Công chức, viên chức là người làm việc tại cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập nên mọi hoạt động đều được giám sát chặt chẽ. Nếu công chức, viên chức đi nước ngoài vì bất kỳ lý do gì cũng cần phải thực hiện xin phép và được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Dưới đây là Mẫu công văn cho phép công chức, viên chức đi nước ngoài hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Mẫu công văn cho phép công chức, viên chức đi nước ngoài:
Công văn cho phép công chức, viên chức đi nước ngoài sẽ do cơ quan, đơn vị quản lý công chức, viên chức ban hành. Ở mỗi địa phương, đơn vị khác nhau sẽ có các mẫu công văn khác nhau. Dưới đây là Mẫu công văn cho phép cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài vì việc riêng của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành tại Mẫu số 03 được ban hành kèm theo Quyết định số 14/2022/QĐ-UBND mà chúng ta có thể tham khảo:
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-… | …., ngày tháng năm 20… |
QUYẾT ĐỊNH
Về cho phép cán bộ/công chức/viên chức/người lao động đi nước ngoài về việc riêng
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN XÉT DUYỆT
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ…;
Căn cứ Quyết định số /20…/QĐ-UBND ngày… tháng…. năm 2022 của Ủy ban nhân dân…… về ban hành quy định quản lý và xét duyệt cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đi nước ngoài;
Xét nhu cầu và khả năng công tác của cán bộ/công chức/viên chức/người lao động;
Theo đề nghị của … tại Tờ trình số /TTr-… ngày … tháng… năm…
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép ông/ bà:…………. Phòng/ban/trung tâm…, Sở/Ủy ban nhân dân quận/huyện/thành phố… (công chức/viên chức loại A1; Mã số: …; đang hưởng lương Bậc:…, Hệ số:…) được đi nước ngoài về việc riêng tại…
Thời gian đi: từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …
Chi phí: do …
Điều 2. Ông/ Bà………… có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định đối với cán bộ/công chức/viên chức/người lao động đi nước ngoài về việc riêng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Ngoại vụ, Giám đốc Công an Thành phố, … và ông/ bà…… chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN |
2. Tại sao công chức, viên chức đi nước ngoài phải xin phép:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì không có quy định nào quy định về việc cấm công chức, viên chức không được phép xuất cảnh đi nước ngoài. Tuy nhiên, công chức, viên chức là những người làm trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước nên được Nhà nước quản lý và giám sát rất chặt chẽ. Do đó, việc công chức, viên chức muốn đi nước ngoài phải được sự đồng ý và cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước hầu hết đều là những Đảng viên ưu tú đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Căn cứ theo quy định tại Quy định số 69/QĐ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành năm 2022 cũng đã nêu rõ nếu công chức, viên chức là Đảng viên mà tự ý đi nước ngoài không xin phép, trốn ra nước ngoài, đi sai mục đích so với đơn xin phép đi nước ngoài đã được cấp phép trước đó và khi về nước không báo cáo kết quả của chuyến đi hoặc xin đi nước ngoài rồi trốn ở lại không về nước thì sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Nếu hành vi ra nước ngoài gây ra hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý nghiêm khắc hơn.
Hơn nữa, trong các văn bản riêng của từng địa phương ban hành như Nghị quyết cuả Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương,… cũng có những quy định cụ thể về việc công chức, viên chức đi nước ngoài phải làm hồ sơ xin phép và được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chẳng hạn như tại khoản 3 Điều 2 Quy chế quản lý việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đồng Nai được ban hành kèm theo Quyết định số 50/2021/QĐ-UBND cũng đã quy định về việc cán bộ, công chức, viên chức khi đi nước ngoài với bất kỳ hình thức nào cũng phải báo cáo, xin phép và phải được sự chấp thuận của cơ quan chủ quản, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3. Công chức, viên chức đi nước ngoài cần phải làm thủ tục xin phép như thế nào?
Về cơ bản, pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể và sử dụng chung cho mọi địa phương về thủ tục xin phép đi nước ngoài của công chức viên chức. Việc quy định về thủ tục được trao quyền cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương tự ban hành quyết định để bảo đảm cho sự phù hợp với từng đặc điểm của các địa phương. Tuy nhiên, hầu hết các địa phương đều quy định thủ tục xin phép đi nước ngoài của công chức, viên chức theo một trình tự chung như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin đi nước ngoài:
Công chức, viên chức xin đi nước ngoài cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ, tài liệu sau:
– Văn bản của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ quản về việc công chức, viên chức đi nước ngoài về việc riêng có kèm theo đơn đề nghị của công chức, viên chức ;
– Văn bản chấp thuận của Trung ương, cơ quan Đảng có thẩm quyền đối với công chức, viên chức là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam;
– Thư mời đi nước ngoài, lịch trình chuyến đi,…(nếu có);
– Đơn xin nghỉ phép có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp.
Bước 2: Công chức, viên chức nộp hồ sơ đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt:
Sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ, tài liệu nêu trên thì công chức, viên chức sẽ nộp hồ sơ đến Sở Ngoại vụ thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi quản lý công chức, viên chức. Hoặc công chức, viên chức có thể nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa của Uỷ ban nhân dân tỉnh/ thành phố để thuận tiện và nhanh chóng hơn.
Bước 3: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết hồ sơ xin phép đi nước ngoài của công chức, viên chức:
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương sẽ chuyển hồ sơ lên cho Sở Ngoại vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và ra Quyết định cho phép công chức, viên chức đi nước ngoài nếu bảo đảm và hợp lệ.
Đối với nhưng đối tượng đặc biệt phải do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký Quyết định cho phép đi nước ngoài thì Sở Ngoại vụ sẽ có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ để trình lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh/ thành phố ký.
Bước 4: Trả kết quả cho công chức, viên chức có yêu cầu:
Sau khi Giám đốc Sở Ngoại vụ hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc tủng ương ký Quyết định cho phép công chức, viên chức được phép đi nước ngoài thì sẽ trả lại Bộ phận một cửa nơi đã nhận hồ sơ để trả lại kết quả cho người đã yêu cầu. Công chức, viên chức sẽ cầm giấy hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung của Uỷ ban nhân dân tỉnh để nhận Quyết định cho phép đi nước ngoài.
4. Hình thức xử phạt đối với công chức, viên chức đi nước ngoài không xin phép:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 và Điều 15
Đồng thời, từ Điều 8 đến Điều 14 Nghị định này cũng nếu rõ những trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc đối với công chức. Và từ Điều 16 đến Điều 19 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP cũng quy định cụ thể về các trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc đối với viên chức, viên chức quản lý.
Bên cạnh đó, tại Quy định số 69/QĐ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành năm 2022 cũng đã nêu rõ nếu công chức, viên chức là Đảng viên mà tự ý đi nước ngoài không xin phép, trốn ra nước ngoài, đi sai mục đích so với đơn xin phép đi nước ngoài đã được cấp phép trước đó và khi về nước không báo cáo kết quả của chuyến đi hoặc xin đi nước ngoài rồi trốn ở lại không về nước thì sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Nếu hành vi ra nước ngoài gây ra hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý nghiêm khắc hơn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18/9/2020 Về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức;
– Quy định số 69/QĐ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành ngày 06/7/2022 Về kỷ luật tổ chức Đảng, Đảng viên vi phạm.