Các công ty hoa tiêu khi muốn dẫn tàu hoa tiêu thì phải làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền để đề nghị xác định giao tuyến dẫn tàu hoa tiêu. Bài viết hướng dẫn bạn soạn thảo mẫu đơn này và cung cấp một số thông tin liên quan.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị giao tuyến dẫn tàu hoa tiêu hàng hải là gì?
Hoa tiêu hàng hải là dịch vụ dẫn tàu vận tải khi tàu ra vào cảng hoặc đang di chuyển trong vùng nước của cảng hay hành trình trong vùng nước có độ phức tạp nhằm đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền viên và hàng hóa. Hiện nay có các loại hoa tiêu hàng hải như sau:
– Hoa tiêu trên biển (sea pilot): dẫn tàu vận tải trong các vùng biển ven bờ nằm trong lãnh hải của quốc gia ven biển nơi điều kiện hàng hải phức tạp.
– Hoa tiêu trong cảng (harbor port): dẫn tàu trong vùng nước cảng biển bao gồm 2 bước là:
+ Dẫn tàu trên luồng (pilot station).
+ Điều động tàu rời, cập cầu: cung cấp dịch vụ tư vấn và dẫn tàu trong vùng nước cảng hoặc khu vực hàng hải nhất định.
Tuyến dẫn tàu là tuyến hành trình của tàu thuyền do hoa tiêu dẫn từ vùng đón trả hoa tiêu vào cầu cảng, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng – sửa chữa tàu biển (sau đây gọi tắt là bến cảng) của một cảng biển hoặc cảng dầu khí ngoài khơi thuộc vùng hoa tiêu bắt buộc.
Đơn đề nghị giao tuyến dẫn tàu hoa tiêu hàng hải là văn bản do công ty hoa tiêu lập ra và được gửi đến cơ quan có thẩm quyền để đề nghị cơ quan này xem xét và quyết định giao tuyến dẫn tàu hoa tiêu hàng hải.
Đơn đề nghị giao tuyến dẫn tàu hoa tiêu hàng hải được lập ra để đề nghị cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Cục hàng hải Việt Nam, xem xét những điều kiện và quyết định giao tuyến dẫn tàu hoa tiêu hàng hải cho công ty hoa tiêu.
2. Mẫu đơn đề nghị giao tuyến dẫn tàu hoa tiêu hàng hải:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………, ngày…. tháng…. năm ….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
“Giao tuyến dẫn tàu hoa tiêu hàng hải”
Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam.
Tên công ty:…………
Người đại diện theo pháp luật:….
Mã số đăng ký kinh doanh:
Địa chỉ:………… Số điện thoại liên hệ:……
Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam giao tuyến dẫn tàu hoa tiêu hàng hải dưới đây cho công ty………..:
Văn bản kèm theo:….
Kính đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, quyết định./.
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị giao tuyến dẫn tàu hoa tiêu hàng hải:
– Điền đầy đủ thông tin liên quan đến công ty hoa tiêu như tên công ty, người đại diện, mã số đăng ký kinh doanh, địa chỉ công ty, số điện thoại liên hệ như mẫu.
– Người làm đơn cần điền đầy đủ và cụ thể đối với tuyến dẫn tàu và vùng hoa tiêu bắt buộc mà tuyến dẫn tàu trực thuộc cần đề nghị quyết định giao tuyến.
– Văn bản kèm theo mà bạn cần cung cấp bao gồm:
+ Danh sách hoa tiêu các hạng (kèm theo bản sao Giấy chứng nhận khả năng hoa tiêu hàng hải và bản sao Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải của từng hoa tiêu).
+ Bản kê khai phương tiện đưa, đón hoa tiêu (kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký của phương tiện đó).
4. Thủ tục đề nghị giao tuyến dẫn tàu hoa tiêu hàng hải:
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC
Công ty hoa tiêu gửi hồ sơ đề nghị giao tuyến dẫn tàu đến Cục Hàng hải Việt Nam.
Thành phần hồ sơ:
– Văn bản đề nghị theo mẫu;
– Danh sách hoa tiêu kèm theo bản sao Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và bản sao Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải của từng hoa tiêu;
– Bản kê khai phương tiện đưa, đón hoa tiêu kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký của phương tiện đó.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Bước 2: Giải quyết TTHC
– Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn công ty hoa tiêu hoàn thiện lại hồ sơ;
– Trường hợp nhận qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản gửi công ty hoa tiêu nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam xem xét thẩm định hồ sơ và xin ý kiến chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải có văn bản trả lời; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản trả lời cho công ty hoa tiêu;
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam quyết định giao tuyến dẫn tàu cho công ty hoa tiêu.
Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác.
Thời hạn giải quyết:
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam xem xét thẩm định hồ sơ và xin ý kiến chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải có văn bản trả lời;
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam quyết định giao tuyến dẫn tàu cho công ty hoa tiêu.
Cơ quan thực hiện TTHC:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Giao thông vận tải;
– Cơ quan có thẩm quyền được phân cấp: Không có;
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hàng hải Việt Nam;
– Cơ quan phối hợp: Không có.
5. Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc:
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 43/2018/TT-BGTVT quy định về vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc như sau:
1. Vùng 1: Vùng hoa tiêu hoa hàng hải bắt buộc từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Nam Định:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng – sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và thành phố Hải Phòng.
2. Vùng 2: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc từ tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Quảng Trị:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng – sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị.
3. Vùng 3: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc từ tỉnh Thừa Thiên Huế đến tỉnh Quảng Ngãi:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng – sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi.
4. Vùng 4: Vùng hoa hàng hải tiêu bắt buộc từ tỉnh Bình Định đến tỉnh Phú Yên:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng – sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Bình Định và Phú Yên.
5. Vùng 5: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc từ tỉnh Khánh Hòa đến tỉnh Ninh Thuận:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng – sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.
6. Vùng 6: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc thuộc địa phận các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh dọc theo sông Tiền:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng – sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh dọc theo sông Tiền.
7. Vùng 7. Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc thuộc các tỉnh, thành phố dọc theo sông Hậu, các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng – sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh, thành phố dọc theo sông Hậu, các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau.
8. Vùng 8: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc tại các khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi trong vùng biển Việt Nam:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến vị trí tàu chứa dầu khí tại các cảng dầu khí ngoài khơi, các công trình dầu khí tại các mỏ khai thác dầu khí trong vùng biển Việt Nam.
Hoạt động liên quan đến dịch vụ hoa tiêu hàng hải trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc
– Tổ chức hoa tiêu hàng hải hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải trên tuyến dẫn tàu được giao, bảo đảm chất lượng dịch vụ, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.
– Trong một vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc có từ 02 (hai) tổ chức hoa tiêu hàng hải hoạt động trở lên, các tổ chức hoa tiêu hàng hải phải có Quy chế phối hợp hoạt động cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải. Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì tổ chức xây dựng Quy chế phối hợp giữa các tổ chức hoa tiêu hàng hải để bảo đảm quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải theo quy định pháp luật. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc, Quy chế phối hợp hoạt động dịch vụ hoa tiêu hàng hải bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
+ Thông tin liên lạc của tổ chức hoa tiêu hàng hải phối hợp;
+ Kế hoạch dẫn tàu hàng ngày của tổ chức hoa tiêu hàng hải;
+ Việc phối hợp của các hoa tiêu hàng hải trong quá trình dẫn tàu, đặc biệt khi tàu hành trình qua luồng hẹp, khu quay trở, khu vực cấm tránh, vượt nhau, nơi có mật độ tàu thuyền hoạt động cao;
+
+ Hỗ trợ bố trí hoa tiêu hàng hải dẫn tàu nếu một tổ chức hoa tiêu hàng hải không đáp ứng được yêu cầu cung cấp dịch vụ hoa tiêu trong một thời điểm nhất định; hoa tiêu được bố trí dẫn tàu phải có đủ điều kiện đáp ứng các quy định có liên quan của pháp luật;
+ Phân công bố trí hoa tiêu hàng hải dẫn tàu từ cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng – sửa chữa tàu biển đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng – sửa chữa tàu biển khác trong vùng hoa tiêu bắt buộc;
+ Hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện;
+ Các nội dung khác (nếu có).
– Hoa tiêu hàng hải có giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải bắt buộc tại 02 (hai) vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc trở lên và đáp ứng các quy định có liên quan của pháp luật được dẫn tàu tại các vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc này khi được sự đồng ý của tổ chức hoa tiêu hàng hải quản lý hoa tiêu hàng hải và tổ chức hoa tiêu hàng hải được giao hoạt động tại vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc đó.