Khi xác lập quan hệ làm việc với nhau thì hai bên chủ thể sẽ thực hiện việc ký kết hợp đồng giao dịch để đảm bảo quyền và lợi ích của mình. Trong trường hợp khi hợp đồng hết hạn mà hoạt động của công ty chưa giải quyết xong thì có thể tiến hành gia hạn hợp đồng.
Mục lục bài viết
1. Mẫu công văn đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế là gì?
Theo Điều 385 Bộ luật dân sự quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Gia hạn hợp đồng là để nhằm mục đích để kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng, do vậy việc gia hạn hợp đồng chỉ được thực hiện khi hợp đồng còn thời hạn hoặc gần hết hạn.
Mẫu công văn đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế là công văn được chủ thể trong hợp đồng lập ra gửi đến chủ thể còn lại của hợp đồng với mục đích do hợp đồng ký kết sắp hết hạn mà nhu cầu hoạt động của công ty vẫn chưa xong nên muốn gia hạn thêm hợp đồng để hai bên tiếp tục làm việc.
Mẫu công văn đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế là mẫu công văn do một bên chủ thể trong hợp đồng lập ra với mục đích là để gửi cho bên chủ thể trong hợp đồng còn lại để trình bày các căn cứ xác lập nội dung xin gia hạn hợp đồng để tiếp tục hợp tác làm việc hỗ trợ cho nhu cầu hoạt động của công ty
2. Mẫu công văn đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế chi tiết nhất:
CÔNG TY …
Số …/…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN HĐKT
Kính gửi: Công ty …………………..
Căn cứ theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam;
Căn cứ theo HĐKT số … đã ký kết ngày … tháng … năm …;
Căn cứ theo nhu cầu thực tế 2 bên;
Công ty … xin thông báo Hợp đồng kinh tế giữa hai bên sẽ hết hiệu lực từ ngày …/…/…
Lý do: Hợp đồng số …/HĐKT là hợp đồng có thời hạn và kết thúc vào ngày …/…/… Do nhu cầu hoạt động của Công ty …, sau khi hết thời hạn của HĐKT số ký ngày … tháng … năm …, chúng tôi có nhu cầu muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ của công ty; cụ thể như sau:
- ….
- ….
- ….
Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được quy định trong hợp đồng số ….
Nay chúng tôi kính đề nghị Quý Công ty … đồng ý tiếp tục thực hiện Hợp đồng số … sau khi hết hạn hợp đồng kể từ ngày …/…/…
…, ngày … tháng … năm …
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
3. Hướng dẫn lập công văn đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế:
Nội dung công văn gồm:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Tên công văn
– Căn cứ để xác lập gia hạn lại hợp đồng
– Lý do xin gia hạn hợp đồng
– Ký xác nhận
4. Một số quy định pháp luật liên quan:
4.1. Hợp đồng kinh tế:
Hợp đồng kinh tế chính được hiểu một cách đơn giản là văn bản, tài liệu giao dịch để thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên liên quan ký kết việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học. Kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
Những loại hợp đồng kinh tế được sủ dụng phổ biến hiện này gồm: hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng xây dựng, hợp đồng thương mại, hợp động sản xuất.
Theo quy định thì hợp đồng kinh tế thì hợp đồng được ký kết giữa 2 chủ thể là pháp nhân hoặc ít nhất một bên được xem là pháp nhân và còn bên kia có thể là cá nhân có đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, hợp đồng kinh tế còn quy định rằng những người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ nông dân ngư dân cá thể, hộ kinh tế gia đình, các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài ở Việt Nam cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng kình tế khi họ đã ký kết hợp đồng với pháp nhân.
Một mẫu hợp đồng kinh tế bao gồm những nội dung chính như sau:
– Đối tượng của hợp đồng kinh tế
– Tên gọi Hợp đồng: có thể là các loại tên gọi như hợp đồng dịch vụ, hợp đồng mua bán, hợp đồng ngoại thương,…
– Điều khoản giải quyết các tranh chấp: khi phát sinh tranh chấp (Kiện tụng).
– Ngày tháng: là thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng.
– Người đại diện: là người đại diện về mặt pháp lý, thường là các cá nhân có thẩm quyền ký hay cá nhân được ủy quyền.
– Thanh toán: các phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, đặt cọc (nếu có), các loại chiết khấu.
– Chủ thể hợp đồng kinh tế: cá nhân soạn thảo hợp đồng ghi rõ tên gọi của bên mua, bên bán,
– Khách hàng hay các bên cung ứng (tên gọi doanh nghiệp, MST của doanh nghiệp và địa chỉ rõ ràng của doanh nghiệp).
– Giao hàng: cá nhân soạn thảo hợp đồng phải ghi rõ ràng thời gian, thời điểm giao hàng, chi phí vận chuyển hàng hóa.
– Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng: khi không thực hiện đúng như các điều khoản trong hợp đồng, cá nhân soạn thảo hợp đồng ghi rõ mức phạt khi vi phạm hợp đồng, mức bồi thường và trách nhiệm do vi phạm.
– Địa điểm, thời hạn, cách thực thực hiện hợp đồng kinh tế: là thanh lý hợp đồng, bao gồm hiệu lực của hợp đồng (thời gian bắt đầu và kết thúc hiệu lực).
– Hàng hóa: cá nhân soạn thảo hợp đồng kinh tế viết rõ ràng và chính xác: tên gọi hàng hóa; chủng loại, mẫu mã; số lượng, trọng lượng; chất lượng, kích cỡ, màu sắc; giá trị (có hoặc chưa có tính thuế); chứng từ liên quan đến hàng hóa (Hợp đồng, bảo hành, hướng dẫn sử dụng); hàng khuyến mãi, phụ kiện; dịch vụ lặp đặt, cài đặt,… (nếu có).
4.2. Gia hạn hợp đồng kinh tế:
Khi Hợp đồng kinh tế đã gần tới thời điểm hết thời hạn theo thỏa thuận, nếu các bên vẫn còn nhu cầu hợp tác, việc gia hạn là điều cần làm để đảm bảo các hoạt động tiếp theo sau này vẫn hợp pháp và vẫn nằm trong phạm vi những thỏa thuận khác đã thống nhất trong Hợp đồng, tránh việc phải ký lại một hợp đồng khác tương tự.
Công văn được gửi tới bên còn lại trong Hợp đồng. Cách xác lập tương đối đơn giản, được xây dựng dựa trên những căn cứ về Hợp đồng ban đầu như số, ngày ký, các căn cứ hiệu quả đạt được, căn cứ mong muốn và đề ra thời hạn cụ thể đề nghị gia hạn thực hiện Hợp đồng
Hiệu lực của thỏa thuận gia hạn hiệu lực hợp đồng
Căn cứ điều 422 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng sẽ chấm dứt khi hết thời hạn. Theo đó:
– Căn cứ vào điều khoản trong hợp đồng về “thời hạn hợp đồng, gia hạn thời hạn hợp đồng” thì tại thời điểm hợp đồng hết hạn căn cứ vào các điều kiện đã thỏa thuận, căn cứ vào các hành vi pháp lý của các bên khi thực hiện hợp đồng để xác định hợp đồng sẽ chấm dứt hoặc được gia hạn theo thỏa thuận đã ký.
– Trường hợp hợp đồng chỉ quy định thời hạn, không quy định việc gia hạn thời hạn hợp đồng thì tại thời điểm hợp đồng hết hạn nếu các bên đồng ý thỏa thuận gia hạn thời hạn hợp đồng thì phải xác lập thỏa thuận này. Thỏa thuận gia hạn thời hạn hợp đồng được coi là thỏa thuận sửa đổi hợp đồng theo quy định tại điều 421 Bộ luật dân sự 2015.
Điều kiện để thỏa thuận gia hạn thời hạn hợp đồng có hiệu lực
Khi giao kết thỏa thuận gia hạn thời hạn hợp đồng các bên cần đảm bảo các điều kiện sau
– Thứ nhất, thỏa thuận gia hạn thời hạn hợp đồng phải tuân thủ về mặt hình thức theo thỏa thuận hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật liên quan.
– Thứ hai, thỏa thuận gia hạn thời hạn hợp đồng khi lập dưới dạng phụ lục hợp đồng phải tuân thủ quy định về nội dung theo Bộ luật dân sự (Nội dung phụ lục hợp đồng trái với hợp đồng chính sẽ không có giá trị).
– Thứ ba, thỏa thuận gia hạn thời hạn hợp đồng phải được giao kết tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc và không nhằm chốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên thứ ba.
Theo đó tại khoản 2 Điều 22
Khi hợp đồng đã hết hạn, không phân biệt là hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động hay hợp đồng kinh tế thì đều không thể thực hiện việc gia hạn hợp đồng. Và trong các quy định chung trong
Mặc dù pháp luật về hợp đồng không bắt buộc các bên phải thực hiện việc gia hạn hợp đồng (gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng) nhưng nếu các bên có nguyện vọng và cùng thỏa thuận về việc gia hạn hợp đồng thì các bên có thể gia hạn hợp đồng thông qua việc ký kết phụ lục hợp đồng.
Phụ lục hợp đồng, theo quy định tại Điều 403 Bộ luật Dân sự năm 2015, được hiểu là văn bản kèm theo hợp đồng chính, được dùng để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng sẽ có hiệu lực giống như hợp đồng chính đã được giao kết.
Phụ lục hợp đồng sẽ có nội dung phù hợp với nội dung của hợp đồng chính đã giao kết. Trường hợp trong nội dung phụ lục hợp đồng trái với nội dung hợp đồng chính đã giao kết thì nội dung điều khoản này sẽ không có hiệu lực pháp lý, trừ trường hợp các bên chấp thuận nội dung này thì điều khoản này được coi là trường hợp phụ lục hợp đồng sửa đổi bổ sung hợp đồng chính.
Hiện nay, đối với vấn đề về phụ lục gia hạn hợp đồng, trong quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ quy định chung về phụ lục hợp đồng mà không có khái niệm hay quy định riêng về phụ lục gia hạn hợp đồng, nhưng có thể hiểu, phụ lục gia hạn hợp đồng, là văn bản phụ lục có nội dung nhằm kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng thêm một thời gian theo sự thỏa thuận của các bên.
Như vậy, với hợp đồng kinh tế thì pháp luật không có quy định riêng về việc ký phụ lục hợp đồng nhằm gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng., không thể gia hạn hợp đồng sau khi hợp đồng đã giao kết hết hạn mà chỉ có thể gia hạn hợp đồng khi hợp đồng còn hạn. Đồng thời việc thực hiện ký phụ lục hợp đồng đều dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật.