Khi có sự thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở khám chữa bệnh phải viết đơn và nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được phê duyệt.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn mẫu đơn đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh:
- 4 4. Các vấn đề pháp lý về thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh:
1. Đơn đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh là gì?
Đơn đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh là văn bản do cơ sở khám chữa bệnh gửi tới cơ quan có thẩm quyền nhằm yêu cầu điều chỉnh Giấy phép hoạt động vì thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật (CMKT) của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Đơn đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh dùng để làm căn cứ chứng minh tính tuân thủ pháp luật của cơ sở khám chữa bệnh, là cơ sở để cơ quan nắm bắt tình hình hoạt động, cơ cấu tổ chức của cơ sở và đưa ra quyết định điều chỉnh giấy phép hoạt động.
2. Mẫu đơn đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
……1…….., ngày…. tháng… năm …..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Kính gửi: ……2………..
Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: …
Địa điểm: ……3……….
Điện thoại: …….. Email (nếu có): ..
Đề nghị điều chỉnh Giấy phép hoạt động vì thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật (CMKT) của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Hồ sơ bao gồm: 4
1. Quyết định bãi nhiệm người chịu trách nhiệm CMKT trước đây
2.
3. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm CMKT mới
4.
5. Giấy xác nhận quá trình thực hành hoặc tài liệu chứng minh quá trình thực hành của người chịu trách nhiệm CMKT mới
6. Bản gốc Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp
GIÁM ĐỐC
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu đơn đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh:
(1) Địa danh.
(2) Cơ quan cấp giấy phép hoạt động.
(3) Địa chỉ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(4) Đánh dấu X vào ô vuông tương ứng với những giấy tờ có trong hồ sơ.
4. Các vấn đề pháp lý về thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là người có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh, hành nghề cơ hữu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà mình phụ trách và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Căn cứ Nghị định 109/2016/NĐ-CP Nghị định quy định cấp chứng chủ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định các nội dung sau:
4.1. Nguyên tắc đăng ký hành nghề:
Theo Điều 12 Nghị định này quy định nội dung như sau
Người hành nghề chỉ được làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài giờ.
Người hành nghề đã đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký hành nghề ngoài giờ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà bệnh viện đăng ký hoạt động;
– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện phải được thể hiện bằng văn bản;
– Là người hành nghề cơ hữu tại bệnh viện.
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà phòng khám đa khoa đăng ký;
– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải được thể hiện bằng văn bản;
– Là người hành nghề cơ hữu tại phòng khám đa khoa.
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký.
– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó.
Ngoài ra, riêng đối với các phòng khám chuyên khoa dưới đây, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng các điều kiện như sau:
+ Phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng: Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng;
+ Phòng khám, điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy: Là bác sỹ chuyên khoa tâm thần, bác sỹ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa tâm thần hoặc bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền có chứng chỉ đào tạo về hỗ trợ cai nghiện ma túy bằng phương pháp y học cổ truyền;
+ Phòng khám, điều trị HIV/AIDS: Là bác sỹ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc bác sỹ đa khoa và có giấy chứng nhận đã đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS;
+ Phòng khám dinh dưỡng: Là bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng;
+ Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ;
+ Phòng khám chuyên khoa nam học: Là bác sỹ chuyên khoa nam học hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa nam học.
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng chẩn trị y học cổ truyền phải là bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc là người có giấy chứng nhận là lương y do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền và phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền.
– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 54 tháng đối với bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;
– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 48 tháng đối với y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;
– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 36 tháng đối với lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;
– Là người hành nghề cơ hữu tại phòng chẩn trị y học cổ truyền.
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng X-Quang phải là bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc cử nhân X-Quang trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ hành nghề và có thời gian trực tiếp làm chuyên khoa X-Quang ít nhất là 54 tháng. Cử nhân X-Quang (trình độ đại học) được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán nhưng không được kết luận chẩn đoán; là người hành nghề cơ hữu tại phòng X-Quang.
4.2. Hồ sơ đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
– Đơn đề nghị theo Mẫu 07 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này;
– Quyết định bãi nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở trước đây;
–
– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người được bổ nhiệm chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
–
– Giấy xác nhận quá trình đã hành nghề 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 10 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này;
– Bản gốc Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp.
4.3. Thủ tục thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế:
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Cá nhân, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp gửi qua đường bưu điện, nộp tại Trung tâm hành chính công tỉnh hoặc nộp trực tuyến qua mạng.
Bước 2. Cán bộ trung tâm hành chính công tỉnh kiểm tra hồ sơ, tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả.
Bước 3: Thẩm định, phê duyệt:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản
Sau 60 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu mà cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động không bổ sung, sửa đổi, hoặc bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đạt yêu cầu thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động.
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ
Trong thời gian 45 ngày đối với bệnh viện; 30 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh chữa bệnh khác kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, Đoàn thẩm định của Sở Y tế tiến hành thẩm định tại cơ sở, trình lãnh đạo Sở Y tế quyết định phê duyệt; Nếu không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 4. Trả kết quả tại Trung tâm hành chính công tỉnh hoặc qua dịch vụ bưu chính.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Y tế