Gian hạn giấy phép hoạt động thủy sản cho tàu nước ngoài là hoạt động được trao cho tổ chức, cá nhân chủ động đề nghị cơ quan có thẩm quyền muốn kéo dài thời gian hoạt động thủy sản trên vùng biển Việt Nam khi đáp ứng một số điều kiện nhất định. Việc đề nghị được thể hiện rõ nhất thông qua đơn đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động thủy sản cho tàu nước ngoài (14.KT).
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động thủy sản cho tàu nước ngoài là gì?
Tàu nước ngoài là tàu thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài và được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài, hoạt động trong lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản.
Tàu nước ngoài hoạt động thuỷ sản tại vùng biển Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện luật định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động. Khi tham gia gia vào hoạt động thuỷ sản tại vùng biển Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản, có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 57 Luật thủy sản , cụ thể:
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có quyền sau đây:
– Hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam theo nội dung ghi trong giấy phép. Đây là quyền hoàn toàn hợp lí, được ghi nhận và thể hiện trong giấy tờ pháp lý cụ thể.
– Được cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động thủy sản theo quy định của pháp luật Việt Nam khi có yêu cầu. Các thông tin này có giá trị quan trọng đối với hoạt động thủy sản của họ, nhưng không phải tất cả các thông tin đều được cung cấp mà có sự giới hạn.
– Được Nhà nước Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình hoạt động thủy sản tại Việt Nam. Đây là quyền phát sinh dựa trên Giấy phép hoạt động, khi cơ quan nhà nước đã cấp phép thì phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cho chủ thể.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:
– Nộp đủ phí, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đây là nghĩa vụ cơ bản mà hầu hết các chủ thể sử dụng dịch vụ công do nhà nước cung cấp phải thực hiện, bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân còn phải mua bảo hiểm cho giám sát viên.
– Nghĩa vụ
– Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Điều này hoạt toàn cần thiết, trong trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hay tìm kiếm người phạm tội thì tàu nước ngoài có trách nhiệm phối hợp.
Ngoài ra, tổ chức cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam còn phải thực hiện rất nhiều các nghĩa vụ khác. Có thể thấy, nghĩa vụ mà tổ chức, cá nhân phải thực hiện nhiều hơn quyền của họ, có thể lý giải bởi họ đang hoạt động tại vùng biển quốc gia khác và họ có trách nhiệm phải thực hiện các nghĩa vụ nhằm đảm bảo sự kiểm sát của nhà nước Việt Nam, cũng như tránh gây ảnh hưởng đến vùng biển Việt Nam, lợi ích nhà nước.
Giấy phép hoạt động thủy sản cho tàu nước ngoài là văn bản được Tổng cục Thuỷ sản cấp cho tổ chức cá nhân có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam đáp ứng điều kiện luật định và có đơn đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời hạn của giấy phép căn cứ vào thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc dự án hợp tác nhưng không quá 12 tháng.
Đơn đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động thủy sản cho tàu nước ngoài là văn bản do tổ chức, cá nhân có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam gửi tới Tổng cục thủy sản nhằm yêu cầu có quan này cho phép kéo dài thời gian hoạt động thủy sản khi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc dự án hợp tác trong lĩnh vực thủy sản còn hiệu lực và đã nộp nhật ký khai thác thủy sản hoặc
Đơn đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động thủy sản cho tàu nước ngoài là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động thủy sản cho tàu nước ngoài được ghi nhận tại Điều 48, Nghị định 26/2019/NĐ-CP. Đơn đề nghị là văn bản bày tỏ nguyện vọng của cá nhân, tổ chức, tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, là căn cứ đề phát sinh nghĩa vụ xem xét, đánh giá và quyết định có gia hạn giấy phép hay không. Đơn đề nghị gia hạn buộc tổ chức, cá nhân phải tự chủ động trong hoạt động thuỷ sản, nếu thấy giấy phép hết thời hạn thì phải đề nghị gia hạn, nếu không gia hạn thì được xem là giấy phép hết hiệu lực và không còn khả năng áp dụng. Bên cạnh đó, đơn đề nghị cũng là cách thức đề nhà nước quản lý cơ bản thông tin, hoạt động của tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thuỷ sản tại vùng biển Việt Nam.
Trình tự, thủ tục đề nghị gia hạn được thực hiện như sau:
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn giấy phép hoạt động trong vùng biển Việt Nam gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản. Hồ sơ gồm: (1) Đơn đề nghị (theo mẫu chung được Chính phủ ban hành); (2) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá; (3) Báo cáo tình hình hoạt động của tàu cá trong thời gian được cấp Giấy phép; (4) Nhật ký khai thác thủy sản (đối với tàu hoạt động đánh bắt nguồn lợi thủy sản).
Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản cấp gia hạn giấy phép hoạt động thủy sản của tàu nước ngoài trong vùng biển Việt Nam. Trường hợp không gia hạn Giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Thông thường, gia hạn giấy phép diễn ra khi hết thời hạn ghi trong giấy phép và pháp luật thuỷ sản quy định rằng, giấy phép hoạt động thủy sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn không quá 12 tháng khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc dự án hợp tác trong lĩnh vực thủy sản còn hiệu lực. Đây là một trong hai giấy tờ, tài liệu “gốc” được dựa vào để xác định thời hạn của Giấy phép, do đó, việc gia hạn chỉ được thực hiện khi Giấy chứng nhận hoặc dự án hợp tác còn hiệu lực.
– Đã nộp nhật ký khai thác thủy sản hoặc
2. Mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động thủy sản cho tàu nước ngoài (14.KT):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happines
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG THUỶ SẢN CHO TÀU NƯỚC NGOÀI TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM
APPLICATION FOR RENENAL OF LICENSE FISHERIES OPERATIONS
IN VIETNAM SEAS
1. Tổ chức/cá nhân đăng ký cấp phép/Applicant:
– Họ tên cá nhân, tổ chức/Name of person or orgnization: …..
– Địa chỉ cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở chính của tổ chức: ..
Address of person or orgnization
– Địa chỉ người đại diện/nơi đặt đại diện tại Việt Nam (nếu có) ….
Address of representative/representative office in Vietnam (is available)
2. Tàu xin gia hạn hoạt động tại Việt Nam/Vessel conducting fisheries activities in Vietnam:
– Tên tàu (nếu có)/Name of vessel (if available): ….
– Quốc tịch/Nationality: ……
– Số đăng ký/Registration number: …..
– Nơi đăng ký/Registration place: ….
3. Số giấy phép hoạt động thủy sản đã được cấp: …..
Number of issued fisheries license: ……
4. Cam kết/Commitment:
Khi hoạt động trong vùng biển của Việt Nam chúng tôi sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam; các quy định ghi trong giấy phép hoạt động thủy sản đã được cấp; các điều khoản cam kết trong dự án, hợp đồng đã ký kết.
While operating in Vietnam seas the fisheries vessel shall comply with Vietnamese laws and regulation and fulfill all provisions stated in the licenses, signed projects and contracts.
Ngày…..tháng….năm…
Done in…
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
Signature
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng đấu (nếu có))
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động thủy sản cho tàu nước ngoài:
Đơn đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động thủy sản cho tàu nước ngoài được thể hiện song ngữ (Tiếng anh và Tiếng Việt) và nội dung phải được thể hiện đầy đủ và chính xác bởi cả hai loại ngôn ngữ này. Nhìn chung, mẫu đơn có nội dung khá đơn giản, người làm đơn chỉ cần ghi thông tin của cá nhân, tổ chức; thông tin tàu xin gia hạn; số giấy phép đã được cấp và cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật. Mẫu đã được ban hành khá chi tiết, vì vậy người làm đơn hạn chế thay đổi ngôn từ, đảm bảo cấu trúc, hình thức và nội dung.
Cơ sở pháp lý:
Luật Thuỷ sản năm 2017.
Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản.