Việc theo dõi rung hạ cọc đại trà là việc thành phần ban theo dõi tiến hành đo rung động và xử lý các số liệu trong đánh giá ảnh hưởng của rung động đến các công trình xây dựng. Quá trình này được ghi lại bằng biên bản theo dõi rung hạ cọc đại trà.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản theo dõi rung hạ cọc đại trà là gì, mục đích của biên bản?
Mẫu biên bản theo dõi rung hạ cọc đại trà là văn bản được lập ra để ghi chép lại việc theo dõi rung hạ cọc đại trà, nội dung biên bản nêu rõ thông tin hạng mục công trình, thành phần tham gia theo dõi, thời gian và nội dung theo dõi, kết quả theo dõi…
Mục đích của biên bản theo dõi rung hạ cọc đại trà: biên bản nhằm ghi lại quá trình đo đạc về theo dõi rung hạ cọc đại trà, nội dung theo dõi, ban theo dõi, kết quả theo dõi.
2. Những quy định liên quan đến theo dõi rung hạ cọc đại trà:
Theo tiêu chuẩn quốc gia việc đo đạc rung hạ cọc đại trà được quy định như sau:
Tần số và dải cường độ rung động
Dải tần số của rung động cần xem xét phụ thuộc vào sự phân bố phổ trong dải tần số của nguồn kích động và vào phản ứng cơ học của công trình xây dựng. Điều này xác định chính xác phổ tần số của nguồn kích động là tính chất quan trọng nhất của đầu vào rung động. Để đơn giản, tiêu chuẩn này chỉ đề cập đến dải tần số từ 0,1 Hz đến 500 Hz; dải tần số này bao trùm phản ứng của các công trình khi ở những trạng thái khác nhau và của các kết cấu xây dựng bị kích động do các nguyên nhân tự nhiên (như gió và động đất) và nhân tạo (như hoạt động trong xây dựng, nổ mìn hay do giao thông). Thiết bị đo rung có thể cần tần số cao hơn mới ghi lại được.
Phần lớn hư hại của công trình xây dựng là do các nguồn dao động nhân tạo gây ra ở dải tần số từ 1 Hz đến 150 Hz. Các nguồn dao động tự nhiên như động đất, thường có năng lượng ở tần số thấp trong khoảng từ 0,1 Hz đến 30 Hz tại các cường độ gây hại. Kích động của gió thường có năng lượng đáng kể trong dải tần số từ 0,1 Hz đến 2 Hz.
Các mức rung động của dải tần số quan tâm có giá trị từ vài milimét trên giây đến vài trăm milimét trên giây tuỳ thuộc vào tần số.
“7 Vị trí và cách gắn đầu đo
7.1 Vị trí đo
7.1.1 Khái quát
Đặc trưng riêng về rung động của một công trình xây dựng đòi hỏi một số điểm đo, số lượng này phụ thuộc vào kích thước và độ phức tạp của công trình xây dựng, tòa nhà.
Để xác định ảnh hưởng của rung động, nên chọn vị trí đo tại móng nhà. Nếu không thể đo trên móng nhà thì chọn điểm đo điển hình trên tường ngoài chịu lực chính ở độ cao sàn tầng trệt.
Việc đo rung động do giao thông, đóng cọc hay nổ mìn sinh ra, đặc biệt ở các khoảng cách xa cho thấy rung động có thể được khuyếch đại bên trong công trình và tỷ lệ với chiều cao nhà. Do đó cần tiến hành đo đồng thời tại vài điểm trong công trình xây dựng. Đo đồng thời trên móng và nền đất bên ngoài nhà thì sẽ thiết lập được hàm truyền.
Đối với tòa nhà cao hơn 4 tầng ( ≈ 12 m ) thì phải có các điểm đo thêm ở mỗi tầng và ở sàn cao nhất của tòa nhà.
Đối với tòa nhà dài hơn 10 m thì phải đặt các vị trí đo theo phương nằm ngang, cách nhau khoảng 10 m. Theo yêu cầu của cư dân và do quan sát ban đầu, có thể phải thực hiện các điểm đo bổ sung.
Để nghiên cứu các kiểu phân tích, việc chọn các vị trí đo tùy thuộc vào dạng biến dạng. Phần lớn các trường hợp thực tế, do giới hạn về kinh tế nên phải đồng nhất các dạng cơ bản và đo các đặc tính tối đa trong toàn kết cấu cùng với việc quan sát các thành phần như sàn, tường và cửa sổ.
7.1.2 Đo bên trong công trình xây dựng
Việc gắn đầu đo trong CTXD phụ thuộc vào đáp ứng rung động cần quan tâm. Như đã mô tả trong
7.1.1, để đánh giá rung động do các nguồn truyền trong đất tác động lên tòa nhà thì tốt nhất thực hiện các phép đo trên hoặc gần móng nhà. Việc xác định độ dịch chuyển của kết cấu hoặc biến dạng trượt của tòa nhà cần có các phép đo trực tiếp trên các thành phần chịu lực mà tạo nên độ cứng của kết cấu. Thường là phép đo theo ba phương ở các góc, mặc dù có thể bố trí các vị trí khác.
Đôi khi sự dao động của sàn hoặc tường có liên quan đến biên độ cực đại của các vị trí ở giữa kết cấu. Mặc dù đôi khi rất khắc nghiệt, nhưng những dao động này thường không liên quan đến toàn bộ kết cấu [11].
Việc khảo sát gắn với các nguồn bên trong tòa nhà thường gồm một giai đoạn thăm dò theo phương pháp thử và sai.
Trong trường hợp phép đo liên quan đến thiết bị sẽ được chế tạo, như khi kiểm tra máy tính, rơ le và của các thiết bị khác dễ bị ảnh hưởng do rung động thì phép đo phải phản ảnh được cả tình hình rung động ở đây. Điểm đo phải đặt bên trên móng hoặc tại móng hay trên khung thiết bị. Trong trường hợp này, nếu cần, nên tắt thiết bị khi đo.
Trong trường hợp phép đo liên quan đến rung động truyền theo mặt đất, như đang nghiên cứu các nguồn rung động truyền trong đất, thì thông thường hướng đầu đo theo hướng nối giữa nguồn và đầu đo. Khi nghiên cứu đặc tính kết cấu do ảnh hưởng của rung động truyền theo mặt đất, trong thực tế hướng về các trục chính và phụ của kết cấu.Thông thường, nếu không thể đo trên móng nhà thì phải gắn đầu đo trên mặt đất.
Đo rung động ở trên hoặc ở dưới mặt đất có thể bị ảnh hưởng do sự biến đổi của biên độ
Đối với rung động do gió thì có thể bỏ qua thành phần thẳng đứng và bố trí thiết bị đo kiểm tra có dao động quay và tịnh tiến.
7.2 Gắn đầu đo
7.2.1 Gắn lên kết cấu
Việc gắn đầu đo rung động lên các bộ phận rung động hoặc trong đất phải tuân theo ISO 5348, về đầu đo gia tốc. Mục đích là để phản ánh trung thực các dao động tại đó mà không có phản ứng bổ sung. Cần cẩn thận để tránh lung lay hoặc bị uốn cong khi lắp đặt theo 3 hướng.
Khối lượng đầu đo và máy đo kiểm tra (nếu có) không lớn hơn 10 % kết cấu xây dựng nơi gắn đầu đo. Việc gắn đầu đo càng nhẹ, và càng chắc chắn càng tốt.
Tránh các điểm đo trên công son. Tốt nhất là gắn 3 đầu đo loại một hướng đo vào 3 mặt của một khối lập phương kim loại được gắn bằng vít cấy hoặc bằng keo dính nhanh. Có thể gắn chắc đầu đo trên các kết cấu nhà bằng bu lông nở. Khi đo trên các kết cấu bê tông nhẹ, thì dùng thạch cao để kết dính.
Trong các trường hợp đặc biệt, cho phép dùng keo hoặc dùng nam châm để gắn đầu đo. Khi đo trong nhà trên các mặt phẳng nằm ngang có thể dùng băng dính 2 mặt trên các bề mặt khá cứng với gia tốc dưới 1 m/s2 mặc dù cách gắn kiểu cơ học được ưu tiên hơn.
Tránh đo trên sàn nhà có phủ các loại vật liệu vì cho kết quả sai lệch. Khi không thể dịch chuyển đầu đo được thì phải tiến hành các phép đo so sánh với khối lượng và điều kiện kết dính của đầu đo khác nhau để đánh giá ảnh hưởng của lớp phủ sàn.
7.2.2 Gắn trên mặt đất
Khi đo trên đất, có thể cố định đầu đo trên thanh thép cứng (có đường kính trên 10 mm) và được đóng qua lớp đất xốp. Thanh thép này không được nhô cao quá trên mặt đất vài milimét. Cần đảm bảo giữa đầu đo và đất có sự tiếp xúc tốt. Trong trường hợp gia tốc đo lớn hơn 2 m/s2 thì phải đóng thanh thép vào đất chắc chắn để tránh trượt.
Để giảm thiểu sai lệch khi đầu đo phải gắn trực tiếp vào đất, đầu đo này phải được chôn sâu vào đất ở độ sâu ít nhất gấp ba lần kích thước chính của đầu đo/khối gắn đầu đo. Hoặc đầu đo có thể gắn cố định trên một tấm phẳng cứng với tỷ lệ khối lượng (m/rr3) không lớn hơn 2, trong đó m là khối lượng của đầu đo và tấm phẳng và r là bán kính tương đương của tấm phẳng. Đa số các loại đất có khối lượng riêng, r, trong khoảng từ 1500 kg/m3 đến 2600 kg/m3.”
3. Mẫu biên bản theo dõi rung hạ cọc đại trà:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
BIÊN BẢN THEO DÕI RUNG HẠ CỌC ĐẠI TRÀ
Công trình: (11)…………………
Hạng mục: ……………….
I. Thành phần trực tiếp theo dõi: (2)
● Đại diện Ban quản lý Dự án (hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát)
– Ông:………….. Chức vụ: ………
● Đại diện Nhà thầu Tư vấn Thiết kế: ………
– Ông:……… Chức vụ: …………
● Đại diện Nhà thầu thi công: …………..
– Ông:………….. Chức vụ: …………..
II. Thời gian theo dõi: (3)
Bắt đầu: ………….giờ…..ngày…..tháng….năm….
Kết thúc: ……….giờ…..ngày…..tháng…..năm….
Tại công trình: …………….
III. Nội dung theo dõi: (4)
1. Loại búa rung: ……………
2. Loại và trọng lượng mũ cọc: ……………
3. Cọc số: (ghi số cọc, kèm theo sơ đồ mặt bằng bố trí cọc) …………
4. Lý lịch cọc: …………
– Đoạn mũi: Số hiệu:…………. Chiều dài: L = …….m, ngày đúc: ………..
– Đoạn giữa: Số hiệu:…………. Chiều dài: L = …….m, ngày đúc: …………
– Đoạn trên: Số hiệu:…………. Chiều dài: L = …….m, ngày đúc: ………..
5. Loại mối nối của các đoạn cọc: ………..
6. Cao độ của mặt đất tại vị trí cạnh cọc: ………….
7. Cao độ mũi cọc theo thiết kế: ……………..
8. Độ xiên của cọc: …………….
9. Độ chối tính toán theo đề cương: …………..
10. Cao độ mũi cọc sau khi rung: …………….
11. Cao độ đầu cọc sau khi rung: ……………..
Kết quả theo dõi rung hạ cọc: (5)
TT lần đo | Thời gian trong lần đo (phút) | Độ lún trong lần đo (cm) | Số liệu về vận hành búa rung | Độ chối kiểm tra (cm/phút) | |||
Lực kích động (tấn) | Cường độ dòng điện (A) | Điện thế dòng điện (V) | Biên độ dao động (mm) | ||||
1 | |||||||
2 | |||||||
3 |
CÁN BỘ GIÁM SÁT THI CÔNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
CÁN BỘ GIÁM SÁT TÁC GIẢ
(Ký, ghi rõ họ tên)
KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP
(Ký, ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
(1) Ghi rõ tên công trình, hạng mục công trình theo dõi rung hạ cọc đại trà;
(2) Ghi rõ tên và chức vụ của thành phần trực tiếp theo dõi;
(3) Thời gian bắt đầu và kết thúc theo dõi;
(4) Nội dung theo dõi ghi rõ các loại búa, cọc thí nghiệm số, lý lịch cọc…
(5) Kết quả theo dõi rung hạ cọc: ghi chính xác số liệu.