Khi các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển hoạt động cần có giấy công nhận/công nhận lại cơ sở đủ điều kiện đóng mới, sửa chữa tàu biển. và trước tiên các cơ sở phải làm Mẫu đơn đề nghị công nhận/công nhận lại cơ sở đủ điều kiện đóng mới, sửa chữa tàu biển để các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị công nhận/công nhận lại cơ sở đủ điều kiện đóng mới, sửa chữa tàu biển là gì, Mục đích của mẫu đơn?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị công nhận/công nhận lại cơ sở đủ điều kiện đóng mới, sửa chữa tàu biển:
- 3 3. Quy định của pháp luật về công nhận/công nhận lại cơ sở đủ điều kiện đóng mới, sửa chữa tàu biển:
- 4 4. Trình tự thủ tục công nhận/công nhận lại cơ sở đủ điều kiện đóng mới, sửa chữa tàu biển:
- 4.1 4.1. Hồ sơ công nhận, công nhận lại cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển:
- 4.2 4.2. Thủ tục công nhận, công nhận lại cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển:
- 4.3 4.3. Thời hạn hiệu lực của Thông báo cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển:
- 4.4 4.4. Thẩm quyền công nhận, công nhận lại cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển:
- 5 5. Thu hồi Thông báo cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển:
1. Mẫu đơn đề nghị công nhận/công nhận lại cơ sở đủ điều kiện đóng mới, sửa chữa tàu biển là gì, Mục đích của mẫu đơn?
Mẫu đơn đề nghị công nhận/công nhận lại cơ sở đủ điều kiện đóng mới, sửa chữa tàu biển là mẫu đơn được lập ra với các nội dung và thông tin của các cơ sở đóng tàu, thuyền gửi tới Cục đăng kiểm Việt Nam đề nghị công nhận hoặc công nhận lại cơ sở của họ đủ điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật, mẫu đơn được ban hành kèm theo Nghị định 111/2016/NĐ-CP của Chính phủ với mục đích đề nghị lên cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.
2. Mẫu đơn đề nghị công nhận/công nhận lại cơ sở đủ điều kiện đóng mới, sửa chữa tàu biển:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc (1)
—————
……, ngày ….. tháng ….. năm …..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN/CÔNG NHẬN LẠI CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÓNG MỚI/HOÁN CẢI/SỬA CHỮA TÀU BIỂN* (2)
Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam.
1.Tên cơ sở: ……….
2.Địa chỉ liên lạc: ………
Điện thoại: ……….Fax: ……….E-mail: ………
3. Người đại diện theo pháp luật:
Họ tên: ……….
Chức vụ: ………
Điện thoại: ……….E-mail: ………
4. Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định số …./2016/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2016 của Chính phủ, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện cơ sở đóng mới/hoán cải/sửa chữa* tàu biển.
Đề nghị quý Cơ quan xem xét hồ sơ, thực hiện đánh giá tại cơ sở và cấp/ cấp lại*
5. Tài liệu gửi kèm theo gồm có: (3)
………
………
………
6. ……. (Tên cơ sở) xin cam kết:
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và tính hợp pháp của nội dung trong đơn đề nghị này và các hồ sơ, tài liệu kèm theo.
– Thực hiện đúng các quy định về hoạt động đóng mới/hoán cải/sửa chữa tàu biển và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ……….(4)
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)
Hướng dẫn làm Mẫu đơn đề nghị công nhận/công nhận lại cơ sở đủ điều kiện đóng mới, sửa chữa tàu biển:
Soạn thảo đầy đủ nội dung trong Mẫu đơn đề nghị công nhận/công nhận lại cơ sở đủ điều kiện đóng mới, sửa chữa tàu biển
(1) Ghi quốc hiệu và tiêu ngữ
(2) Ghi tên của mẫu đơn
(3) Tài liệu gửi kèm theo gồm có những loại nào, ghi đầy đủ các loại tài liệu
(4) Đại diện cơ sở (Họ tên, chữ ký, đóng dấu)
3. Quy định của pháp luật về công nhận/công nhận lại cơ sở đủ điều kiện đóng mới, sửa chữa tàu biển:
Tại Điều 6. Điều kiện kinh doanh của cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa Nghị định 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa quy định:
“1. Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa phải thành lập doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy trình công nghệ và năng lực thi công phù hợp với chủng loại, kích cỡ phương tiện thủy nội địa được sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
3. Có nhân lực đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh
….”
Theo đó chúng ta có thể thấy các cơ sở đóng tàu mới, sửa chữa tàu biển phải đáp ứng được các điều kiện kinh doanh của cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa pháp luật đã quy định trong các trường hợp như trên, trong từng trường hợp cụ thể với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi các loại phương tiện sẽ có các quy định khác nhau và cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa phải tuân theo về trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật đề ra
4. Trình tự thủ tục công nhận/công nhận lại cơ sở đủ điều kiện đóng mới, sửa chữa tàu biển:
4.1. Hồ sơ công nhận, công nhận lại cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển:
– Hồ sơ công nhận, công nhận lại cơ sở đủ điều kiện để có thể hoạt động đóng tàu mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam. Hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển bao gồm:
+ Tổ chức, cá nhân phải có đơn đề nghị theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 111/2016/NĐ-CP;
+ Tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc mô tả cơ sở vật chất cần thiết liên quan đến sản xuất (sơ đồ cơ sở, văn phòng làm việc, nhà xưởng, nhà kho, các trang thiết bị sản xuất, các thiết bị đo và kiểm tra);
+ Tổ chức, cá nhân phải có các loại tài liệu, hồ sơ về bảo vệ môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy, nổ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức, cá nhân phải có danh sách cán bộ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng kèm bản sao chụp các chứng chỉ, bằng cấp có liên quan.
Theo đó thì khi các tổ chức hay cá nhân thông báo cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển hết hiệu lực, hoặc khi cơ sở đề nghị sửa đổi hoặc bổ sung các hạng Mục đã được công nhận đủ Điều kiện, thì tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị công nhận lại đến Cục Đăng kiểm Việt Nam theo quy định.
4.2. Thủ tục công nhận, công nhận lại cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển:
Bước 1: Đầu tiên khi thực hiện công nhận hay công nhận lại tổ chức, cá nhân có nhu cầu công nhận, công nhận lại cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam 01 bộ hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển; trả các chi phí liên quan đến việc đánh giá, thẩm định theo quy định của pháp luật;
Bước 2: Sau khi đã hoàn tất thủ tục như trên thì lưu ý trong thời hạn 03 ngày làm việc thời gian tính kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định 111/2016/NĐ-CP; nếu hồ sơ hợp lệ thì trả lời bằng văn bản và thống nhất thời gian đánh giá thực tế tại cơ sở trong thời hạn không quá 05 ngày;
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đó là Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh giá thực tế tại cơ sở. Nếu kết quả đánh giá đạt, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Thông báo cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 111/2016/NĐ-CP và công bố danh sách các cơ sở đủ Điều kiện trên trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá thực tế tại cơ sở.
Bước 4: Thực hiện trả kết quả theo quy định, đối với các trường hợp kết quả đánh giá không đạt, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải có văn bản gửi cơ sở nêu rõ lý do không đạt trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá thực tế tại cơ sở.
4.3. Thời hạn hiệu lực của Thông báo cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển:
Theo quy định của pháp luật đề ra thì thời hạn hiệu lực của thông báo cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển là thời gian 05 năm tính từ ngày cấp.
4.4. Thẩm quyền công nhận, công nhận lại cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển:
Theo quy định củ pháp luật thì thẩm quyền đó là của Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải sẽ có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công nhận, công nhận lại cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển theo quy định của Nghị định này và công bố danh sách các cơ sở đủ Điều kiện trên trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam theo quy định của pháp luật.
5. Thu hồi Thông báo cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển:
Để tiến hành thu hồi thông báo cơ sở đủ điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển thì Cục Đăng kiểm Việt Nam thu hồi Thông báo cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển trong các trường hợp cụ thể đó là:
+ Thu hồi đối với các trường hợp theo đề nghị của cơ sở;
+ Thu hồi đối với các trường hợp hệ thống quản lý chất lượng không được duy trì theo đúng quy định;
+ Thu hồi đối với các trường hợp không duy trì các Điều kiện theo quy định của Nghị định 111/2016/NĐ-CP trong quá trình hoạt động.
Theo đó Trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền cụ thể là Cục Đăng kiểm Việt Nam gửi văn bản thu hồi Thông báo cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển trong các trường hợp nêu trên đến cơ sở và xóa tên trong danh sách các cơ sở đủ Điều kiện trên trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 111/2016/NĐ-CP;
Nghị định 147/2018/NĐ-CP;
Nghị định 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa.