Chế độ trợ cấp người cao tuổi là một trong những chính sách xã hội được Đảng và Nhà nước chú trọng quan tâm. Dưới đây là bài phân tích về mẫu đơn đề nghị xin hưởng chế độ người cao tuổi mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Đối tượng được hưởng trợ cấp người cao tuổi:
Theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, các đối tượng được hưởng trợ cấp người cao tuổi bao gồm:
+ Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Tức người cao tuổi thuộc hộ nghèo mà không có người phụng dưỡng thì sẽ được hưởng trợ cấp xã hội.
+ Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở đối tượng trên đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn. Ở đây, người cao tuổi nằm trong khoảng từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi có người phụng dưỡng nhưng đang số ở địa bàn khó khăn thì cũng được hưởng trợ cấp xã hội.
+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện không có người phụng dưỡng nhưng không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng thì sẽ được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật.
+ Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng cũng là đối tượng được hưởng trợ cấp người cao tuổi.
2. Quy định về chính sách hưởng trợ cấp người cao tuổi ra sao?
+ Người cao tuổi được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP;
+ Người cao tuổi được hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế.
Như vậy, theo quy định tại điều luật này, người cao tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế bao gồm người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.
– Nhà nước còn đưa ra quy định về các đối tượng người cao tuổi thuộc đối tượng bảo trợ xã hội sẽ được trợ cấp xã hội hàng tháng và mức hưởng cụ thể theo từng nhóm điều kiện nhất định. Cụ thể:
+ Người cao tuổi thuộc hộ nghèo; không có người có người thân phụng dưỡng hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; từ 60 – 80 tuổi được hệ số 1,5, tương đương 540.000.đồng/tháng.
+ Người cao tuổi thuộc hộ nghèo; không có người thân phụng dưỡng hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; đủ 80 tuổi trở lên được hưởng hệ số 2,0, tương đương 720.000 đồng/tháng.
+ Người cao tuổi từ đủ 75 – 80 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; không thuộc các trường hợp 02 trường hợp nêu trên sống ở xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn được hưởng hệ số 1,0 tương đương 360.000 đồng/tháng..;
+ Người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên; không thuộc các trường hợp nêu trên; không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng được hưởng hệ số 1,0, tương đương 360.000 đồng/tháng.
+ Người cao tuổi thuộc hộ nghèo; không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng; không có điều kiện sống ở cộng đồng; đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng được hưởng hệ số 3,0, tương đương 1.080.000 đồng/tháng.
– Ngoài ra, người cao tuổi còn được hưởng một số chính sách khác theo quy định của Nhà nước như sau:
+ Người cao tuổi được hưởng chính sách ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh.
+ Người cao tuổi được hưởng chính sách chúc thọ, tặng quà.
+ Người cao tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ tổ chức tang lễ và mai táng.
Như vậy, khi đảm bảo những điều kiện nhất định theo quy định của Luật, người cao tuổi sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ nêu trên. Các chính sách hỗ trợ mà Nhà nước đưa ra dựa trên thực tiễn tìm hiểu thực tiễn, để suy xét xét với từng trường hợp cụ thể nào sẽ cần nhận được sự hỗ trợ từ cơ quan Nhà nước.
3. Mẫu đơn đề nghị xin hưởng chế độ người cao tuổi mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc
…….., ngày……tháng……năm…….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HƯỞNG TRỢ CẤP XÃ HỘI
Kính gửi: | – Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn)………. – Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố)………. Tỉnh, thành phố……….. |
Tên tôi là: ……….Nam, nữ:……….
Sinh ngày………tháng……….năm……….
Quê quán:…………..
Hiện có hộ khẩu thường trú tại:…………..
Xã (phường, thị trấn):……….Huyện (quận, thị xã, TP):………..
Tỉnh:………
Nêu hoàn cảnh cá nhân, gia đình, dạng đối tượng……….
Vậy tôi làm đơn này đề nghị………….
Xác nhận của Trưởng thôn xác nhận trường hợp ông (bà)…..nêu trên là đúng đề nghị UBND xã, huyện xem xét (Ký, ghi rõ họ tên) | Người viết đơn (Ký, ghi rõ họ tên) Xác nhận và đề nghị của UBND cấp xã
|
Căn cứ hồ sơ và kết quả niêm yết công khai tại Trụ sở UBND xã và thông báo trên các phương tiện thông tin của xã từ ngày…. tháng….năm 20.. đến ngày… tháng…. năm 20…… Đề nghị Chủ tịch UBND huyện xem xét, quyết định.
TM.UBND XÃ |
4. Thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng:
Khoản 1 Điều 8
– Bước 1: Nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp xã hội.
Hồ sơ xin hưởng trợ cấp xã hội phải đảm bảo đầy đủ các tài liệu, giấy tờ sau đây:
+ Tờ khai của đối tượng theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
+ Bản sao sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn.
+ Bản sao giấy khai sinh đối với trường hợp trẻ em.
+ Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV.
+ Bản sao giấy khai sinh của con của người đơn thân đối với trường hợp người đơn thân nghèo đang nuôi con.
+ Sơ yếu lý lịch của người nhận chăm sóc người cao tuổi có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Chủ thể có yêu cầu xin hưởng trợ cấp xã hội sẽ chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ, tài liệu nêu trên rồi gửi lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Bước 2: Thụ lý và xét duyệt hồ sơ.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội thực hiện xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 07 ngày, trừ những thông tin liên quan đến HIV của đối tượng.
Khi hết thời gian niêm yết, nếu không có khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt bổ sung biên bản họp kết luận của Hội đồng xét duyệt vào hồ sơ của đối tượng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Hội đồng xét duyệt kết luận và công khai về vấn đề khiếu nại, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Bước 3: Nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp xã hội lên Phòng lao động- Thương binh và xã hội.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản kết luận của Hội đồng xét duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản (kèm theo hồ sơ của đối tượng) gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về quyết định trợ cấp xã hội cho đối tượng trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trong trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
– Bước 4: Đưa ra quyết định xét duyệt.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế