Doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cũng cần phải được lựa chọn và phải được cơ quan có thẩm quyền công nhận nhằm hạn chế tình trạng bán hàng hóa tràn lan, thiếu kiểm soát. Sự công nhận được thể hiện thông qua mẫu công văn công nhận doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế GTGT được ban hành kèm theo Thông tư 92/2019/TT-BTC.
Mục lục bài viết
1. Công văn công nhận doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế GTGT là gì?
Hàng hóa được hoàn thuế gia trị gia tăng là những hàng hóa thuộc đáp ứng quy định của pháp luật, bao gồm:
(1) Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; Danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép của Bộ Công Thương hoặc Danh mục hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành
(2) Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng
(3) Hàng hóa không thuộc đối tượng cấm đưa lên tàu bay quy định tại Điều 12 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam
(4) Hàng hóa không thuộc các mặt hàng được hoàn thuế giá trị gia tăng của người nước ngoài theo quy định của pháp luật.
(5) Hàng hóa mua tại doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng, chưa qua sử dụng, còn nguyên đai, nguyên kiện khi mua hàng, có hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế được lập trong thời gian tối đa 60 (sáu mươi) ngày tính đến ngày người nước ngoài xuất cảnh
(6) Trị giá hàng hóa ghi trên hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế mua tại 01 (một) cửa hàng trong 01 (một) ngày (kể cả cộng gộp nhiều hóa đơn mua hàng trong cùng 01 ngày tại 01 cửa hàng) tối thiểu từ 02 (hai) triệu đồng trở lên.
Việc xác định hàng hóa được hoàn thuế giá trị gia tăng dựa trên đặc điểm của hàng hóa, tính chất pháp lý của hàng hóa và giá trị đối với số lượng hàn hóa được mua.
Doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật có đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng và kinh doanh các mặt hàng được hoàn thuế.
Công văn công nhận doanh nghiệp ban hàng hoàn thuế giá trị gia tăng là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi tới doanh nghiệp bán hàng hóa hoàn thuế GTGT với nội dung công nhận doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh trên cơ sở công văn đề nghị được tham gia bán hàng của doanh nghiệp trước đó. Việc công nhận này cho phép doanh nghiệp hoạt động tại trụ sở chính của doanh nghiệp; chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp hoặc địa điểm đặt đại lý bán hàng cho doanh nghiệp
Công văn công nhận doanh nghiệp bán hàng hóa hoàn thuế giá trị gia tăng là “câu trả lời” của cơ quan nhà nước đối với công văn đề nghị tham gia bán hàng của doanh nghiệp trước đó, là văn bản có giá trị pháp lý công nhận hoạt động của doanh nghiệp là hợp pháp, được nhà nước quản lý và bảo hộ quyền, lợi ích.
Như đã nói, công văn công nhận doanh nghiệp bán hàng hóa hoàn thuế giá trị gia tăng phát sinh dựa trên việc đăng ký doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế, cụ thể:
Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp. Hồ sơ bao gồm: Công văn đăng ký tham gia bán hàng; Hợp đồng bán hàng đại lý ký giữa doanh nghiệp đăng ký bán hàng với cửa hàng bán hàng đại lý cho doanh nghiệp (đối với trường hợp là cửa hàng đại lý bán hàng cho doanh nghiệp): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận “sao y” của doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký bán hàng hoàn thuế tại chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính thì chi nhánh, cửa hàng gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp;
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho doanh nghiệp bổ sung hồ sơ;
– Nếu hồ sơ không đáp ứng điều kiện quy định, trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp;
– Nếu hồ sơ đầy đủ, đáp ứng các điều kiện quy định, trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có văn bản công nhận và gửi cho doanh nghiệp (đối với trường hợp cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp là Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc Chi cục thuế gửi hồ sơ đề nghị Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có văn bản công nhận doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng (đối với trường hợp cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp là Chi cục thuế). Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Chi cục thuế, Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có văn bản công nhận và gửi cho doanh nghiệp.
Hoạt động của doanh nghiệp bán hàng hóa hoàn thuế giá trị gia tặng cho phép chủ thể này được thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhất định, nhằm tạo sự chủ động, linh hoạt nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo được rằng, việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh thực sự có ý nghĩa và thể hiện được đầy đủ chính sách hoàn thuế của nước ta.
2. Mẫu công văn công nhận doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế GTGT:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ…
——-
Số: /CT-…….
V/v công nhận doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế GTGT
Hà Nội, ngày tháng năm
Kính gửi: …………(1)……………
Cục Thuế ….(2)………… nhận được công văn số ………… của ……(1) …… đề nghị được tham gia bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh. Sau khi xem xét hồ sơ ……….(1)…………… gửi, Cục Thuế…(2)… có ý kiến như sau:
– Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 3 tháng 6 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013;
– Căn cứ
– Căn cứ
– Căn cứ Thông tư số 92/2019/TT-BTC ngày 31/12/2019 sửa đổi, bổ sung
Cục Thuế …(2)…. công nhận (1)………………………; Mã số thuế………………………… địa chỉ tại…………………(3) là doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh.
Danh sách địa điểm bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài như sau:
STT | Tên chi nhánh/cửa hàng/cửa hàng đại lý | Mã số thuế | Địa chỉ | Thông tin chữ ký số (4) | Cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh/cửa hàng/cửa hàng đại lý |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
|
|
|
|
|
|
Tổng cục Hải quan sẽ cấp tài khoản truy cập Hệ thống quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài cho (1)…. vào địa chỉ email của doanh nghiệp đã đăng ký với Cục Thuế…(2)
Sau khi cấp tài khoản truy cập vào Hệ thống quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài (1)……. truy cập Hệ thống, xác nhận thông tin với cơ quan hải quan, thay đổi mật khẩu truy cập Hệ thống và nhập thông tin việc bán hàng hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài vào Hệ thống đồng thời thực hiện đúng quy định về việc bán hàng hoàn thuế theo quy định tại Thông tư số 72/2014/TT-BTC , Thông tư số 92/2019/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký bán hàng hoàn thuế.
Cục Thuế…(2)… thông báo để ……………….(1)…………………….biết./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ Tài chính (để báo cáo);
– Tổng cục Thuế, TCHQ (để báo cáo);
– Chi Cục Thuế….;
– Lưu: VT, …(…b)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu công văn công nhận doanh nghiệp ban hàng hoàn thuế GTGT:
(1) Ghi tên doanh nghiệp đăng ký bán hàng hoàn thuế;
(2) Ghi tên Cục thuế địa phương lựa chọn và công nhận doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế;
(3) Ghi tên, địa chỉ của doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế;
(4) Ghi chi tiết theo các thông tin sau: số định danh chứng thư số, tên đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thư số, tên người được cấp chứng thư số, ngày hiệu lực, ngày hết hiệu lực, khóa công khai. Trường hợp các địa điểm bán hàng đều dùng chung một chữ ký số thì chỉ phải ghi một lần.
Cơ sở pháp lý:
Thông tư 92/2019/TT-BTC sửa đổi