Khi có những căn cứ mà pháp luật quy định về việc định giá lại tài sản thì việc định giá lại tài sản sẽ được tiến hành thực hiện, ngoài ra khi các đương sự có yêu cầu định giá lại tài sản thì sẽ lập đơn đề nghị định giá lại tài sản và gửi đến cơ quan có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị định giá lại tài sản là gì?
Mẫu đơn đề nghị định giá lại tài sản là mẫu đơn do đương sự lập ra gửi đến cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu đề nghị định giá lại tài sản. Mẫu đơn đề nghị định giá lại tài sản nêu rõ thông tin về người làm đơn ( họ tên, địa chỉ), thông tin của người được thi hành án, thông tin của người phải thi hành án, nội dung đề nghị, lý do đề nghị, tạm ứng chi phí thẩm định giá, các tài liệu kèm theo…
Mẫu đơn đề nghị định giá lại tài sản là mẫu đơn được dùng để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền định giá lại tài sản theo yêu cầu của các đương sự. Về bản chất định giá tài sản là việc đánh giá giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định. Mẫu đơn đề nghị định giá lại tài sản là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét và tiến hành định giá lại tài sản.
2. Mẫu đơn đề nghị định giá lại tài sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Về việc định giá lại tài sản
Kính gửi: Phòng Thi hành án …(1)
Theo Bản án, Quyết định số ………. ngày …. tháng ….. năm ……. của …., Quyết định thi hành án số …………. ngày … tháng ……. năm ….. của …… và kết quả định giá (hoặc định giá lại) tài sản ngày… tháng…năm…(2)
Họ và tên người đề nghị định giá lại tài sản ……….(3)
địa chỉ: ……..
Họ và tên người được thi hành án ………….(4)
địa chỉ: …………
Họ và tên người phải thi hành án ……………(5)
địa chỉ: ………
Nội dung đề nghị:…(6)
Lý do đề nghị:…(7)
Tạm ứng chi phí thẩm định giá:…(8)
Các tài liệu kèm theo (9)
– Tài liệu thông tin về tài sản ……..
– Tài liệu có liên quan khác ……….
………, ngày…tháng…năm…
NGƯỜI LÀM ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ, tên hoặc điểm chỉ)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu đơn đề nghị định giá lại tài sản:
(1): Điền nơi tiếp nhận đơn
(2): Điền số bản án, quyết định của Toà án đã tuyên; số quyết định thi hành án và kết quả định giá, định giá lại (nếu có)
(3): Điền họ và tên người đề nghị định giá lại tài sản và địa chỉ của họ
(4): Điền họ và tên người được thi hành án và địa chỉ của họ
(5): Điền họ và tên người phải thi hành án và địa chỉ của họ
(6): Nội dung đề nghị
(7): Lý do đề nghị
(8): Tạm ứng chi phí thẩm định giá
(9): Các tài liệu kèm theo
4. Quy định của pháp luật về định giá lại tài sản:
– Định giá lại tài sản được quy định tại Điều 99
Điều 99. Định giá lại tài sản kê biên
1. Việc định giá lại tài sản kê biên được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 98 của Luật này dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản;
b) Đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có
2. Việc định giá lại tài sản kê biên được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 98 của Luật này.
3. Giá thẩm định lại được lấy làm giá khởi điểm để bán đấu giá theo quy định.”
Theo đó, việc định giá lại tài sản xuất phát từ hai trường hợp, đó là: trường hợp do chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng về định giá tài sản kê biên theo quy định của luật thi hành án dân sự và điều đó dẫn đến làm sai lệch kết quả định giá tài sản, trường hợp định giá tài sản do yêu cầu của đương sự trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Pháp luật quy định về trình tự, thủ tục tiến hành định giá lại tài sản được thực hiện theo Điều 98 của Luật thi hành án dân sự. Theo đó:
– Sau khi kê biên tài sản, cơ quan thi hành án dân sự phải tiến hành xác định giá trị của tài sản kê biên nhằm thực hiện nghĩa vụ dân sự của người phải thi hành án. Việc xác định giá trị tài sản kê biên có thể được tiến hành theo sự thoả thuận của các đương sự thông qua tổ chức thẩm định giá hoặc do chấp hành viên tự xác định.
+ Trường hợp nếu ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thoả thuận được về giá tài sản thì chấp hành viên lập biên bản về thoả thuận đó và giá tài sản do đương sự thoả thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá.
+ Trường hợp đương sự có thoả thuận về tổ chức thẩm định giá thì chấp hành viên kí hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó.
+ Trường hợp đương sự không thoả thuận được về giá và cũng không thoả thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá, tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc kí hợp đồng dịch vụ và việc thi hành án do cơ quan thi hành án dân sự phải chủ động thi hành án thì chấp hành viên kí hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản.
– Theo quy định tại Điều 99 LTHADS thì việc định giá lại tà sản kê biên được thực hiện trong các trường hợp chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng quy định về định giá tài sản dẫr đến sai lệch kết quả định giá tài sản hoặc đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Yêu cầu định giá lại chỉ được thực hiện một lần và chỉ được chấp nhận nếu đương sự có đơn yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo về kết quả thẩm định giá và phải nộp ngay tạm ứng chi phí định giá lại tài sản.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 98 LTHADS thì chấp hành viên tự xác định giá trong các trường hợp sau đây:
+ Không thực hiện được việc kí hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá.
+ Tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà đương sự không thoả thuận được với nhau về giá.
Theo quy định tại Điều 99 LTHADS thì việc tổ chức định giá lại tài sản kê biên được tiến hành trong các trường hợp chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng quy định về định giá dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản; đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài
Xử li tài sản kê biên tài sản bao gồm những biện pháp sau: giao tài sản kê biên cho người được thi hành án, bán tài sản đã kê biên để thi hành án, trả lại tài sản kê biên cho người phải thi hành án. Theo đó:
– Thứ nhất, giao tài sản kê biên cho người được thi hành án:
+ Theo quy định tại Điều 100 LTHADS, nếu người phải thi hành án, người được thi hành án thoả thuận được với nhau về việc người được thi hành án nhận tài sản đã kê biên để trừ vào số tiền được thi hành án thì chấp hành viên phải lập biên bản về sự thoả thuận của đương sự và giao tài sản đã kê biên cho người được thi hành án để trừ vào nghĩa vụ thi hành án trong thời hạn không quá 5 ngày, kể từ ngày thoả thuận. Nếu có nhiều người được thi hành án thì người nhận tài sản phải được sự đồng ý của những người được thi hành án khác và phải thanh toán lại cho những người được thi hành án khác số tiền tương ứng tỉ lệ giá trị mà họ được hưởng.
+ Ngoài ra, theo quy định tại Điều 104 LTHADS thì từ sau lần giảm giá thứ hai trở đi mà không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì người được thi hành án có quyền nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án. Trường hợp người được thi hành án đồng ý nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì chấp hành viên thông báo cho người phải thi hành án biết.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được thông báo về việc người được thi hành án đồng ý nhận tài sản để thi hành án, nếu người phải thi hành án không nộp đủ số tiền thi hành án và chi phí thi hành án để lấy lại tài sản đưa ra bán đấu giá thì chấp hành viên giao tài sản cho người được thi hành án. Đối với tài sản là bất động sản, động sản phải đăng kí quyền sở hữu, sử dụng thì chấp hành viên ra quyết định giao tài sản cho người được thi hành án để làm thủ tục đăng kí, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản đó cho người được thi hành án. Người phải thi hành án, người đang quản lí, sử dụng tài sản không tự nguyện giao tài sản cho người được thi hành án thì bị cưỡng chế thi hành án.
– Thứ hai, bán tài sản đã kê biên để thi hành án:
+ Nếu người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản đã kê biên thì tài sản đã kê biên sẽ được bán để thi hành án. Theo quy định tại Điều 101 LTHADS, tuỳ trường hợp tài sản đã kê biên được bán qua thủ tục bán đấu giá hoặc không qua thủ tục đấu giá.
Đối với tài sản kê biên là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản thì việc bán đấu giá do tổ chức bán đấu giá thực hiện. Đương sự có quyền thoả thuận về tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày định giá. Nếu đương sự thoả thuận được về tổ chức bán đấu giá thì chấp hành viên kí hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá do đương sự thoả thuận lựa chọn.
Trường hợp đương sự không thoả thuận được về tổ chức bán đấu giá thì chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá để kí hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản. Việc kí hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản được tiến hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày định giá. Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày kí hợp đồng.
Đối với tài sản kê biên là động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng hoặc tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có tổ chức bán đấu giá nhưng tổ chức bán đấu giá từ chối kí hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản thì chấp hành viên có quyền chủ động bán đấu giá tài sản kê biên. Việc chấp hành viên chủ động bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày định giá hoặc từ ngày nhận được văn bản của tổ chức bán đấu giá từ chối bán đấu giá.
+ Ngoài ra, chấp hành viên có quyền bán tài sản kê biên mà không qua thủ tục bán đấu giá đối với tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc tài sản tươi sống, mau hỏng. Trong trường hợp này thì việc bán tài sản phải được thực hiện trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên.
+ Theo quy định tại khoản 6 Điều 101 LTHADS thì thủ tục bán đấu giá tài sản kê biên được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Theo đó, thủ tục bán đấu giá tài sản đã kê biên được thực hiện theo quy định của Luật đấu giá tài sản được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2016.
+ Để tránh những tổn phí không cần thiết, bảo đảm quyền lợi của người phải thi hành án, khoản 5 Điều 101 LTHADS quy định trước khi mở cuộc bán đấu giá 01 ngày làm việc, người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế, hợp lí đã phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án và tổ chức bán đấu giá. Người phải thi hành án có trách nhiệm hoàn trả phí tổn thực tế, hợp lí cho người đăng kí mua tài sản. Mức phí tổn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu toà án giải quyết. Khi người phải thi hành án đã nộp đủ tiền thi hành án và các khoản chi phí thực tế phát sinh, trong thời hạn 05 ngày làm việc chấp hành viên phải ra ngay quyết định giải toả việc kê biên.
Thứ ba, trả lại tài sản kê biên cho người phải thi hành án
+ Việc trả lại tài sản kê biên cho người phải thi hành án được thực hiện sau khi đưa ra bán đấu giá nhưng không thể bán được và người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản để thi hành án. Theo quy định tại Điều 104 LTHADS, trong trường hợp người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản để thi hành án thì chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá.
Nếu giá trị tài sản đã giảm bằng hoặc thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án vẫn không nhận để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được giao lại cho người phải thi hành án quản lí, sử dụng. Người phải thi hành án không được đưa tài sản này tham gia các giao dịch dân sự cho đến khi họ thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án. Đối với tài sản bán đấu giá để thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc tài sản đưa ra bán đấu giá nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì chấp hành viên quyết định giảm giá để tiếp tục bán đấu giá tài sản. Mỗi lần giảm giá không quá 10% giá khởi điểm của lần bán đấu giá liền kề trước đó.
– Cơ sở pháp lý:
+