Khi muốn hợp tác với thương nhân nước ngoài, thương nhân Việt Nam phải đề nghị cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa thông qua hồ sơ, đặc biệt là văn bản cam kết và đề nghị cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài của thương nhân.
Mục lục bài viết
1. Cam kết và đề nghị cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa CNTT là gì?
Trước hết, hàng hóa được thực hiện hoạt động gia công, sửa chữa là hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu, mà theo giải thích của Quyết định 31, thì đây các sản phẩm công nghệ thông tin đã được thương mại hóa và được đưa vào sử dụng; không áp dụng đối với các sản phẩm mẫu, đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển để hoàn thiện thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Thứ hai, việc thực hiện hoạt động gia công, sửa chữa hàng hóa công nghệ thông tin dựa trên hợp đồng thực hiện hoạt động gia công sửa chữa giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài, và các hàng hóa này sau khi gia công, sửa chữa phải được tiêu thụ ở nước ngoài.
Thứ ba, gia công, sửa chữa sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng được giải thích tại Khoản 3, Điều 3 Quyết định 31 bao gồm một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công, bao gồm: thay thế linh kiện, lắp ráp, sửa chữa, phục hồi, nâng cấp chức năng, làm mới sản phẩm để có các tính năng, hình thức tương đương với sản phẩm mới cùng chủng loại.
Cam kết và đề nghị cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa CNTT là văn bản do thương nhân thực hiện hoạt động gia công, sửa chữa hàng hóa công nghệ thông tin gửi tới Bộ Thông tin và truyền thông nhằm yêu cầu cơ quan này cho phép thực hiện hoạt động gia công, sửa chữa hàng hóa và cam kết thực hiện hiệu quả, đúng quy định của pháp luật về gia công, sửa chữa.
Cam kết và đề nghị cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa công nghệ thông tin về bản chất giống với đơn đề nghị cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa công nghệ thông tin, trong đó vừa bày tỏ nguyện vọng, ý chí của thương nhân vừa phải cam kết để ràng buộc trách nhiệm với chủ thể này, cũng là cơ sở để dễ dàng được xét duyệt hơn. Mẫu văn bản này là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ đề nghị, là căn cứ để phát sinh nghĩa vụ của cơ quan có thẩm quyền trong việc đánh giá, xét duyệt hồ sơ và quyết định cho phép. Đây cũng là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động gia công công, sửa chữa hàng hóa, tránh tình trạng ký hợp đồng tràn lan, đựa hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam gây ô nhiễm môi trường, đồng thời các sản phẩm sau khi được gia công buộc phải tiêu thụ ở nước ngoài, việc tiêu thụ ở Việt Nam là trái pháp luật, do đó, nếu thực hiện hoạt động gia công, sữa chữa quá nhiều, Việt Nam sẽ chẳng khác gì một “bãi rác” hàng hóa công nghệ thông tin của thế giới.
Trình tự, thủ tục cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa được ghi nhận tại Khoản 3, Điều 6 Quyết định 31/2019, cụ thể:
Thương nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua bưu điện về Bộ Thông tin và Truyền thông (địa chỉ: số 18 đường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước;
Trong trường hợp thương nhân cung cấp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc, Bộ Thông tin và Truyền thông có
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, quyết định cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài. Trong trường hợp không cho phép, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trường hợp cần thiết, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời. Thời gian lấy ý kiến không tính vào thời hạn xử lý hồ sơ đề nghị cấp phép.
Về cơ bản, trình tự, thủ tục cho phép thực hiện hoạt động gia công, sửa chữa và trình tự, thủ tục cho phép nhập khẩu là không có sự khác biệt nhiều, kể các thời hạn giải quyết hồ sơ. Điều này cũng tạo điều kiện và thuận lợi cho cá nhân, cơ quan, dễ dàng tiếp cận và xử lý nhanh chóng vấn đề.
2. Mẫu cam kết và đề nghị cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa CNTT:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————–
TÊN THƯƠNG NHÂN
——-
Số: ………(1)……..
V/v cam kết và đề nghị cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài
Hà Nội, ngày tháng năm
Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông.
1. Tên thương nhân (ghi rõ tên tiếng Việt đầy đủ và tên viết tắt): ……(2)………
2. Điện thoại: ……(3)……Fax: ………..E-mail:……………
3. Mã số thuế: …(4)………
4. Địa chỉ giao dịch: ……(5)………
5. Người đại diện pháp luật: ……(6)………Số CMND/Hộ chiếu:………
6. Hồ sơ kèm theo (liệt kê các tài liệu kèm theo): …(7)…
Căn cứ Quyết định số /2019/QĐ-TTg ngày…. tháng … năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ, tôi/chúng tôi đề nghị được cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài theo Hợp đồng gia công số …, với chủng loại sản phẩm như sau (8):
STT | Tên sản phẩm | Mã HS | Xuất xứ | Số lượng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi/Chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Nhà nước, hướng dẫn cơ quan quản lý nhà nước về thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài và các quy định khác của pháp luật./.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA THƯƠNG NHÂN (9)
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu cam kết và đề nghị cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa CNTT:
(1) Ghi số, ký hiệu văn bản.
(2) Ghi rõ tên Tiếng Việt và tên viết tắt (nếu có). Ví dụ: Công ty cổ phần ABC, tên viết tắt ABC
(3) Ghi số điện thoại, email thường xuyên liên lạc, fax (gọi chung là phương thức liên lạc)
(4) Ghi mã số đã được cơ quan thuế cấp
(5) Ghi địa chỉ trụ sở chính (thông thường), ghi rõ số nhà, tên đường, phường, quận, thành phố
(6) Tên người đại diện theo pháp luật, số chứng minh nhân dân
(7) Ghi các tài liệu kèm theo, thường phải đảm bảo các tài liệu mà pháp luật quy định, bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 01 bản sao có chứng thực; Hồ sơ năng lực của thương nhân bao gồm: Cơ sở, nhà máy sản xuất; hệ thống dây chuyền, thiết bị, thực hiện hoạt động gia công sửa chữa phù hợp với từng loại sản phẩm; nhân lực đáp ứng quy mô sản xuất; năng lực tài chính: 01 bản chính. (Đối với các thương nhân đã được cấp phép, nếu Hợp đồng gia công mới hoặc điều chỉnh, bổ sung không làm thay đổi quy mô, công suất, chủng loại, tính chất sản phẩm của dự án thì không phải nộp tài liệu này); Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận
(8) Liệt kê các sản phẩm đề nghị cho phép theo các tiêu chí trong bảng
(9) Ký, ghi rõ họ tên và sử dụng con dấu của thương nhân.
Cơ sở pháp lý:
Thông tư 11/2018/TT-BTTTT về công bố chi tiết Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu kèm theo mã số HS do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Quyết định 31/2019/QĐ-TTg quy định về việc nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành