Khi tiếp nhận nguồn tin tội phạm, cơ quan tiến hành tố tụng phải lập biên bản tiếp nhận và phải có chữ ký của người cung cấp nguồn tin. Vậy, biên bản tiếp nhận nguồn tin về tội phạm có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Biên bản tiếp nhận nguồn tin về tội phạm là gì?
Biên bản tiếp nhận nguồn tin về tội phạm là văn bản do cơ quan có thẩm quyền (cơ quan điều tra, viện kiểm sát) lập ra để ghi nhận sự kiện, nguồn tin về tội phạm
Biên bản tiếp nhận nguồn tin về tội phạm là căn cứ để cơ quan điều tra, viên kiểm sát lập hồ sơ, tiến hành các nghiệp vụ để điều tra và xử lý tội phạm
2. Mẫu biên bản tiếp nhận nguồn tin về tội phạm:
2.1. Mẫu biên bản tiếp nhận nguồn tin tội phạm của Viên Kiểm sát:
VIỆN KIỂM SÁT (1)…
………..(2)……………
___________
Số:…../BB-VKS…-…(3)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________
……., ngày…… tháng…….năm 20…
BIÊN BẢN
TIẾP NHẬN NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM (4)
Vào hồi ….giờ, ngày… tháng… năm……., tại Viện kiểm sát….
Tôi (5)…………………, chức danh………
Đơn vị công tác………
Tiếp nhận nguồn tin về tội phạm của ông/bà (hoặc Cơ quan, tổ chức) (6)…….
Sinh ngày…… tháng…… năm…… Số CMTND/căn cước công dân…………… ngày cấp…………… nơi cấp……(7)
Địa chỉ………; Số điện thoại………
1. NỘI DUNG NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM:
(Nêu cụ thể nội dung tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và các nguồn tin khác)……
…………
2. CÁC TÀI LIỆU, ĐỒ VẬT NGƯỜI CUNG CẤP NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM GIAO NỘP (nếu có)
1.……………
2.……………
3.………………
Ngoài nguồn tin về tội phạm và tài liệu, đồ vật có liên quan đã nhận nêu trên chúng tôi không nhận bất cứ tài liệu, đồ vật nào khác.
Biên bản này đã được đọc cho …… nghe và được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản./.
NGƯỜI CUNG CẤP NGUỒN TIN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI TIẾP NHẬN
(Ký và đóng dấu)
2.2. Mẫu biên bản tiếp nhận nguồn tin tội phạm của cơ quan điều tra:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
______________
BIÊN BẢN TIẾP NHẬN NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM
Hồi……..…giờ……….…. ngày ………….. tháng …….. năm …………… tại ……
Chúng tôi gồm:
1…
2. …
3………
thuộc Cơ quan……
Căn cứ các điều 133, 144, 145 và 146 Bộ luật Tố tụng hình sự, tiến hành lập biên bản tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của ông/bà:
Họ tên: ……………. Giới tính:
Tên gọi khác:
Sinh ngày ………… tháng ………… năm …………………. tại
Quốc tịch: ………….; Dân tộc: ………….; Tôn giáo:
Nghề nghiệp:
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:
cấp ngày………… tháng ………… năm ………………. Nơi cấp:
Nơi cư trú:
Nội dung tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:….
Cùng với việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, ông/bà………………………. nộp kèm theo đồ vật, tài liệu (nếu có) gồm:
Chúng tôi tiến hành tạm giữ đồ vật, tài liệu trên để xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm kết thúc hồi …. giờ ….. ngày …..tháng ….. năm………..
Biên bản này đã đọc lại cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng và ký tên dưới đây. Biên bản này được lập thành ba bản, một bản giao cho người tố giác, báo tin về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố, hai bản đưa vào hồ sơ vụ việc.
NGƯỜI TỐ GIÁC, BÁO TIN VỀ TỘI PHẠM
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI TIẾP NHẬN TIN
(Ký và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất mẫu biên bản tiếp nhận nguồn tin về tội phạm:
Đối với biên bản tiếp nhận nguồn tin về tội phạm của Viện Kiểm sát:
(1) Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
(2) Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
(3) Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
(4) Ghi rõ tố giác hoặc tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố hoặc nguồn tin khác.
(5) Ghi tên người tiếp nhận nguồn tin về tội phạm
(6) Ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp nguồn tin về tội phạm
(7) Trường hợp nguồn tin về tội phạm của Cơ quan, tổ chức thì bỏ mục này.
Đối với biên bản về tiếp nhận nguồn tin về tội phạm của cơ quan điều tra được viết tương tự như hướng dẫn trên.
4. Các vấn đề pháp lý về tiếp nhận nguồn tin về tội phạm:
Nguồn tin về tội phạm gồm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lời khai của người phạm tội tự thú và thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện.
+ Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
+ Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân
+ Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
+ Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
+ Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
– Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
– Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
+ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
+ Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
– Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
+ Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
+ Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm
Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
– Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật này phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.
Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
– Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.
– Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
– Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.
– Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm:
– Tiếp nhận đầy đủ tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến, tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú và chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.
– Kiểm sát việc tiếp nhận, trực tiếp kiểm sát, kiểm sát việc kiểm tra, xác minh và việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; kiểm sát việc tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; kiểm sát việc phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm.
– Khi phát hiện việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động:
+ Tiếp nhận, kiểm tra, xác minh, ra quyết định giải quyết nguồn tin về tội phạm đầy đủ, đúng pháp luật;
+ Kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát;
+ Cung cấp tài liệu về vi phạm pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm;
+ Khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm người vi phạm;
+ Yêu cầu thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra.
– Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm.
– Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm.
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định của Bộ luật này.