Khảo nghiệm phân bón nhằm mục đich theo dõi và đánh giá hiệu quả nông học hay những hiệu quả kinh tế của phân bón đối với cây trồng trong một điều kiện và thời gian nhất định. Để được khảo nghiệm phân bón thì cá nhân, tổ chức cần phải đăng ký khảo nghiệm phân bón như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón chi tiết nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón:
- 4 4. Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm phân bón:
- 4.1 4.1. Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm được thực hiện theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lí phân bón:
- 4.2 4.2. Các loại phân bón phải khảo nghiệm:
- 4.3 4.3. Nguyên tắc khảo nghiệm:
- 4.4 4.4. Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm phân bón:
- 4.5 4.5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón:
1. Mẫu đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón là gì?
Mẫu đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón là mẫu văn bản của cá nhân, tổ chức gửi tới cơ quan có thẩm quyền được nhà nước trao quyền về việc khảo nghiệm phân bón. Cá nhân, tổ chức gửi mẫu đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón để đăng ký khảo nghiệm phân bón với cơ quan khảo nghiệm phân bón có thẩm quyền
Mẫu đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón xác định hiệu quả tác động của phân bón đối với cây trồng, cũng như hiệu quả kinh tế của việc sử dụng loại phân bón mới trong canh tác. Cung cấp những thông tin chính xác và cách sử dụng đối với từng loại đất để đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cũng như những khuyến cáo đối với người sử dụng. Tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường,…Khảo nghiệm phân bón bắt buộc phải thực hiện trước khi đưa phân bón ra tiêu thụ ngoài thị trường. Đây là một quy trình do Nhà nước quy định.
2. Mẫu đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón chi tiết nhất:
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
——-
Số: …
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày … tháng… năm…
ĐƠN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN
Kính gửi: …(1)
1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm: …
– Địa chỉ: …
– Điện thoại: …Fax: …E-mail: …
– Số quyết định thành lập/Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu có):
2. Tên phân bón: …
3. Loại phân bón: …
4. Chỉ tiêu chất lượng: …
5. Xuất xứ: …
6. Khảo nghiệm với các cây trồng: …
7. Khảo nghiệm trên các loại đất: …
8. Đề xuất tổ chức thực hiện khảo nghiệm: …
9. Các tài liệu nộp kèm theo: …
□ Tài liệu kỹ thuật đối với phân bón đăng ký khảo nghiệm
□ Đề cương khảo nghiệm phân bón
□ Tài liệu khác (nếu có)
Chúng tôi xin cam đoan thông tin trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về phân bón./.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón:
– Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền.
– Ghi cụ thể và chính xác tên tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm
– Ghi cụ thể địa chỉ của tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm
– Ghi chính xác số điện thoại, Fax, E-mail của tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm để liên hệ khi cần thiết
– Số quyết định thành lập/Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu có):
– Ghi cụ thể và chính xác tên phân bón đăng ký khảo nghiệm
– Ghi cụ thể và chính xác loại phân bón đăng ký khảo nghiệm
– Ghi cụ thể và chính xác chỉ tiêu chất lượng đăng ký khảo nghiệm
– Ghi cụ thể và chính xác xuất xứ sản phẩm đăng ký khảo nghiệm
4. Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm phân bón:
4.1. Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm được thực hiện theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lí phân bón:
1. Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ tới Cục Bảo vệ thực vật. Các hình thức nộp: trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ phải
2. Hồ sơ
Đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón;
Tài liệu kỹ thuật đối với phân bón đăng ký khảo nghiệm ;
Đề cương khảo nghiệm phân bón;
3. Thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm
– Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ, phê duyệt hồ sơ.
– Nếu hồ sơ đáp ứng thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành văn bản cho phép khảo nghiệm. Nếu trường hợp không cho phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4.2. Các loại phân bón phải khảo nghiệm:
Phân bón phải khảo nghiệm trước khi được công nhận lưu hành. Căn cứ theo thông tư số 52/2010/TT-BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định:
Phân bón mới sản xuất ở trong nước hoặc mới nhập khẩu thuộc các loại: phân hữu cơ, phân bón lá, phân vi sinh vật, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng, phân có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng, chất hỗ trợ tăng hiệu suất sử dụng phân bón, phân bón đất hiếm, chất giữ ẩm trong phân bón, chất cải tạo đất chưa có tên trong “Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam” (gọi tắt là Danh mục phân bón). Đây là các loại phân bón phải thực hiện khảo nghiệm phân bón.
4.3. Nguyên tắc khảo nghiệm:
Nghị định 108/2017/NĐ-CP quy định quản lý nhà nước về phân bón.
Điều 13. Nguyên tắc về khảo nghiệm phân bón
1. Phân bón phải khảo nghiệm trước khi được công nhận lưu hành trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều này,
2. Các loại phân bón không phải khảo nghiệm:
– Phân bón hữu cơ quy định tại các điểm a, e khoản 4 Điều 4 Nghị định này sử dụng bón rễ;
– Phân bón đơn, phân bón phức hợp quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 4 Nghị định này sử dụng bón rễ mà trong thành phần không bổ sung các chất tăng hiệu suất sử dụng, chất cải tạo đất, vi sinh vật, chất sinh học, chất điều hòa sinh trưởng hay các chất làm thay đổi tính chất, công dụng, hiệu quả sử dụng phân bón;
– Phân bón là kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh được công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
3. Phân bón phải khảo nghiệm cả diện rộng và diện hẹp; khảo nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành sau khi kết thúc khảo nghiệm diện hẹp.
4. Việc khảo nghiệm phân bón phải thực hiện tại tổ chức được công nhận đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm.
5. Việc khảo nghiệm phân bón thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia. Trong thời gian chưa có Tiêu chuẩn quốc gia tương ứng, việc khảo nghiệm thực hiện theo quy phạm khảo nghiệm phân bón tại Phụ lục II và báo cáo kết quả khảo nghiệm theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Lượng phân bón được phép sản xuất, nhập khẩu để khảo nghiệm được xác định dựa trên liều lượng bón cho từng loại cây trồng và diện tích khảo nghiệm thực tế nhưng không được vượt quá lượng sử dụng cho 10 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng hàng năm và 20 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng lâu năm.
Từ quy định tại điều trên ta có thể thấy để khảo nghiêm phân bón thì cận dựa trên nguyên tắc được luật này quy định. Việc khảo nghiệm phân bón phải thực hiện tại tổ chức được công nhận đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm, phân bón phải khảo nghiệm cả diện rộng và diện hẹp; khảo nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành sau khi kết thúc khảo nghiệm diện hẹp.
4.4. Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm phân bón:
Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm phân bón
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân đề bổ sung hồ sơ.
– Hồ sơ
+ Đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Tài liệu kỹ thuật đối với phân bón đăng ký khảo nghiệm theo Mẫu số 05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Đề cương khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
– Thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ hoặc tiến hành soát xét, phê duyệt hồ sơ.
Nếu hồ sơ đáp ứng các quy định về phân bón thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành văn bản cho phép khảo nghiệm theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cho phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 15. Điều kiện công nhận tổ chức thực hiện khảo nghiệm phân bón
1. Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm phải có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học và có Giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm phân bón.
3. Có ít nhất 05 người thực hiện khảo nghiệm chính thức của tổ chức (viên chức hoặc
– Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều này;
– Có Giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm phân bón.
4. Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác khảo nghiệm phân bón tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, Để được công nhận là tổ chức thực hiện khảo nghiệm phân bón thì tổ chức cần thực hiện các quy định về điều kiện phải là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm phải có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học và có Giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm phân bón, ngoài ra thì tổ chức cần phải có ít nhất 05 người thực hiện khảo nghiệm chính thức của tổ chức
4.5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón được quy định tại Điều 16 như sau:
Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức để bổ sung hồ sơ.
– Hồ sơ
+ Đơn đề nghị công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Bản thuyết minh điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
– Thẩm định và công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế.
Nếu hồ sơ, điều kiện đáp ứng quy định thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không công nhận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Như vậy, Tổ chức muốn được công nhận là tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón thì cần phải thực hiện theo thủ tục như đã nêu ở trên và đầy đủ các giấy tờ như quy định để việc công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón được thực hiện theo đúng trình tự quy định của pháp luật hiện hành.