Các cơ quan thường sẽ có các đợt cử cán bộ, nhân viên đi học thông qua công văn cử cán bộ, nhân viên đi học. Để biết rõ hơn về mẫu công văn cử cán bộ, nhân viên đi học mới và chuẩn nhất. Hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
1. Mẫu công văn cử cán bộ, nhân viên đi học là gì?
Cử đi học hay phổ biến dưới hình thức học cử tuyển. Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 141/2020/NĐ-CP, cử tuyển là việc tuyển sinh qua phương thức xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp đối với người học là người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển gồm:
– Người dân tộc thiểu số rất ít người.
– Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.
Căn cứ dựa trên quy định này ta thấy pháp luật đã nêu rõ trường hợp nếu đủ điều kiện và được cử đi học theo chế độ cử tuyển, học sinh sẽ không cần thi THPT quốc gia mà được xét tuyển trực tiếp vào học tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, bên cạnh khái niệm này, vẫn còn khái niệm cử cán bộ, công chức, viên chức đi học, nghĩa là đào tạo cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng quy hoạch nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị. Khi đáp ứng đủ điều kiện, thì được cử đi học và sau đó về phục vụ cho cơ quan, tổ chức đó.
Công văn cử cán bộ đi học là một loại văn bản hành chính và thường được sư dụng tại cơ quan tổ chức và các đơn vị thường thì nó sẽ được sử dụng phổ biến trong cơ quan Nhà nước, đơn vị, doanh nghiệp, văn bản này được lập ra nhằm mục đích cử cán bộ đi học tập tại một trung tâm đào tạo nào đó.
2. Mẫu công văn cử cán bộ, nhân viên đi học:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ………
ĐƠN VỊ
Số: ………….
V/v cử ……tham gia dự tuyển trình độ…
…., ngày…tháng…năm…
Kính gửi: …
Họ và tên cán bộ được đề cử: ….
Mã số viên chức:……
Chức danh:…….
Chức vụ được bổ nhiệm (nếu có): ………
Ngày làm việc: ………
Vào biên chế: ……
Bậc lương: ………
Hệ số lương: ……
Dự tuyển theo: (
Mục đích dự tuyển: (đào tạo đạt trình độ gì, phục vụ cho hoạt động công tác gì của đơn vị);
Nguồn kinh phí dự tuyển: (học bổng nào/tự túc/kinh phí của đơn vị hay của Trường);
Thời gian dự tuyển: ……
Ngày đi: ……
Ngày về: ……
Nơi dự tuyển: (tên Cơ sở đào tạo, quốc gia) …….
Đính kèm các hồ sơ có liên quan: đơn xin dự tuyển và sơ yếu lý lịch của viên chức, thông báo, thư mời, giấy xác nhận nguồn kinh phí….. (dịch và công chứng nếu là tiếng nước ngoài).
Ý kiến của cấp ủy đơn vị
(Ký và ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu : VT.
3. Hướng dẫn làm mẫu công văn cử cán bộ, nhân viên đi học:
Công văn cử đi học phải có đủ các phần sau đây:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa danh và thời gian gửi công văn.
+ Tên cơ quan chủ quản và cơ quan ban hành công văn.
+ Chủ thể nhận công văn (cơ quan hoặc cá nhân).
+ Số và ký hiệu của công văn.
+ Trích yếu nội dung.
+ Nội dung công văn.
+ Chữ ký, đóng dấu.
+ Nơi gửi.
– Phần mở đầu: Nêu lý do, tóm tắt mục đích viết Công văn
+ Công văn hướng dẫn: hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cấp dưới.
+
– Phần nội dung: Nêu cách giải quyết, nêu quan điểm, thái độ của cơ quan gửi Công văn. Trong nội dung công văn thường có 3 phần là:
+ Viện dẫn vấn đề.
+ Giải quyết vấn đề.
+ Kết luận vấn đề.
4. Tham khảo các vai trò chính của việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cử đi học:
Đào tạo và bồi dưỡng là hai quá trình rất quan trọng để quyết định về chất lượng của cán bộ và công chắc, nghĩa chính của hai khái niệm “đào tạo” và “bồi dưỡng” được các Từ điển giải thích trên đây cho thấy, đây là hai khái niệm, mặc dù có những nét nghĩa tương đồng nhất định (như đều chỉ quá trình làm tốt hơn, lành mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn cho khách thể), song đây là hai khái niệm không đồng nghĩa nhau bằng những nội hàm nghĩa rất cụ thể – mà trước hết, đó là sự khu biệt cơ bản về chất của cả một quá trình giáo dục.
Muốn hiểu về vai trò của nó chúng ta cần hiểu bản chất của “đào tạo” được hiểu là một quá trình dài, khép kín nhằm trang bị và xây dựng cho khách thể các tố chất mà trước đó khách thể đó không có; Còn khái niệm “bồi dưỡng” chỉ được coi là một giai đoạn ngắn, bổ trợ, nhằm bồi bổ thêm, làm tốt thêm và nâng cao hơn các tố chất vốn đã có sẵn của khách thể.
Trong hoạt động thực tiễn, trừ một số cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, có cấp bằng học theo cấp học, bậc học, còn lại nhiều cơ sở giáo dục đào tạo vẫn coi việc đào tạo và bồi dưỡng là một quá trình và cấp chứng chỉ hoặc bằng cấp bao gồm cả hai quá trình đào tạo và bồi dưỡng.
Trên thế giới, cơ quan hành chính của các nước như Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore… không đặt ra nhiệm vụ tổ chức đào tạo các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học cho công chức. Điều này được giải nghĩa: khi được tuyển dụng và bổ nhiệm vào một vị trí nhất định, người công chức đã phải đáp ứng các tiêu chuẩn của vị trí đó, trong đó có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo. Khi cần nguồn nhân lực có trình độ cao hơn, họ sẽ tổ chức tuyển dụng những đối tượng đã được đào tạo trình độ họ cần mà không tổ chức hoặc cử công chức đi đào tạo.
Như vậy, việc phân định độc lập giữa đào tạo và bồi dưỡng hiện nay cũng chỉ mang tính chất tương đối, trong nhiều trường hợp không hoàn toàn xác định chính xác khi nào diễn ra quá trình đào tạo, khi nào thực hiện bồi dưỡng. Chẳng hạn, một công chức được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo sẽ được học chương trình đào tạo bồi dưỡng.
Việc đào tạo và cử đi học rất quan trọng đối với tình hình hiện nay chúng ta cứ thử coi lãnh đạo là một nghề nghiệp thì trước đó, người lãnh đạo này chưa được đào tạo, chưa được học một cách bài bản để “tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng” theo quy định của bậc và chức vụ quy định. Khi được tham gia khóa đào tạo và bồi dưỡng chương trình lãnh đạo quản lý, người lãnh đạo đó vừa được đào tạo, vừa được bồi dưỡng, trong đào tạo có bồi dưỡng và trong bồi dưỡng có đào tạo. Do vậy, trong trường hợp này, đào tạo bồi dưỡng tồn tại là một khái niệm độc lập.
Căn cứ theo quy định của pháp luật ban hành và theo Nghị định số 89/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi là Nghị định số 89/2021/NĐ-CP) với nhiều nội dung mới, tạo điều kiện tối đa cho công chức, viên chức được tham gia học tập, cũng như các quy định nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Trong đó, Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi hình thức bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Cụ thể, Nghị định số 89/2021/NĐ-CP quy định 04 hình thức bồi dưỡng theo quy định hiện nay: (1) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, (2) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý, (3) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã, (4) Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.
Như vậy, so với Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, Nghị định số 89/2021/NĐ-CP không còn quy định về hình thức bồi dưỡng tập sự với cán bộ, công chức, viên chức từ 10/12/2021.
Về nội dung bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Nghị định số 89/2021/NĐ-CP bỏ 02 nội dung bồi dưỡng: (1) kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế; (2) tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ, đồng thời, bổ sung 01 nội dung bồi dưỡng: Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.
Như vậy, nội dung bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gồm: (1) lý luận chính trị; (2) kiến thức quốc phòng và an ninh; (3) kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; (4) kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Mẫu công văn cử cán bộ, nhân viên đi học mới và chuẩn nhất” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.