Phế liệu nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền sản xuất của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng phế liệu hiện nay vẫn còn khá nhiều thiếu sót. Do đó, mẫu chứng thư giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu ra đời như một giải pháp hiệu quả để đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong quá trình kiểm tra chất lượng của phế liệu nhập khẩu.
Mục lục bài viết
1. Chứng thư giám định là gì?
Xét về hình thức, chứng thư giám định sẽ bao gồm các nội dung sau:
– Chữ ký của người đại diện có thẩm quyền thuộc tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định.
– Chữ ký và họ tên đầy đủ của giám định viên trực tiếp thực hiện việc giám định.
– Dấu nghiệp vụ đã được đăng ký hợp lệ tại cơ quan có thẩm quyền.
Đồng thời, chứng thư giám định chỉ có giá trị pháp lý đối với những nội dung cụ thể được thực hiện giám định và ghi nhận trong văn bản. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác của kết quả và kết luận được trình bày trong Chứng thư.
Như vậy, Chứng thư giám định theo
2. Mẫu chứng thư giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu:
Số ……/………… | (Địa danh, ngày…. tháng….năm …… |
CHỨNG THƯ GIÁM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU
(Chứng thư giám định phải được thể hiện đầy đủ các thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân nhập khẩu, lô hàng phế liệu nhập khẩu và kết quả giám định lô hàng phế liệu nhập khẩu, bao gồm các thông tin chính dưới đây)
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu và lô hàng phế liệu nhập khẩu:
– Tên tổ chức, cá nhân: ………
– Địa chỉ: ………….
– Giấy xác nhận số: ……. ngày …….. do …….. (cơ quan cấp)……… ……..
– Giấy xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu: ………..…
– Địa điểm kiểm tra, giám định: ……………
– Thời gian kiểm tra, giám định: …….…..
– Hợp đồng số: ……..
– Danh mục hàng hóa (phế liệu) số: …….
– Hóa đơn số: …………
– Vận đơn số: ………
– Tờ khai hàng hóa (phế liệu) nhập khẩu số: …….
– Chủng loại phế liệu nhập khẩu (nêu rõ tên và mã HS): ………………..
– Số lượng hàng: số container/khối lượng phế liệu thuộc lô hàng rời.
2. Nội dung kiểm tra, giám định: giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với … (tên loại)…. phế liệu nhập khẩu (ghi rõ theo quy chuẩn nào QCVN…….).
3. Phương pháp kiểm tra, giám định: bằng mắt thường hoặc phải lấy mẫu phân tích để xác định (ghi cụ thể phương pháp kiểm tra, giám định từng lô hàng).
4. Kết quả kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu
4.1. Tạp chất được phép lẫn trong phế liệu nhập khẩu:
– Thành phần tạp chất (tham chiếu quy định về tạp chất không mong muốn được phép lẫn trong phế liệu nhập khẩu tại QCVN để xác định).
– Tỷ lệ tạp chất lẫn trong phế liệu nhập khẩu.
– Nồng độ hoạt độ phóng xạ của lô hàng phế liệu nhập khẩu.
4.2. Tạp chất không được phép lẫn trong phế liệu nhập khẩu (tham chiếu quy định về tạp chất không được phép lẫn trong phế liệu nhập khẩu tại QCVN để xác định). Trường hợp có lẫn tạp chất nguy hại cần nêu rõ thành phần nguy hại.
4.3. Tỷ lệ mã HS khác so với mã HS khai báo trong hồ sơ nhập khẩu (áp dụng đối với phế liệu: sắt, thép; nhựa; giấy).
– Không vượt quá 20% □
– Vượt quá 20% □
4.4. Tỷ lệ các mẩu vụn nhựa có kích thước lớn hơn 10 cm (áp dụng đối với phế liệu nhựa nhập khẩu).
4.5. Chất lượng phế liệu xỉ hạt lò cao theo QCVN 16:2017/BXD (áp dụng đối với phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu).
4.6. Các chỉ tiêu khác theo quy định kỹ thuật tại Mục 2 của QCVN
5. Kết luận về chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu: (phải đánh giá lô hàng phế liệu nhập khẩu có đáp ứng hay không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng).
…(Tên tổ chức giám định)… chịu trách nhiệm toàn bộ trước pháp luật về kết quả kiểm tra, giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu. Tài liệu, mẫu lưu theo quy định của pháp luật được sử dụng để phân tích, đối chiếu với kết quả kiểm tra, giám định lại (nếu có) trong trường hợp có nghi ngờ kết quả giám định hoặc có khiếu nại, tố cáo, có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân./.
GIÁM ĐỊNH VIÊN | CƠ QUAN GIÁM ĐỊNH |
3. Quy trình kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu:
Theo quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT và Thông tư số 09/2018/TT- BTNMT, cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu là Sở TN&MT nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
Theo đó, tại văn bản hướng dẫn thực hiện Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT và Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT, Bộ TN&MT hướng dẫn Sở TN&MT thực hiện việc kiểm tra về chất lượng phế liệu nhập khẩu sẽ được thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu.
– Sở TN&MT tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu.
– Hồ sơ bao gồm: Giấy đăng ký nhà nước về chất lượng liệu phế liệu nhập khẩu;
– Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp, qua bưu điện hoặc hộp thư điện tử của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Đối với trường hợp đăng ký trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, việc nộp và trả kết quả sẽ được thực hiện qua Cổng thông tin.
Bước 2: Tổ chức thực hiện kiểm tra, giám định thực tế, lấy mẫu (đối với trường hợp phải lấy mẫu).
Sau khi nhận
Bước 3: Xác định tổ chức, cá nhân đã đăng ký kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu trên bản đăng ký của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và
– Sở TN&MT kiểm tra:
+ Sự phù hợp của nội dung giám định chất lượng so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
+ Tính chính xác và đồng bộ của thông tin hồ sơ.
+ Khối lượng, mã HS, cảng nhập khẩu trong hóa đơn, vận đơn.
– Sở TN&MT thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
– Thông tư số 09/2018/TT- BTNMT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
THAM KHẢO THÊM: