Hoạt động xuất nhập khẩu phụ thuộc rất nhiều vào các chứng thư xuất khẩu, đây là loại giấy tờ có giá trị pháp lý quan trọng quyết định hàng hóa có được xuất khẩu hay không. Thực tế, chứng thư xuất khẩu được cấp do cơ quan có có thẩm quyền dựa trên đơn đăng ký chứng thư xuất khẩu.
Mục lục bài viết
1. Đơn đăng ký chứng thư xuất khẩu là gì?
Đơn đăng ký chứng thư xuất khẩu là văn bản do thương nhân thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa gửi tới cơ quan có thẩm quyền nhằm đề nghị cấp chứng thư xuất khẩu.
Đơn đăng ký chứng thư xuất khẩu dùng làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét,đánh giá tình hình khách quan để quyết định có cấp chứng thư xuất khẩu hay không, cũng là cơ sở để quản lý lượng hàng hóa được xuất khẩu thực tế.
2. Mẫu đơn đăng ký chứng thư xuất khẩu:
TÊN THƯƠNG NHÂN
Số: ……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
., ngày … tháng … năm …
ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỨNG THƯ XUẤT KHẨU
Kính gửi:……….. (tên của cơ quan cấp Chứng thư).
Tên thương nhân (tiếng Việt và tiếng Anh):………
Địa chỉ trụ sở chính:……..
Số điện thoại: ……….. Số fax:…………
Website (nếu có) ………………….. E-mail:…………..
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) số:………………. do………………. cấp ngày…… tháng…… năm………..
Căn cứ Thông tư số 07/2019/TT-BCT ngày 19 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về xuất khẩu hàng dệt may sang Mê-hi-cô theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương,….. (tên thương nhân) đề nghị ………………….. (tên của Cơ quan cấp Chứng thư) cấp Chứng thư xuất khẩu (Certificate of Eligibility) đối với hàng dệt may xuất khẩu sang Mê-hi-cô như sau:
1.Người nhập khẩu/Người mua (tên tiếng Việt và tên Tiếng Anh):
2.Địa chỉ người nhập khẩu:
3.Tên nhà sản xuất/gia công:
4.Địa chỉ nhà sản xuất/gia công:
5.Tờ khai hàng hóa xuất khẩu số:
Tên sản phẩm, hàng hóa (tiếng Việt và tiếng Anh)
Mô tả hàng hóa (HS 6 số)
Số lượng/ khối lượng
Mô tả nguyên liệu trong Danh mục nguồn cung thiếu hụt để sử dụng sản xuất
Ghi chú
……………… (tên thương nhân) cam đoan lô hàng nói trên được khai báo chính xác, đúng sự thực, thực hiện đúng các quy định tại Thông tư số 07/2019/TT-BCT ngày 19 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về xuất khẩu hàng dệt may sang Mê-hi-cô theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, các văn bản pháp luật khác có liên quan và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ghi rõ chức danh, ký tên, đóng dấu, họ và tên)
3. Hướng dẫn đơn đăng ký chứng thư xuất khẩu chi tiết nhất:
Trên đây là mẫu đơn đăng ký chứng thư xuất khẩu đối với hàng dệt may, tùy thuộc vào các loại hàng hóa khác nhau thì người làm đơn điền các thông tin ở mục 5 (tờ khai hàng hóa xuất khẩu số).
Người làm đơn phải xác định được chủ thể cần gửi đơn và ghi các thông tin về tên thương nhân (tiếng anh và tiếng việt), địa chỉ, các thức liên hệ và các thông tin về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Cuối đơn, người đại diện theo pháp luật phải ký và ghi rõ họ tên cùng với chức danh của mình, sử dụng con dấu theo quy định.
Như vậy, việc cấp chứng thư xuất khẩu chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp (thương nhân).
4. Các vấn đề pháp lý về đăng ký chứng thư xuất khẩu:
Chứng thư xuất khẩu (Certificate of Eligibility)
Thông tư 07/2019/TT-BCT quy định về xuất khẩu hàng dệt may sang Mê-hi-cô theo Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương quy định về các vấn đề này như sau
4.1. Trình tự, thủ tục cấp Chứng thư xuất khẩu:
Hồ sơ đăng ký cấp Chứng thư xuất khẩu bao gồm:
+ Đơn đăng ký Chứng thư xuất khẩu (Mẫu số 01 thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này);
+ Chứng thư xuất khẩu đã khai hoàn chỉnh (Mẫu số 02, 03 thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này). Hướng dẫn kê khai Chứng thư xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Việc kê khai Chứng thư xuất khẩu theo hướng dẫn kê khai tại Phụ lục IV phục vụ việc cấp Chứng thư, giám sát thực hiện của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan theo CPTPP.
+ Tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan.
– Thương nhân khai báo hồ sơ đề nghị cấp Chứng thư xuất khẩu theo mẫu quy định tại khoản 1 Điều này qua hệ thống điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ: http://www.ecosys.gov.vn.
– Trong thời hạn 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan cấp Chứng thư xuất khẩu
+ Trường hợp đáp ứng cấp Chứng thư xuất khẩu, Bộ Công Thương
+ Trường hợp không cấp Chứng thư xuất khẩu, Bộ Công Thương thông báo và nêu rõ lý do trên hệ thống điện tử. Đối với hồ sơ cần bổ sung, sửa đổi, thời hạn nộp bổ sung, sửa đổi hồ sơ là 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi thương nhân nhận được thông báo; quá thời hạn trên hệ thống điện tử sẽ tự động hủy bỏ hồ sơ này.
Cơ quan cấp Chứng thư xuất khẩu của Bộ Công Thương là các cơ quan:
– Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội
– Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Tp. Hồ Chí Minh
– Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng
-Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đồng Nai
– Sở Công Thương Hải Phòng
– Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Dương
– Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Vũng Tàu
– Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lạng Sơn
– Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Quảng Ninh
– Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lào Cai
– Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thái Bình
– Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thanh Hóa
– Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Nghệ An
– Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Tiền Giang
– Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Cần Thơ
– Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Dương
– Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Trị Thiên
– Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Khánh Hòa
– Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Tĩnh
– Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Ninh Bình
4.2. Nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan:
– Bộ Công Thương cấp Chứng thư xuất khẩu cho lô hàng dệt may xuất khẩu sang Mê-hi-cô đối với các trường hợp quy định tại điểm a, điểm c, khoản 3 Điều 4 Thông tư này. Chứng thư xuất khẩu có giá trị trong năm được cấp.
– Chứng thư xuất khẩu được cấp tự động cho các lô hàng đã xuất khẩu.
– Chứng thư xuất khẩu được cấp theo phương thức trừ lùi lượng hạn ngạch thuế quan trên hệ thống điện tử theo nguyên tắc thương nhân nộp hồ sơ trước được cấp trước, thương nhân nộp hồ sơ sau được cấp sau, cho đến khi lượng hạn ngạch thuế quan được cấp hết. Thời gian tiếp nhận hồ sơ được tự động cập nhật trên hệ thống điện tử của Bộ Công Thương.
– Bộ Công Thương công bố công khai số lượng, khối lượng hạn ngạch thuế quan trên Hệ thống điện tử của Bộ Công Thương.
– Thương nhân có nhu cầu hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định tại Thông tư này có trách nhiệm theo dõi hạn ngạch thuế quan hàng dệt may xuất khẩu sang Mê-hi-cô trên hệ thống điện tử để nộp hồ sơ đăng ký cấp Chứng thư xuất khẩu theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
4.3. Đăng ký thông tin:
– Thương nhân xuất khẩu hàng dệt may sang Mê-hi-cô theo CPTPP (bao gồm cả thương nhân xuất khẩu theo hạn ngạch thuế quan và cả thương nhân xuất khẩu không theo hạn ngạch thuế quan) phải đăng ký thông tin theo Mẫu số 04 thuộc Phụ lục III của Thông tư này trên hệ thống điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ: http://www.ecosys.gov.vn.
– Thương nhân có trách nhiệm chủ động cập nhật thông tin khi có thay đổi về hoạt động sản xuất, kinh doanh và các thông tin có liên quan đến thương nhân.
4.4.. Lưu trữ hồ sơ:
Thương nhân quy định tại Điều 9 của Thông tư này có trách nhiệm lưu các hồ sơ sau:
– Hồ sơ liên quan đến lô hàng xuất khẩu sang Mê-hi-cô như: hồ sơ đăng ký cấp Chứng thư xuất khẩu, hồ sơ hải quan, chứng từ vận tải, hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và hồ sơ chứng từ khác có liên quan. Thời gian lưu hồ sơ tối thiểu 5 năm kể từ ngày xuất khẩu.
– Hồ sơ, chứng từ chứng minh năng lực sản xuất của thương nhân trong 5 năm gần nhất: như máy móc thiết bị, số lượng công nhân và hồ sơ chứng từ khác có liên quan.
– Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số xây dựng Hệ thống điện tử cấp Giấy chứng thư xuất khẩu và đăng ký thông tin thương nhân.
– Các cơ quan cấp Chứng thư xuất khẩu quy định tại Điều 7 của Thông tư này tổ chức triển khai cấp Chứng thư xuất khẩu.
4.5. Hướng dẫn kê khai chứng thư xuất khẩu:
– Chứng thư xuất khẩu phải được kê khai bằng tiếng Anh theo mẫu đăng tải trên hệ thống điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ: http://www.ecosys.gov.vn
– Nội dung kê khai phải phù hợp với Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu CPTPP (Certificate of Origin form CPTPP) và các chứng từ khác như vận đơn, hoá đơn thương mại ….
– Thương nhân kê khai số trang và từ ô số 1 đến ô số 11 với nội dung kê khai cụ thể như sau:
– Ô trên cùng bên tay phải: ghi số trang. Ví dụ: page 1/3, page 2/3, page 3/3
– Ô số 1: Tên, địa chỉ của nhà xuất khẩu.
– Ô số 2: Tên, địa chỉ của nhà nhập khẩu hoặc nhận hàng.
– Ô số 3: Nước xuất khẩu.
– Ô số 4: Tên phương tiện vận tải (nếu gửi hàng bằng máy bay thì ghi “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì “By sea”).
– Ô số 5: Cảng xếp hàng.
– Ô số 6: Cảng đến hoặc nơi dỡ hàng cuối cùng.
– Ô số 7: Số thứ tự các mặt hàng (mỗi mặt hàng có một số thứ tự riêng).
– Ô số 8: Ký hiệu, số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm mã HS của Mê-hi-cô ở cấp 6 số và tên thương hiệu của hàng hóa (nếu có)).
– Ô số 9: Số lượng, khối lượng hàng hóa (ghi đơn vị tính kg hoặc chiếc theo quy định tại Phục lục I của Thông tư).
– Ô số 10: Mô tả nguyên liệu trong Danh mục nguồn cung thiếu hụt được sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu (theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này).
– Ô số 11: Thương nhân ghi địa điểm, ngày tháng và ký tên người đại diện theo pháp luật
– Tờ khai bổ sung Chứng thư xuất khẩu:
Trường hợp thương nhân sử dụng Tờ khai bổ sung theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này để khai nhiều mặt hàng vượt quá trên một Chứng thư xuất khẩu, đề nghị khai số trang và các ô từ ô số 7 đến ô số 11 tương tự hướng dẫn tại khoản 3 của Phụ lục này.