Đơn đăng ký làm cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm sẽ là cơ sở để Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền xem xét và thực hiện việc đăng ký cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm cho tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm. Vậy đơn đăng ký làm cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn đăng ký làm cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm là gì?
Đơn đăng ký làm cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm là mẫu đơn hành chính do cá nhân tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm lập ra gửi cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ( Bộ trưởng Bộ Tài chính) để được đăng ký cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm. Trong đơn đăng ký làm cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải nêu được những nội dung về tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm, nội dung đăng ký, hoạt động của cơ sở đào tạo.
Đơn đăng ký làm cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm là văn bản ghi chép lại những thông tin về tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm, nội dung đăng ký, hoạt động của cơ sở đào tạo. Đồng thời, đơn đăng ký làm cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm sẽ là cơ sở để Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền xem xét và thực hiện việc đăng ký cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm cho tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm.
2. Mẫu đơn đăng ký làm cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————–
Địa danh, ngày……tháng……năm…..
ĐƠN ĐĂNG KÝ LÀM CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Tài chính
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm số ……; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số ….. và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Chúng tôi là:
Tên giao dịch, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ;
Ngày, tháng, năm thành lập, số Giấy phép/quyết định thành lập;
Những nội dung hoạt động, kinh doanh chủ yếu theo Giấy phép/quyết định thành lập;
Họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật cho tổ chức đó.
Chúng tôi xin đăng ký làm cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm với các nội dung sau:
Tên (bằng tiếng Việt và bằng tiếng nước ngoài) của cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm:
Tên đầy đủ:
Tên viết tắt:
Tên giao dịch:
Địa điểm dự kiến đặt cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm:
Số điện thoại, số fax:
Phạm vi đào tạo: Nêu nội dung đào tạo dự kiến (đào tạo đại lý bảo hiểm cơ bản/đào tạo đại lý bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm hoặc cả hai nội dung này):
Địa bàn hoạt động:
Thời hạn hoạt động:
Chúng tôi xin cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực và chính xác của nội dung trong Đơn đăng ký và các tài liệu kèm theo.
Hồ sơ kèm theo
(Liệt kê đầy đủ)
Người đại diện trước pháp luật
(Ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn viết đơn đăng ký làm cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm:
Phần kính gửi của đơn đăng ký làm cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm thì ghi cụ thể tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền( Bộ trưởng bộ tài chính).
Phần nội dung của đơn đăng ký làm cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải có những nội dung sau: tên giao dịch, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ, những nội dung hoạt động, kinh doanh chủ yếu theo Giấy phép/quyết định thành lập, họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật cho tổ chức đó, Nêu nội dung đào tạo dự kiến (đào tạo đại lý bảo hiểm cơ bản/đào tạo đại lý bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm hoặc cả hai nội dung này)…
Cuối đơn đăng ký làm cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm thì người đại diện theo pháp luật sẽ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
4. Đại lý bảo hiểm:
4.1. Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm:
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ điều kiện hoạt động đại lý theo quy định tại Điều 86 của Luật Kinh doanh bảo hiểm và phải ký hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 87 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
2. Cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm không được làm đại lý bảo hiểm cho chính doanh nghiệp bảo hiểm đó.
3. Tổ chức, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý.
4. Đại lý bảo hiểm không được xúi giục khách hàng huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.
4.2. Quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm:
Đại lý bảo hiểm có các quyền sau:
+ Lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật;
+ Tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức;
+ Được cung cấp thông tin cần thiết cho các hoạt động của mình và các điều kiện khác để thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm;
+ Hưởng hoa hồng và các quyền, lợi ích hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm;
+ Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.
Đại lý bảo hiểm có các nghĩa vụ sau:
+ Thực hiện cam kết trong hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký với doanh nghiệp bảo hiểm;
+ Ký quỹ hoặc thế chấp tài sản cho doanh nghiệp bảo hiểm nếu có thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
+ Giới thiệu, mời chào, bán bảo hiểm; cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác cho bên mua bảo hiểm; thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo phạm vi được ủy quyền trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
+ Tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ do các cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm quy định tại Điều 31
+ Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
4.3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm:
Doanh nghiệp bảo hiểm có các quyền sau:
– Lựa chọn đại lý bảo hiểm và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm;
– Quy định mức chi trả hoa hồng bảo hiểm trong hợp đồng đại lý bảo hiểm theo các quy định của pháp luật;
– Nhận và quản lý tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của đại lý bảo hiểm, nếu có thoả thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
– Yêu cầu đại lý bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm thu được theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
– Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm;
– Được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:
– Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo đại lý phù hợp với quy định của pháp luật;
– Hướng dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm;
– Thực hiện các trách nhiệm phát sinh theo hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký kết;
– Thanh toán hoa hồng theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
– Hoàn trả cho đại lý bảo hiểm khoản tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thỏa thuận;
– Chịu trách nhiệm về những thiệt hại hay tổn thất do hoạt động đại lý bảo hiểm của mình gây ra theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
– Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động do đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện;
–
4.4. Đào tạo đại lý bảo hiểm:
Tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có chương trình đào tạo theo quy định;
+ Cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm phải có kiến thức chuyên môn về bảo hiểm, kiến thức pháp luật và kỹ năng sư phạm;
+ Có đủ cơ sở vật chất để bảo đảm cho việc đào tạo.
Tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm phải có văn bản đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm, kèm theo tài liệu giải trình về kiến thức của cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm và cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ hợp lệ của tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
Chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm:
1. Kiến thức chung về bảo hiểm;
2. Trách nhiệm của đại lý, đạo đức hành nghề đại lý;
3. Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
4. Nội dung của sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh;
5. Kỹ năng bán bảo hiểm;
6. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm;
7. Thực hành hành nghề đại lý bảo hiểm.
Quản lý đào tạo đại lý bảo hiểm
+ Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra giám sát hoạt động đào tạo đại lý bảo hiểm. Trường hợp tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm không đáp ứng đủ các điều kiện đào tạo đại lý bảo hiểm quy định sẽ đình chỉ hoạt động của tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm.
+ Hàng năm, tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính về số lượng khoá đào tạo đã tổ chức, số lượng đại lý đã đào tạo, số lượng chứng chỉ đã cấp trong năm.