Trường hợp người lao động thất nghiệp sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo Luật việc làm 2013. Người lao động thất nghiệp sẽ phải viết đơn xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp là văn bản của người lao động thất nghiệp thuộc diện được hưởng bảo hiểm gửi đến trung tâm dịch vụ việc làm với nội dung đề nghị được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, đi kèm đơn sẽ có các giấy tờ kèm theo theo quy định của Luật việc làm.
Mục đích của mẫu đơn: Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc của Nhà nước nhằm mục tiêu chính sách xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận, hỗ trợ cho người lao động khi không may thất nghiệp, giải quyết khó khăn cho người lao động. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp được gửi cho trung tâm dịch vụ việc làm nhằm mục đích đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định cho người viết đơn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
2. Mẫu đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–***——-
ĐỀ NGHỊ HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Kính gửi: Trung tâm dịch vụ việc làm…….
Tên tôi là:…….Sinh ngày:………Nam, Nữ:…………
Số CMTND/Số định danh cá nhân:………
Số sổ BHXH:……….
Số điện thoại:………Địa chỉ email: (nếu có)…….
Số tài khoản:(ATM nếu có)……….. Tại ngân hàng:……
Trình độ đào tạo:………
Ngành nghề đào tạo:……….
Ngày…….., tôi đã chấm dứt
Lý do chấm dứt
Loại hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc:…….
Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp …………tháng.
Nơi đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp (BHXH quận/huyện hoặc qua thẻ ATM):…….
Kèm theo Đề nghị này là (1)……………và Sổ bảo hiểm xã hội của tôi. Đề nghị quý Trung tâm xem xét, giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho tôi theo đúng quy định.
Tôi cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
…….., ngày … tháng … năm ….
Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp:
(1) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc;
4. Quy định về quỹ bảo hiểm thất nghiệp:
Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp:
– Các khoản đóng và hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm.
– Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
– Nguồn thu hợp pháp khác, bao gồm: Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định; Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Phương thức đóng và nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động
– Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
– Nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm của người sử dụng lao động như sau:
Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên thì ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên thì ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp cho số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phần bảo hiểm thất nghiệp phải đóng còn lại, người sử dụng lao động tự bảo đảm theo quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản này.
Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.
Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức khác thì khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.
Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
– Ngân sách nhà nước hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo nguyên tắc bảo đảm duy trì số dư quỹ hằng năm bằng 02 lần tổng các khoản chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề nhưng mức hỗ trợ tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
– Phương thức chuyển kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp:
Vào quý IV hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ dự toán thu, chi bảo hiểm thất nghiệp được cấp có thẩm quyền giao trong năm để xác định số kinh phí hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước theo mức quy định tại Khoản 1 Điều này, gửi Bộ Tài chính để chuyển một lần vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm trước của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã được Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua, Bộ Tài chính thực hiện thẩm định, xác định số kinh phí hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm trước. Trường hợp số kinh phí Bộ Tài chính đã cấp theo quy định tại Điểm a Khoản này lớn hơn số phải hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm nộp trả ngân sách nhà nước phần chênh lệch; trường hợp số đã cấp nhỏ hơn số phải hỗ trợ, Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp hỗ trợ bổ sung vào năm sau.
– Nguồn kinh phí hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều này do ngân sách trung ương bảo đảm từ nguồn chi đảm bảo xã hội đã được Quốc hội quyết định.
Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp
– Nội dung và mức chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của
– Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp hằng năm được phân bổ và giao dự toán như sau:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp;
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các nhiệm vụ liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp;
Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ thu bảo hiểm thất nghiệp.
5. Tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp:
Tham gia bảo hiểm thất nghiệp
– Hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp là hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó bao gồm nội dung cụ thể về tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
– Người sử dụng lao động lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc của người lao động có hiệu lực.
Trường hợp người lao động đã giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 và đang thực hiện hợp đồng lao động này thì người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho những người lao động này nếu thời hạn kết thúc hợp đồng còn ít nhất 03 tháng trở lên.
Trường hợp người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm và đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết có hiệu lực đầu tiên mà khi chấm dứt hoặc thay đổi hợp đồng dẫn đến người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động giao kết có hiệu lực kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng
6. Hồ sơ và thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Căn cứ Luật Việc làm và
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu do Bộ LĐTBXH quy định);
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn; quyết định thôi việc hoặc
– Sổ BHXH
– 2 ảnh 3 x 4
– CMTND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photto nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu
Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
– Bước 1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ cho Trung tâm Giới thiệu việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
– Bước 2. Thời hạn giải quyết hồ sơ:
+ Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
+ Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, trung tâm giới thiệu việc làm ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho người lao động.
+ Trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm giới thiệu việc làm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.
– Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp
+ Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho người lao động kèm theo thẻ BHYT.
+ Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.