp đồng lao động còn là căn cứ để Cơ quan Tòa án có thẩm quyền xem xét và giải quyết những yêu cầu của các đương sự tham gia vụ án tranh chấp hợp đồng lao động.
2. Mẫu đơn kháng cáo vụ án tranh chấp hợp đồng lao động:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày….. tháng …… năm……
ĐƠN KHÁNG CÁO VỤ ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Kính gửi: Tòa án nhân dân (1) ……..
Người kháng cáo: (2) …………..
Địa chỉ: (3) ……
Số điện thoại:……/Fax:…
Địa chỉ thư điện tử………(nếu có)
Là:(4)……
Kháng cáo: (5)……..
Lý do của việc kháng cáo:(6)….
Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây:(7)…..
Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có:(8)…..
1. Hợp đồng lao động( hợp đòng tranh chấp)
2…
3…
NGƯỜI KHÁNG CÁO(9)
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn kháng cáo vụ án tranh chấp hợp đồng lao động:
(1) Người kháng cáo ghi rõ tên Tòa án có thẩm quyền đã xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng lao động. Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Y, tỉnh ĐN). Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội). Cần ghi địa chỉ cụ thể của Tòa án (nếu đơn kháng cáo được gửi qua bưu điện).
(2) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó. Còn trong trường hợp người kháng cáo ủy quyền cho người khác thì ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo. Nếu người kháng cáo là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó (ghi như đơn kháng cáo) và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác kháng cáo thì ghi họ tên của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền.
(3) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Địa chỉ: trú tại thôn B, xã C, huyện H, tỉnh T). Nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Địa chỉ: có trụ sở tại số 20 phố NP, quận Đ, thành phố H).
(4) Người kháng cáo ghi rõ tư cách tham gia tố tụng của người kháng cáo (ví dụ: là nguyên đơn (bị đơn) trong vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản; là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn Trần Văn Nam trú tại nhà số 34 phố X, quận H, thành phố Y theo uỷ quyền ngày…tháng…năm…; là người đại diện theo uỷ quyền của Công ty XNK A do ông Nguyễn Văn Nam – Tổng Giám đốc đại diện theo giấy uỷ quyền ngày…tháng…năm…).
(5) Người thực hiện quyền kháng cáo ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó.
(6) Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo tranh chấp hợp đồng lao động.
(7) Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.
(8) Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp và đánh số thứ tự các tài liệu nộp kèm theo đơn kháng cáo vụ án tranh chấp hợp đồng lao động.
(9) Cuối đơn nếu người kháng cáo là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người kháng cáo đó; nếu là cơ quan, tổ chức kháng cáo thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
4. Hợp đồng lao động là gì?
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động quy định quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ cùng các chế độ khi thực hiện hợp đồng giữa hai bên. Trong thực tiễn, quá trình ký kết cũng như trong quá trình thực hiện hợp đồng luôn nảy sinh những vấn đề rắc rối do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho việc ký kết, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng gặp trở ngại thì các bên cần phải thông báo kịp thời cho nhau để tìm cách giải quyết.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động bao gồm:
– Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động.
– Bảo đảm thực hiện hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
– Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
– Khi giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.
– Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động phải tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.
Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 33,
“1. Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.
2.Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
3.Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
4. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài.”
Và quyền kháng cáo đối với quyết định hoặc bản án có hiệu lực của Tòa án có thẩm quyền là một quyền quan trọng được quy định của Pháp luật. Các đương sự sẽ thực hiện thủ tục kháng cáo với thời hạn được quy định tại Điều 273, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.
3. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.
Sau khi nhận được đơn kháng cáo của các đương sự thì Tòa án cấp có thẩm quyền phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định tại Điều 272 của
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.