Hiệ nay, con người đã rất chú trọng đến vấn đề sáng tạo, trí tuệ. Những sáng kiến khi được xây dựng mà muốn đưa vào vận dụng trong thực tiễn thì cần phải được các cơ quan có thẩm quyên công nhận sáng kiến đó. Sau khi tại lập ra được sáng kiến thì người có sáng kiến này cần phải đề nghị công nhận sáng kiến của mình bằng mẫu đơn đề nghị công nhận sáng kiến.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở được hiểu như thế nào?
Trước khi đi vào tìm hiểu nội dung liên quan đến mẫu đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở là gì? thì tác giả muốn giúp quý bạn đọc làm rõ nội dung của sáng kiến được quy định như thế nào? Trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 18/2019/UBND thành phố hà nội, khái niệm sáng kiến được đưa ra như sau: “ Sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Sáng kiến phải có tính mới và mang lại lợi ích thiết thực.”
Mẫu đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở là mẫu văn bản của người tạo ra sáng kiến lập để gửi tới cơ quan có thẩm quyền thẩm định và công nhận sáng kiến để đưa sáng kiến đó vào áp dụng trong thực tiễn. Đây được xem như là bước quyết định sự thành công hoặc thất bại trong quá trình nghiên cứu của một chủ thể.
Mẫu đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở được dùng để làm cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền dựa vào đó tiến hành việc kiểm tra đáng giá và công nhận sáng kiến của một chủ thể. Hay nói cách khác là chủ thể dụng mẫu đơn này để đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành việc công nhận sáng kiến của mình khi sáng kiến đó đáp ứng được các điều kiện sau:
+ Một là, sáng kiến đó phải được hình thành và có tính mới trong phạm vi cơ quan, tổ chức.
+ Hai là, sáng kiến đó đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ quan, tổ chức đó và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực.
Tính mới trong phạm vi một cơ sở đối với một sáng kiến được hiểu là nếu tính đến trước ngày nộp đơn yêu cầu công nhận sáng kiến hoặc áp dụng lần đầu, sáng kiến đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
+ Một là, sáng kiến đó phải không trùng với nội dung của sáng kiến trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước.
+ Hai là, sáng kiến đó phải chưa được công bố, sử dụng, mô tả bằng văn bản hay bất kỳ hình thức nào.
+ Ba là, sáng kiến đó phải chưa được bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được.
+ Bốn là, sáng kiến đó phải không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến.
+ Năm là, sáng kiến đó phải chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.
Đối với khả năng mang lại lợi ích thiết thực được xác định với một sáng kiến khi việc áp dụng sáng kiến đó đã mang lại hiệu quả cụ thể cho cơ quan, tổ chức như: Nâng cao hiệu quả hoạt động hành chính – sự nghiệp, hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội, nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả công tác.
Đối với những sáng kiến khi công bố, áp dụng trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội hay là những sáng kiến đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến thì sẽ là những sáng kiến không được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận và đưa vào thử nghiệm.
2. Mẫu đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: (1) …
Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
Họ và tên | Ngày tháng năm sinh | Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) | Chức danh | Trình độ chuyên môn | Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) | |
– Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: (2) …
– Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (Trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): (3) …
– Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: (4) ….
– Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): ….
– Mô tả bản chất của sáng kiến: (5) ….
– Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): ….
– Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ….
– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: (6) …
– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): (7) …
Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
STT | Họ và tên | Ngày tháng năm sinh | Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) | Chức danh | Trình độ chuyên môn | Nội dung công việc hỗ trợ |
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
…., ngày … tháng … năm ….
Người nộp đơn
3. Hướng dẫn lập đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở:
(1) Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến.
(2) Tên của sáng kiến.
(3) Tên và địa chỉ của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
(4) Ghi một lĩnh vực cụ thể ví dụ như: Điện tử, viễn thông, tự động hóa, công nghệ thông tin; Nông lâm ngư nghiệp và môi trường; Cơ khí, xây dựng, giao thông vận tải; Dịch vụ (ngân hàng, du lịch, giáo dục, y tế…)….
(5) Mô tả bản chất của sáng kiến cần phải nêu rõ: Mô tả ngắn gọn, đầy đrủ, rõ ràng các bước thực hiện cũng như điều kiện cần thiết để áp dụng, khả năng áp dụng của sáng kiến… Trong đó:
– Nội dung: Nếu cải tiến các giải pháp trước đó thì cần nêu rõ tình trạng, nội dung sau khi cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm gì. Có thể là bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp….
– Tính khả thi: Nêu rõ điều kiện để sử dụng sáng kiến và những lợi ích thực tế mà sáng kiến mang lại.
(6) Nêu rõ lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được nếu sang kiến được áp dụng.
(7) Cần phải so sánh về lợi ích thực tế, số lợi ích, số tiền có thể có được cũng như cách tính.
4. Trình tự thủ tục tiếp nhận, xem xét đơn và xét công nhận sáng kiến cơ sở:
Thứ nhất: Đối với tiếp nhận và xem xét đơn công nhận sáng kiến
– Cơ sở tiếp nhận đơn có thể ghi nhận vào Sổ tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (nếu có) và trao cho người nộp đơn Giấy biên nhận đơn (theo mẫu tại phụ lục II), trong đó ghi rõ thời gian trả lời kết quả công nhận sáng kiến và 03 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến.
– Cơ sở có trách nhiệm xem xét đơn theo quy định và thực hiện các thủ tục rong thời hạn 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến:
Thủ tục thực hiện bao gồm:
+
+ Thông báo cho tác giả sáng kiến về việc chấp nhận đơn, ghi nhận các thông tin liên quan của cơ quan và lưu giữ hồ sơ đơn theo quy định, giữ bí mật thông tin cần được bảo mật theo yêu cầu của tác giả sáng kiến.
+ Thông báo cho tác giả rõ lý do nếu từ chối chấp nhận đơn.
Thứ hai: Xét công nhận sáng kiến
Thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến hoặc từ ngày hoàn thành việc áp dụng lần đầu, nếu sáng kiến được áp dụng lần đầu tiên sau khi đơn được chấp nhận đó chính là thời gian việc công nhận sáng kiến được thực hiện
Cơ sở xét công nhận sáng kiến đánh giá đối tượng nêu trong đơn theo quy định tại Điều 4 và thực hiện các thủ tục sau:
+ Công nhận sáng kiến và cấp Giấy chứng nhận sáng kiến cho tác giả sáng kiến (theo mẫu tại phụ lục III) cho chủ đơn có sáng kiến được công nhận và tự quyết định việc công bố công khai giải pháp đã được công nhận là sáng kiến đề các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng sáng kiến có thể tiếp cận được các thông tin liên quan đến sáng kiến.
+ Từ chối công nhận sáng kiến trong trường hợp đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 và thông báo bằng văn bản cho tác giả sáng kiến, trong đó nêu rõ lý do từ chối.