Khi muốn thành lập quỹ từ thiện các tổ chức, cá nhân phải viết mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ từ thiện gửi đến quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ. Vậy, đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ từ thiện có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ từ thiện là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ từ thiện:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ từ thiện:
- 4 4. Điều kiện thành lập quỹ từ thiện:
- 5 5. Thủ tục, trình tự cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ từ thiện:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ từ thiện là gì?
Hiện nay, tất cả các quỹ từ thiện đều là tổ chức phi chính phủ do trực tiếp các cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp một phần tài sản nhất định để thành lập lên các quỹ từ thiện hoặc các cá nhân, tổ chức có thể thành lập các quỹ từ thiện thông qua di chúc, hiến, tặng tài sản thành lập quỹ. Trong quá trình thành lập quỹ từ thiện có rất nhiều loại hồ sơ, giấy tờ quan trọng đòi hỏi các tổ chức, cá nhân phải thực hiện đúng theo mẫu đã được ban hành. Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ từ thiện là một trong số đó. Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ từ thiện được sử dụng phổ biến trong thực tế và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng.
Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ từ thiện là mẫu biên bản được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để các cá nhân, tổ chức đề nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ từ thiện. Mẫu nêu rõ sự cần thiết và cơ sở thành lập quỹ từ thiện, thông tin tài sản đóng góp thành lập Quỹ của các sáng lập viên, dự kiến phương hướng hoạt động,… Đây là mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 04 2020 BNV hướng dẫn thi hành Nghị định 93/2019 về quỹ từ thiện. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản thì trưởng ban thay mặt ban sáng lập ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu để đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ từ thiện có giá trị.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ từ thiện:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ …1…
Kính gửi: …2…
Ban sáng lập Quỹ …1…. trân trọng đề nghị … 2…. xem xét, quyết định cấp Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ ….1…. như sau:
1. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý thành lập Quỹ
a) Sự cần thiết
………3……
b) Cơ sở pháp lý của việc thành lập Quỹ
……4……
2. Tài sản đóng góp thành lập Quỹ của các sáng lập viên
……5……
3. Dự kiến phương hướng hoạt động trong giai đoạn 5 năm nhiệm kỳ đầu của Quỹ
……6……
4. Hồ sơ gửi kèm theo Đơn này gồm:
……7……
Thông tin khi cần liên hệ (trường hợp người được Trưởng ban sáng lập ủy quyền thì có
Họ và tên:……
Địa chỉ liên lạc:……
Số điện thoại:……
Đề nghị …2…xem xét, quyết định cấp Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ…1…/.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu:
…8 …ngày … tháng … năm 20…
TM. BAN SÁNG LẬP
TRƯỞNG BAN
(Chữ ký)
Họ và tên
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ từ thiện:
1 Tên quỹ dự kiến thành lập: tên tiếng Việt, tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt (nếu có).
2 Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ.
3 Nêu tóm tắt thực trạng lĩnh vực quỹ dự kiến hoạt động, sự cần thiết thành lập quỹ, tôn chỉ, mục đích của quỹ; kinh nghiệm hoặc những công việc của các sáng lập viên liên quan đến lĩnh vực quỹ dự kiến hoạt động.
4 Chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến lĩnh vực quỹ dự kiến hoạt động.
5 Tài sản đóng góp thành lập quỹ bao gồm tiền đồng Việt Nam và tài sản quy đổi ra tiền đồng Việt Nam theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP.
6 Dự kiến phương hướng hoạt động của quỹ: tổ chức bộ máy; phương án triển khai các hoạt động của quỹ theo từng năm và trong giai đoạn 5 năm đầu của quỹ; xây dựng, ban hành các văn bản triển khai thực hiện điều lệ quỹ.
7 Đảm bảo đầy đủ theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP (riêng văn bản xác nhận trụ sở của quỹ gồm: hợp đồng cho thuê, cho mượn và các văn bản khác theo quy định của pháp luật).
8 Địa danh.
4. Điều kiện thành lập quỹ từ thiện:
– Mục đích thành lập quỹ từ thiện:
Để thành lập quỹ từ thiện thì các cá nhân, tổ chức phải xác định được mục đích của việc mở quỹ từ thiện là nhằm hỗ trợ cho các lĩnh vực: giáo dục, y tế, thể thao thể dục, khoa học, nhân đạo hoặc từ thiện và vì các mục đích khác để phát triển cộng đồng và tuyệt đối việc thành lập quỹ từ thiện không được vì mục đích lợi nhuận.
– Để thành lập quỹ từ thiện thì phải có thành viên sáng lập quỹ từ thiện và các thành viên trong ban sáng lập phải đáp ứng các điều kiện như sau:
+ Các thành viên trong ban sáng lập quỹ từ thiện phải là công dân hoặc tổ chức Việt Nam tiến hành việc góp tài sản để mở quỹ từ thiện.
+ Các thành viên trong ban sáng lập quỹ từ thiện phải tham gia để xây dựng các dự thảo điều lệ và các điều lệ khác ghi trong hồ sơ xin phép để thành lập quỹ.
+ Để thành lập quỹ từ thiện thì ban sáng lập quỹ từ thiện phải có ít nhất là ba sáng lập viên bao gồm có:
Thứ nhất: trưởng ban.
Thứ hai: phó trưởng ban.
Thứ ba: sáng lập viên.
– Ngoài ra, theo Khoản 3 Điều 9
“3. Điều kiện đối với các sáng lập viên:
a) Đối với công dân Việt Nam: Có đủ năng lực hành vi dân sự không có án tích;
b) Đối với tổ chức của Việt Nam: Có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; nghị quyết của Ban lãnh đạo tổ chức về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ;
c) Có tài sản đóng góp thành lập quỹ theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.”
5. Thủ tục, trình tự cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ từ thiện:
Trình tự thực hiện:
Việc cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ từ thiện phải được thực hiện thông qua các bước sau đây:
– Bước 1: Ban sáng lập quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh, quỹ từ thiện có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh sẽ gửi một bộ hồ sơ đến Bộ Nội vụ để đưa ra đề nghị cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ từ thiện.
– Bước 2: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện xem xét hồ sơ đủ điều kiện thì thụ lý. Đối với trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định của pháp luật thì tham mưu Bộ Nội vụ sẽ trả lại hồ sơ cho các tổ chức, cá nhân.
– Bước 3: Vụ Tổ chức phi chính phủ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ do ban sáng lập quỹ từ thiện nộp lên, thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan; tổng hợp các ý kiến góp ý đề nghị bổ sung thêm hồ sơ theo ý kiến góp ý (nếu có).
– Bước 4: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp thì theo quy định của pháp luật trong thời hạn 40 ngày làm việc thì Vụ Tổ chức phi chính phủ xem xét, trình Lãnh đạo Bộ quyết định cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ. Đối với trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Ban sáng lập quỹ từ thiện có thể nộp hồ sơ thông qua các cách thức sau đây:
– Thứ nhất: Nộp hồ sơ trực tiếp.
– Thứ hai: Nộp hồ sơ qua Dịch vụ bưu chính.
Ban sáng lập quỹ từ thiện nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Nội vụ, qua đường bưu chính công ích hoặc trên môi trường mạng. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu chính, thời gian được tính từ ngày xác nhận đến trên văn bản. 40 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Nội vụ nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
Thành phần hồ sơ:
Thành phần hô sơ bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau:
– Thứ nhất: Một bản chính đơn đề nghị thành lập quỹ từ thiện theo mẫu 1.1 – Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ được ban hành kèm theo Thông tư 04 2020 BNV.
– Thứ hai: Một bản chính dự thảo điều lệ quỹ theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 04 2020 BNV.
– Thứ ba: Một bản chính bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên.
– Thứ tư: Một bản chính tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ từ thiện.
– Thứ năm: Một bản chính sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên ban sáng lập quỹ, sáng lập viên thành lập quỹ, nếu thành viên ban sáng lập quỹ và sáng lập viên thành lập quỹ thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
– Thứ sáu: Một bản chính văn bản bầu các chức danh sáng lập quỹ; văn bản xác nhận trụ sở quỹ từ thiện.
– Thứ bảy: Một bản chính bản sao di chúc có chứng thực hoặc một bản chính
Đối tượng thực hiện:
– Công dân Việt Nam.
– Người nước ngoài.
– Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp hay hợp tác xã).
– Tổ chức nước ngoài.
– Hợp tác xã.
Cơ quan thực hiện:
Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ:
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Nội vụ, qua đường bưu chính công ích hoặc trên môi trường mạng. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu chính, thời gian được tính từ ngày xác nhận đến trên văn bản.
Kết quả thực hiện: