Các nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận và phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý thông tin về nạn nhân do phía nước ngoài cung cấp và người đó cần phải làm đơn đề nghị hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng là gì?
Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng là mẫu đơn do cá nhân lập ra gửi đến cơ quan có thẩm quyền để đề nghị hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng sau khi bị buôn bán từ người nước ngoài trở về, hỗ trợ về tâm lý, hỗ trợ về thủ tục pháp lý, hỗ trợ về văn hóa học nghề,….
Pháp luật đã quy định những hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng đối với người được hỗ trợ bao gồm:
– Thứ nhất, hỗ trợ về tâm lý : đây là việc các cơ quan chức năng khi thực hiện công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân cần có các biện pháp nhằm giúp nạn nhân ổn định về tâm lý ngay từ khi tiếp nhận và trong suốt quá trình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.
– Thứ hai, hỗ trợ về thủ tục pháp lý: đối với quy định này thì nạn nhân trở về nơi cư trú được xem xét cấp lại hộ khẩu, chứng minh nhân dân. Trẻ em là con của nạn nhân đi cùng mẹ nếu chưa có giấy khai sinh thì được làm thủ tục khai sinh theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Thứ ba, hỗ trợ học văn hóa, học nghề: đây là việc hỗ trợ về giáo dục, phổ cập kiến thức cho người được hỗ trợ, theo đó, nạn nhân là trẻ em nếu tiếp tục đi học thì được hỗ trợ tiền mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập trong năm học đầu tiên. Trong trường hợp nạn nhân khi trở về địa phương thì được xem xét, hỗ trợ học nghề. Việc tổ chức dạy nghề do hệ thống các Trung tâm Dạy nghề tại địa phương thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Thứ tư, trợ cấp khó khăn ban đầu và hỗ trợ vay vốn : đây là một quy định nhằm giải toả, tháo gỡ những khó khăn ban đầu cho người được tái hoà nhập khi trở về hoà nhập với cộng đồng. Theo đó, nạn nhân khi trở về nếu thuộc hộ nghèo hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn thì được hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu và trong trường hợp nạn nhân nếu có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh thì được xem xét tạo điều kiện vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo theo quy định của pháp luật. Đây là những chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với những nạn nhân được tái hoà nhập cộng đồng nhằm tạo cho họ điều kiện, cơ hội để họ được trở lại với cộng đồng.
Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng là mẫu đơn được dùng để đề nghị hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng, là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền quyết định hỗ trợ cá nhân tái hòa nhập cộng đồng. Mẫu đơn nêu rõ thông tin về người đề nghị.
2. Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ tài hòa nhập cộng đồng:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…., ngày…tháng…năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG
Kính gửi: UBND xã…….(1)
Họ và tên:…………..Giới tính: ……….. Dân tộc: ……….(2)
Sinh ngày:………tháng……… năm……….. Tại:……..(3)
Quốc tịch: ………… Nơi thường trú trước khi rời Việt Nam (ghi rõ số nhà, đường phố, phường, quận, thành phố hoặc thôn, xóm, xã, huyện, tỉnh): ……….(4)
Thời gian rời Việt Nam:…/…/…….. Phương tiện: ……… Cửa khẩu: ………..(5)
1. Đối với nạn nhân qua tiếp nhận chính thức:
Đơn vị tiếp nhận: ……(6)
Cơ sở tiếp nhận: ……(7)
Thời gian tiếp nhận: ……/…../. Cửa khẩu: ….(8)
2. Đối với nạn nhân tự trở về địa phương không qua tiếp nhận:
Trở về từ: ……………Thời gian trở về đến nơi thường trú: ……../…../………. (9)
Đi qua cửa khẩu hoặc tỉnh/huyện/xã biên giới nào: ……..(10)
Trở về bằng phương tiện gì: ……..(11)
Để giải quyết khó khăn trước mắt trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng, đề nghị các cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết cho tôi được hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định./.
XÁC NHẬN CỦA. NGƯỜI VIẾT ĐƠN
Trưởng thôn, bản hoặc tổ dân phố. Ký, ghi rõ họ và tên)
XÁC NHẬN CỦA
UBND xã………………..
XÁC NHẬN CỦA.
Phòng LĐTBXH huyện ……………..
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền nơi tiếp nhận đơn
(2): Điền họ tên, giới tính, dân tộc của người đề nghị
(3): Điền ngày sinh, nơi sinh của người đề nghị
(4): Điền quốc tịch, nơi thường trú của người đề nghị trước khi rời Việt Nam
(5): Điền thời gian rời Việt Nam, phương tiện, cửa khẩu
(6): Điền đơn vị tiếp nhận
(7): Điền cơ sở tiếp nhận
(8): Điền thời gian tiếp nhận
(9): Điền thời gian trở về đến nơi thường trú
(10):Điền cửa khẩu đi qua
(11): Điền phương tiện trở về.
4. Quy định về chế độ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng:
– Cơ sở pháp lý: Quyết định 17/2007/QĐ- TTg
– Nạn nhân lưu trú tại cơ sở tiếp nhận nạn nhân và cơ sở hỗ trợ nạn nhân phải chịu sự quản lý, tuân thủ nội quy của cơ sở và các quy định của pháp luật có liên quan.
* Chế độ trợ cấp: theo đó, pháp luật quy định về những chế độ trợ cấp đối với những người được trợ cấp tái hoà nhập cộng đồng như sau: trước hết, nạn nhân sau khi tiếp nhận được cấp một lần quần áo, chăn màn, vật dụng cá nhân cần thiết. Về định mức ăn hàng tháng thì định mức ăn hàng tháng của nạn nhân tại cơ sở tiếp nhận nạn nhân và cơ sở hỗ trợ nạn nhân được áp dụng như đối tượng tại các cơ sở xã hội do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý. Khi trở về địa phương thì nạn nhân được hỗ trợ tiền tàu xe, trợ cấp tiền ăn trong thời gian đi đường, được hưởng các chính sách hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật.
* Chế độ hỗ trợ y tế : đây là một quy định vô cùng hợp lý và mang tính nhân văn của nhà nước, theo đó đối với nạn nhân phải điều trị để phục hồi sức khoẻ thì được xem xét hỗ trợ chi phí khám bệnh, tiền thuốc chữa trị. Về chi phí điều trị thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chi trả từ nguồn ngân sách hỗ trợ nạn nhân theo quy định về mức thu một phần viện phí tại các cơ sở y tế công lập.
* Thủ tục tiếp nhận
– Bước 1: Xác minh kết quả
– Bước 2: Xử lý kết quả ( tiếp nhận hoặc từ chối tiếp nhận) : Trong thời hạn 02 ngày, kể từ khi nhận được kết quả xác minh, Bộ công an (hoặc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Bộ Công an uỷ quyền), Bộ đội Biên phòng tỉnh phải
– Bước 3: Trả kết quả: Sau khi tiếp nhận nạn nhân trở về, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm tiến hành các thủ tục làm rõ nhân thân, lai lịch, lý do bị mua bán; lập hồ sơ cá nhân của từng nạn nhân để quản lý, thống kê, theo dõi.
– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận về nước cho nạn nhân để sử dụng đi đường và về địa phương làm thủ tục đăng ký lại hộ khẩu thường trú là Bộ Công an (hoặc Công an tỉnh biên giới được Bộ Công an ủy quyền) có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
* Hỗ trợ sau khi tiếp nhận ( Điều 9 Quyết định 17/2007/QĐ- TTg)
Trong thời hạn tối đa 03 ngày, kể từ ngày tiếp nhận nạn nhân, cơ quan tiếp nhận phải tiến hành giải quyết việc hỗ trợ nạn nhân như sau:
– Nạn nhân có nguyện vọng trở về gia đình thì thông báo cho gia đình, chính quyền (qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) nơi người đó cư trú và hỗ trợ tiền tàu xe, tiền ăn đường để họ tự trở về.
– Nạn nhân cần chăm sóc về sức khỏe, tâm lý trước khi tái hòa nhập cộng đồng, nạn nhân là trẻ em thì cơ quan tiếp nhận bàn giao cho cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận để tiếp tục chăm sóc tại các cơ sở hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho nạn nhân (sau đây gọi tắt là cơ sở hỗ trợ nạn nhân).
– Riêng đối với nạn nhân là trẻ em, cơ sở hỗ trợ nạn nhân có trách nhiệm thông báo cho thân nhân nhận hoặc bố trí người đưa về nơi thân nhân cư trú; trường hợp trẻ em mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa thì phối hợp với các cơ quan liên quan làm thủ tục chuyển sang cơ sở bảo trợ xã hội quản lý, nuôi dưỡng.
Như vậy, đối với những đối tượng có đầy đủ những điều kiện để được hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng thì họ sẽ được hưởng những chế độ, những hỗ trợ về tâm lý, giáo dục, văn hoá, học nghề, trợ cấp khó khăn…để từ đó người được hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng có cơ hội được hoà nhập với cộng đồng, được trở về với cuộc sống thực tại và được hưởng đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật.