Doanh nghiệp phải xây dựng thang bảng lương và thang bảng lương này phải được thông qua tại cuộc họp với tất cả nhân viên trong công ty. Thư ký cần lập biên bản về cuộc họp này để ghi nhận những nội dung cuộc họp. Bài viết hướng dẫn soạn thảo biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp:
- 4 4. Mức lương tối thiểu vùng mới nhất:
- 5 5. Áp dụng mức lương tối thiểu:
1. Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp là gì?
– Lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi người lao động đã hoàn thành công việc hoặc theo thỏa thuận trong
– Thang bảng lương là hệ thống các nhóm lương, ngạch lương và các bậc lương được thiết kế làm cơ sở trả lương cho người lao động. Tùy theo năng lực, mức độ phức tạp của công việc. Doanh nghiệp sẽ trả lương cho người lao động dựa trên thang bảng lương đã xây dựng.
– Mẫu biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp là mẫu biên bản được lập ra để ghi nhận những thỏa thuận có trong cuộc họp thông qua về hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp, trong đó nêu rõ thành phần tham gia cuộc họp, thời gian địa điểm diễn ra cuộc họp, nội dung của cuộc họp…
Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp được sử dụng để ghi nhận việc thông qua hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp đã được thỏa thuận xây dựng, đây là cơ sở để doanh nghiệp trả lương cho người lao động khi mà họ hoàn thành công việc của mình hoặc theo thỏa thuận giữa các bên.
2. Mẫu biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
—–o0o——
Hà Nội, ngày ………… tháng ………. năm ………..
BIÊN BẢN
(V/v: Thông qua hệ thống thang bảng lương)
1. Thời gian: ……….. giờ …….. phút ngày ………. tháng ……….. năm ……….
2. Địa điểm: …………..
3. Thành phần gồm:
– Ông: ……. – Giám Đốc.
– Bà: …….. – Thư ký
– Cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.
4. Nội dung cuộc họp:
Thực hiện Nghị định số ….. Nghị định số …/…../NĐ-CP ngày …./…./…… của Chính Phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.
Căn cứ Quy định danh mục các địa bàn áp dụng mức lương tối thiếu vùng.
Các thành viên trong Công ty nhất trí về hệ thống thang bảng lương mà Công ty đã đưa ra và áp dụng cho toàn thể cán bộ công nhân viên công ty …….. kể từ ngày ……….
Biên bản được lập xong vào hồi …….. giờ ………. ngày…….tháng……năm…….
5. Kết luận cuộc họp:
Tất cả cán bộ công nhân viên trong Công ty đồng ý với hệ thống thang bảng lương do phòng hành chính xây dựng và cam kết tuân thủ thực hiện đúng (phụ lục kèm theo).
GIÁM ĐỐC
(Ký tên và đóng dấu)
THƯ KÝ CUỘC HỌP
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp:
– Người lập biên bản không cần ghi rõ tất cả những người tham dự phiên họp mà chỉ ghi những người đại diện cho công ty trong việc chi trả lương (như giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng tài chính,…) và thư ký; còn những nhân viên còn lại chỉ cần ghi “Cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty”.
– Người lập biên bản cần ghi cụ thể và rõ ràng thời gian bắt đầu áp dụng trả lương theo thang bảng lương.
– Người lập biên bản ghi kết luận của cuộc họp (cán bộ công nhân viên trong công ty có đồng ý với hệ thống thang bảng lương đã xây dựng hay không? Nếu có thì ghi tất cả đồng ý, nếu không thì ghi phần trăm người đồng ý, phần trăm người không đồng ý).
– Biên bản cần có chữ ký của giám đốc (đại diện công ty) và đóng dấu đỏ của công ty và chữ ký của thư ký ghi biên bản cuộc họp.
Lưu ý:
– Khi thông qua hệ thống thang bảng lương cần chú ý đảm bảo mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động. Những thông tin dưới dây sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.
4. Mức lương tối thiểu vùng mới nhất:
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng như sau:
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
– Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
– Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
– Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
– Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
– Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
– Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Ngoài ra, đối với các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, ngoại trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp
5. Áp dụng mức lương tối thiểu:
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định áp dụng mức lương tối thiểu như sau:
1. Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
2. Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
3. Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:
– Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
– Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.