Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Bạn cần biết

Tín ngưỡng là gì? Phân biệt với tôn giáo và mê tín dị đoan?

  • 26/01/202326/01/2023
  • bởi Phạm Thị Ngọc Ánh
  • Phạm Thị Ngọc Ánh
    26/01/2023
    Bạn cần biết
    0

    Tín ngưỡng là gì? Phân biệt tín ngưỡng với tôn giáo và mê tín dị đoan? Phân loại tín ngưỡng tại Việt Nam?

      Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta là lịch sử thống nhất và đoàn kết của toàn cộng đồng dân tộc, giữa những tôn giáo và tín ngưỡng bản địa với những tôn giáo du nhập từ bên ngoài. Trong nửa đầu và cuối thế kỷ XX chính là sự phát triển mạnh mẽ của những tôn giáo bản địa. Cùng với những tín ngưỡng bản địa mà đã hình thành từ lịch sử ngàn năm của dân tộc ta, như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, những tôn giáo ngoại sinh và nội sinh cũng đã làm phong phú và là một bộ phận không thể thiếu đươc ở trong đời sống tâm linh và tinh thần của toàn cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Như vậy, tín ngưỡng là gì? Phân biệt với tôn giáo và mê tín dị đoan?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Tín ngưỡng là gì?
      • 2 2. Phân biệt tín ngưỡng với tôn giáo và mê tín dị đoan?
        • 2.1 2.1. Phân biệt tín ngưỡng với tôn giáo:
        • 2.2 2.2. Phân biệt tín ngưỡng với mê tín dị đoan:
      • 3 3. Phân loại tín ngưỡng tại Việt Nam:
        • 3.1 3.1. Tín ngưỡng phồn thực:
        • 3.2 3.2. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên:
        • 3.3 3.3. Tín ngưỡng sùng bái con người:
        • 3.4 3.4. Tín ngưỡng sùng bái thần linh:

      1. Tín ngưỡng là gì?

      Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của nước ta quy định:

      “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng”

      Tại khoản 1 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có giải thích về tín ngưỡng, theo quy định này thì tín ngưỡng chính là niềm tin của con người được thể hiện thông qua các lễ nghi gắn liền với các phong tục, tập quán truyền thống nhằm để mang lại sự bình an về tinh thần cho các cá nhân và cộng đồng.

      Tín ngưỡng có những đặc điểm cơ bản sau:

      – Tín ngưỡng có sự dung hợp, có sự đan xen và hòa đồng, không kỳ thị hay tranh chấp và xung đột. Những tín ngưỡng truyền thống đã phản ánh về đời sống tâm linh phong phú, đa dạng, và sự khoan dung, độ lượng, nhân ái của con người Việt Nam và thể hiện được tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Đây chính là những yếu tố để cho người Việt Nam dễ hòa đồng với nhiều tín ngưỡng khác nhau

      – Mỗi tín ngưỡng sẽ mang những nét văn hóa riêng biệt nhưng có điểm chung là đều hướng đến Chân – Thiện – Mỹ, đều chịu ảnh hưởng của truyền thống dân tộc, đều góp phần tạo nên những nét đẹp trong một nền văn hóa đa dạng, phong phú về bản sắc của dân tộc

      – Vấn đề tín ngưỡng là một vấn đề rất nhạy cảm, thường sẽ bị các thế lực thù địch tìm đủ mọi cách để lợi dụng tín ngưỡng để gây mất ổn định về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

      2. Phân biệt tín ngưỡng với tôn giáo và mê tín dị đoan?

      2.1. Phân biệt tín ngưỡng với tôn giáo:

      Tiêu chí Tôn giáo Tín ngưỡng
      Giống nhau –      Những người có tôn giáo (như Phật giáo, Thiên chúa giáo,…) đều có sinh hoạt tín ngưỡng dân gian (như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, như tín ngưỡng thờ Thành hoàng, thờ Mẫu,…) và đều tin vào những điều mà tôn giáo mình theo và những loại hình tín ngưỡng đó truyền dạy.

      –      Tôn giáo và tín ngưỡng đều có một vai trò trong việc thực hiện điều chỉnh hành vi ứng xử giữa những cá nhân với nhau, giữa cá nhân với xã hội, đồng thời là giải quyết tốt các mối quan hệ ở trong gia đình trên cơ sở giáo lý tôn giáo.

      –      Tín ngưỡng và tôn giáo đều đã được pháp luật thừa nhận

      Khác nhau Tôn giáo sẽ phải có đủ 4 yếu tố cấu thành đố chính là: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ Tín ngưỡng dân gian sẽ không có 4 yếu tố đó
      Với tín đồ tôn giáo, thì một người ở trong một thời điểm cụ thể sẽ chỉ có thể có một tôn giáo Người dân có thể sẽ đồng thời sinh hoạt ở nhiều những tín ngưỡng khác nhau
      Tôn giáo đều có một hệ thống kinh điển đầy đủ.

      Hệ thống kinh điển của một tôn giáo chính là những bộ kinh, bộ luật, luận rất đồ sộ của Phật giáo; là một bộ “Kinh thánh” và “Giáo luật” của đạo Công giáo

      Tín ngưỡng sẽ chỉ có một số bài văn tế (như tín ngưỡng thờ thành hoàng), bài khấn (như tín ngưỡng thờ tổ tiên, thờ Mẫu).
      Có những giáo sĩ hành đạo chuyên nghiệp và sẽ theo nghề suốt đời Sinh hoạt tín ngưỡng dân gian sẽ không có ai làm việc này một cách chuyên nghiệp cả. Những tăng sĩ Phật giáo và những giáo sĩ đạo Công giáo đều là những người mà làm việc chuyên nghiệp và hành đạo suốt đời.

      2.2. Phân biệt tín ngưỡng với mê tín dị đoan:

      Tiêu chí Tín ngưỡng Mê tín dị đoan
      Giống nhau –      Đều là tin vào những điều mà mắt không thể thấy, tai không thể nghe được

      –      Đều có tác dụng điều chỉnh các hành vi ứng xử của con người dựa trên cơ sở những điều mà người ta tin theo và người ta noi theo tấm gương sáng của các đối tượng được tôn thờ ở trong các loại hình tín ngưỡng và trong mê tín dị đoan.

      Khác nhau Thể hiện các nhu cầu của đời sống tinh thần, của đời sống tâm linh Kiếm tiền và trục lợi là chính
      Hầu hết là không ai làm việc chuyên nghiệp hay là bán chuyên nghiệp Hầu hết là hoạt động bán chuyên nghiệp hoặc là chuyên nghiệp, sống dựa vào việc thực hiện hoạt động mê tín dị đoan
      Sinh hoạt tín ngưỡng sẽ có cơ sở thờ tự riêng (đình, từ đường, miếu,…) Thường sẽ sử dụng không gian nào đó của các cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian nhằm để hành nghề hoặc hành nghề tại tư gia.
      Sinh hoạt định kỳ tại các cơ sở thờ tự (như ngày mùng Một, ngày Rằm âm lịch hàng tháng sẽ ra đình làm lễ Thánh; hàng năm đến ngày giỗ bố mẹ ông bà, phải làm giỗ,…) Hoạt động không có định kỳ
      Được pháp luật bảo vệ, được xã hội thừa nhận Pháp luật không thừa nhận và xã hội lên án

      3. Phân loại tín ngưỡng tại Việt Nam:

      3.1. Tín ngưỡng phồn thực:

      Tín ngưỡng phồn thực chính là sự tin tưởng, sự ngưỡng mộ và sự sùng bái sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và của con người. Tín ngưỡng phồn thực đã hình thành từ xa xưa, dựa trên cơ sở tư duy trực quan, sự cảm tính của con người trước sự sinh sôi nhằm để duy trì sự sống. Họ nhìn thấy được ở thực tiễn đã có một sức mạnh siêu nhiên và họ sùng bái các hiện vật, những hiện thực đó như thần thánh.

      Ở Việt Nam thì việc thờ sinh thực khí hay gọi là thờ cúng Nõ Nường (Nõ – là tượng trưng cho bộ phận sinh dục nam, Nường – là tượng trưng cho bộ phận sinh dục nữ). Ngoài ra, thì tín ngưỡng phồn thực còn có những biến thể như là: Thờ cột đá tự nhiên, thờ những kẽ đá nứt tự nhiên mà có hình dáng như là bộ phận sinh dục nam, nữ;…

      Xem thêm: Phong tục và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

      3.2. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên:

      Sùng bái tự nhiên chính là giai đoạn tất yếu ở trong quá trình phát triển của con người. Với cái gốc chính là nghề trồng lúa nước thì sự gắn bó với lại tự nhiên sẽ lại càng dài lâu và bền chặt. Chất âm tính của một văn hóa nông nghiệp đã dẫn đến lối sống thiên về tình cảm trọng nữ, và trọng tín ngưỡng, tình trạng nữ thần chiếm ưu thế.

      – Thờ Tam phủ, Tứ phủ

      Tam phủ chính là chỉ ba vị thánh thần đó là: Bà Trời (hay còn gọi là Mẫu Thượng Thiên), Bà Chúa Thượng (hay còn gọi là Mẫu Thượng Ngàn), Bà Nước (hay còn gọi là Mẫu Thoải). Tứ phủ gồm có ba vị Mẫu đã nêu cộng thêm Mẫu Địa phủ.

      – Thờ tứ pháp

      Tứ phủ được dùng để chỉ những bà thần Mây – Mưa – Sấm – Chớp, đại diện cho những hiện tượng tự nhiên mà có vai trò quan trọng trong nông nghiệp.

      – Thờ động vật thực vật

      Do xuất phát từ nước có gốc là nông nghiệp trồng lúa nước cho nên tín ngưỡng sùng bái giới tự nhiên đã thể hiện ở việc thờ các động vật, thực vật. Tín ngưỡng Việt Nam thờ những con vật như là trâu, cóc, chim, rắn, cá sấu,… những con vật đó gần gũi với lại cuộc sống của toàn người dân của một xã hội nông nghiệp. Thực vật mà được tôn sùng nhất đó là cây lúa, có Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa,… đôi khi còn thờ cả Thần Cây Đa, Cây Cau,…

      3.3. Tín ngưỡng sùng bái con người:

      – Hồn và vía

      Xem thêm: Mê tín dị đoan là gì? Biểu hiện, hậu quả và phòng chống mê tín dị đoan?

      Người xưa đã cho rằng con người bao gồm có phần thể xác và phần linh hồn. Con người có ba hồn, nam sẽ có bảy vía và nữ có chín vía.

      Hồn và vía dùng thể xác con người làm nơi trú ngụ, trường hợp mà hôn mê ở những mức độ khác nhau sẽ được giải thích là vía và hồn đã rời bỏ thể xác ở các mức độ khác nhau. Nếu như phần thần của hồn mà đã rời khỏi thể xác thì tức là người đó đã chết. Khi mà người chết, thì hồn nhẹ hơn sẽ bay sang kiếp khác còn lại vía nặng hơn thì sẽ bay là là mặt đất rồi tiêu tan.

      – Tổ tiên

      Người Việt cho rằng những người đã mất đã đi về nơi chín suối. Bàn thờ tổ bao giờ cũng sẽ được bày ở nơi trang trọng nhất, cúng lễ bao giờ cũng sẽ có nước hoặc là rượu cùng với những đồ tế lễ khác. Sau khi đã cúng xong thì sẽ đem đốt vàng mã và đổ rượu hoặc nước lên đống tro tàn, nếu như có khói bay lên trời, nước hòa với lửa thấm xuống đất thì có nghĩa là tổ tiên sẽ nhận được.

      – Thành Hoàng làng

      “Thành hoàng” chính là vị thần cai quản, che chở và định đoạt phúc họa cho một cộng đồng người sống ở trong một khu vực nhất định. Thành hoàng sẽ thường được người dân thờ ở trong Đình, Miếu. Việc thờ phụng Thành Hoàng đã tượng trưng cho sự bảo vệ làng xã và có mong muốn sự trường tồn của các thôn ấp.

      – Vua tổ

      Đây chính là một tín ngưỡng thể hiện về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Bởi Vua Hùng chính là vị vua tổ của người Việt, người mà có công sáng lập ra nước Văn Lang và đã mở ra thời đại Hùng Vương trong lịch sử.

      Xem thêm: Tôn giáo là gì? Nội dung cơ bản của Luật tín ngưỡng tôn giáo?

      – Tứ bất tử

      Bốn vị thánh bất tử bao gồm là: Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh. Trong đó:

      + Tản Viên thể hiện những ước vọng chiến thắng thiên tai, lụt lội.

      + Thánh Gióng thể hiện cho chính tinh thần chống giặc ngoại xâm.

      + Chử Đồng Tử đã thể hiện cho cuộc sống phồn vinh về vật chất.

      + Liễu Hạnh là thể hiện cho cuộc sống phồn vinh về tinh thần.

      3.4. Tín ngưỡng sùng bái thần linh:

      – Thổ công

      Thổ Công chính là một vị thần mà được thờ ở trong gia đình, chính là vị thần thực hiện trông coi nhà cửa, định đoạt về họa phúc cho một gia đình. Sống ở đâu thì sẽ có Thổ Công ở đó giống như là câu nói “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”.

      Xem thêm: Luật sư tư vấn các quy định của luật tín ngưỡng tôn giáo trực tuyến

      Thổ Công được tin chính là vị thần quan trọng nhất ở trong gia đình. Mặc dù là bàn thờ tổ tiên được đặt ở giữa, còn bàn thờ Thổ Công được đặt ở bên trái nhưng khi mà cúng lễ tổ tiên, thì người ta đều sẽ phải khấn Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên về.

      – Thần tài

      Thần Tài chính là một vị thần trong tín ngưỡng, được con người Việt rất coi trọng và thờ cúng với những mong ước thần đem lại nhiều may mắn, nhiều tài lộc trong cuộc sống.

        Xem thêm: Đất tín ngưỡng là gì? Phân biệt với đất của cơ sở tôn giáo?

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Mê tín dị đoan

        Tín ngưỡng


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Phật giáo thờ ai? Giáo lý Phật giáo? Ý nghĩa của Phật giáo?

        Phật giáo là tôn giáo đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước. Cho đến nay, Phật giáo vẫn luôn tồn tại, phát triển và có những ảnh hưởng nhất định trên toàn cầu, đặc biệt là tại các quốc gia Châu Á. Để hiểu hơn về Phật Giáo, cũng như những “bí mật” chưa từng được tiết lộ về tôn giáo này sẽ được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây.

        Sự tích Quan Âm Bồ Tát? Quan Âm Bồ Tát là nam hay nữ?

        Quan Thế Âm hay Quán Thế Âm theo tiếng Phạn nghĩa là "Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian" là một vị Bồ tát hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật. Quan Thế Âm Bồ Tát từ xưa đến nay luôn được nhắc đến như một vị Phật đại diện cho tấm lòng từ bi hỷ xả. Ngài che chở, bảo hộ chúng sinh vượt qua gian nan, khốn khổ. Thờ phượng Ngài đã lâu nhưng không có nhiều người biết về Quan Âm Bồ Tát là ai. Mời quý vị cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp các thắc mắc trên.

        Cầu nguyện là gì? Tại sao người Công giáo lại cầu nguyện?

        Công giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới những không phải ai cũng hiểu những hoạt động của Công giáo. Bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời cho những câu hỏi: Cầu nguyện là gì Tại sao người Công giáo lại cầu nguyện?

        Cơ cấu tổ chức, hàng giáo phẩm Giáo hội Công giáo Việt Nam

        Công giáo được xem là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các tín đồ công giáo trên khắp nơi hoạt động thông qua giáo hội ở từng khu vực. Vậy cơ cấu tổ chức, hàng giáo phẩm Giáo hội Công giáo Việt Nam như thế nào?

        Nghi thức rửa tội, thêm sức, rước lễ lần đầu cho Tân Tòng

        Nghi thức rửa tội, thêm sức, rước lễ lần đầu là những nghi thức quan trọng và bắt buộc dành cho những người muốn theo đạo Công giáo. Bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nghi thức rửa tội, thêm sức, rước lễ lần đầu cho Tân Tòng.

        Cô bé Lục Cung là ai? Sự tích và bản văn Cô Bé Lục Cung?

        Cô Bé Lục Cung hay còn gọi là Cô Bé Chín Tư. Cô là thánh cô bản đền hầu cận kề bên cạnh Chầu Lục Cung Nương nên còn được gọi là Cô Bé Lục Cung. Các tài liệu về Cô Bé Lục Cung không nhiều. Cô được phối thờ tại Đền Lục Cung Hữu Lũng – Lạng Sơn. Nơi đây được coi là nơi thờ chính của Cô. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

        Thánh Mẫu Liễu Hạnh là ai? Bà Chúa Liễu Hạnh thờ ở đâu?

        Thánh Mẫu Liễu Hạnh xuất phát từ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam từ lâu đời nhằm thể hiện sự trân trọng, biết ơn với những người mẹ, người phụ nữ bên cạnh. Khám phá câu chuyện về Thánh Mẫu Liễu Hạnh và những ngôi đền thờ Người trên khắp đất nước qua bài viết sau của Văn Hoá Trầm Hương. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

        Kinh nghiệm đi viếng mộ, xin lộc và lễ tạ cô Sáu ở Côn Đảo

        Nếu bạn đang có dự định đến Côn Đảo để viếng mộ, lễ tạ cô Sáu - nữ anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu, thì đừng bỏ qua những kinh nghiệm trong bài viết chi tiết dưới đây nhé.

        Chầu Đệ Tứ là ai? Sự tích về Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai?

        Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai hay còn gọi là Chầu Đệ Tứ là một vị Thánh trong Đạo Mẫu Tứ phủ Việt Nam, người đứng thứ tư trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà. Có nhiều người chưa hiểu rõ về Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai. Hãy cùng theo dõi trong bài viết sau.

        Cách sắm mâm lễ và văn khấn xin lộc tại Đền bà Chúa Then

        Nhắc đến Then người ta nghĩ ngay đến sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày Nùng. Hiện nay chưa có tài liệu chính xác ghi chép về ngày ra đời của Then. Chỉ biết Then là vị thần đã xuất hiện từ lâu đời trong đời sống của các dân tộc Nùng, Tày, Thái. Hãy cùng có thời gian tìm hiểu về Đền Bà Chúa Then, sự tích Bà Chúa Then và cách sắm mâm lễ cùng văn khấn xin lộc tại Đền bà Chúa Then trong bài viết sau đây.

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ