Lễ hội tín ngưỡng là những hình thức hoạt động tín ngưỡng có tổ chức, thể hiện sự tôn thờ, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng đối với việc thờ cúng tổ tiên, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đăng ký tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu là gì?
Mẫu đăng ký tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu là mẫu văn bản được lập ra bởi cơ sở tín ngưỡng gửi tới Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi diễn ra lễ hội để đăng ký được tổ chức lễ hội tín ngưỡng. Mẫu đơn nêu rõ thông tin người làm đơn, nội dung đề nghị…
Mẫu đăng ký tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu được cơ sở tín ngưỡng sử dụng để gửi tới Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi diễn ra lễ hội để đăng ký được tổ chức lễ hội tín ngưỡng.
2. Mẫu đăng ký tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu chi tiết nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
….(1)…., ngày … Tháng … năm …
ĐĂNG KÝ
Tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôi phục
hoặc lễ hội tín ngưỡng được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi
Kính gửi: ….(2)..
Tên cơ sở tín ngưỡng (chữ in hoa): ….
Địa chỉ: …
Người đại diện(3):
Họ và tên: … Năm sinh: …
Số CMND/Số hộ chiếu/Số định danh cá nhân: …
Ngày cấp: … Nơi cấp: …
Đăng ký về việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng …(4)…. với các nội dung sau:
TT | Tên lễ hội | Nội dung lễ hội hoặc nội dung thay đổi so với trước | Quy mô | Thời gian | Địa điểm | Ghi chú |
1 | ||||||
2 | ||||||
… | ||||||
N |
Văn bản kèm theo gồm: Dự kiến thành viên ban tổ chức lễ hội; ghi rõ các điều kiện cần thiết để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong lễ hội.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN(3)
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đăng ký tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu chi tiết nhất:
-Điền đầy đủ các thông tin của cơ sở tín ngưỡng
-Nêu rõ tên lễ hội, nguồn gốc lịch sử, phạm vi tổ chức, nội dung lễ hội, thời gian tổ chức, địa điểm tổ chức
Lưu ý:
(1) Địa danh nơi có cơ sở tín ngưỡng.
(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội.
(3) Trường hợp cơ sở tín ngưỡng có ban quản lý thì người thay mặt ban quản lý ký bản đăng ký.
(4) Lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôi phục hoặc lễ hội tín ngưỡng được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi.
4. Một số quy định về đăng ký tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu:
4.1. Tổ chức lễ hội tín ngưỡng bao gồm những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân và nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
Thứ hai, Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất và ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
Thứ ba, Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống và đặc biệt không được thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
Thứ tư, Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
Thứ năm, Trong quá trình diễn ra lễ hội thì cần phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
Thứ sau, Không được lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
Thứ bảy, Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
4.2. Đăng ký tổ chức lễ hội:
-Lễ hội phải đăng ký với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức gồm:
Một là, Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề do cơ quan trung ương tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp quốc gia) được tổ chức lần đầu.
Hai là, Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có từ 02 tỉnh trở lên tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp khu vực) được tổ chức lần đầu.
Ba là, Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
-Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi tổ chức gồm:
Một là, Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp tỉnh được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên;
Hai là, Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp tỉnh) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
-Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tổ chức gồm:
Một là, Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp huyện được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.
Hai là, Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp huyện) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
Ba là, Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp xã được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.
Bốn là, Lễ hội truyền thống cấp huyện, cấp xã được tổ chức hàng năm nhưng có thay đổi về cách thức tổ chức, nội dung, địa điểm so với truyền thống.
Như vậy, Mỗi lễ hội khác nhau thì được đăng ký tổ chức ở nơi khác nhau để giảm thiểu việc quá tải đơn đăng ký tổ chức lễ hội tín ngưỡng. Đối với những lễ hội tín ngưỡng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức thì phải đăng ký để được cấp phép tổ chức, hoặc đối với Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện thì phải thực hiện đăng ký đúng cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động tránh việc mất công và tốn thời gian.
4.3. Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội:
Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội bao gồm:
-Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ hội, sự cần thiết, thời gian, địa điểm, quy mô, nội dung hoạt động lễ hội, dự kiến thành phần số lượng khách mời.
-Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
-Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ hội.
-Các tài liệu hoặc văn bản chứng minh về nguồn gốc lễ hội (đối với lễ hội truyền thống).
-Văn bản đồng ý tổ chức lễ hội tại Việt Nam của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự hoặc Tổng Lãnh sự quốc gia, vùng lãnh thổ và văn bản đồng ý của Bộ Ngoại giao (đối với lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài).
4.4. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội; trách nhiệm của Ban Tổ chức lễ hội:
Cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội thực hiện trách nhiệm sau:
-Thực hiện thủ tục đăng ký hoặc
-Thành lập, phê duyệt quy chế làm việc của Ban tổ chức lễ hội; chịu trách nhiệm về hoạt động của Ban tổ chức lễ hội;
-Chịu trách nhiệm về công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định của pháp luật
-Báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hoặc thông báo chậm nhất 20 ngày kể từ ngày kết thúc lễ hội.
Ban tổ chức lễ hội thực hiện trách nhiệm sau:
-Ban hành, phổ biến quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
-Tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh, bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác; thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội;
-Xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
-Quy định khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ, bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; treo, đặt bảng phổ biến nội dung, biển hướng dẫn ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho việc tiếp nhận thông tin của người tham gia lễ hội;
– Yêu cầu người cung ứng dịch vụ, hàng hóa tại khu vực lễ hội phải niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết; không chèo kéo và ép giá; không bày bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; không bày bán động vật quý hiếm, các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật;
-Không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích.
Như vậy, khi lễ hội tín ngưỡng lần đầu được diễn ra thì Cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội và Ban tổ chức lễ hội thực hiện trách nhiệm về công tác quản lý và tổ chức lễ hội, tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh, bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác; thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội, xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật, quy định khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ, bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; treo, đặt bảng phổ biến nội dung, biển hướng dẫn ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho việc tiếp nhận thông tin của người tham gia lễ hội theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ pháp lý:
– Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016.