Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét được lập biên bản theo quy định. Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu, đồ phải được lập thành biên bản, Dưới đây là thông tin chi tiết về bài viết của chúng tôi.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu, đồ là gì?
Mẫu biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu, đồ là biên bản với các nội dung ghi chép lại việc tạm giữ đồ vật, tài liệu, đồ trong các trường hợp khác nhau
Mẫu biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu, đồ là biên bản để tạm giữ đồ vật, tài liệu, đồ làm bằng chứng, chứng cứ điều tra, giải quyết vụ án.
2. Mẫu biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu, đồ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
BIÊN BẢN TẠM GIỮ ĐỒ VẬT, TÀI LIỆU
Hồi ……….. giờ ……….. ngày ……….. tháng ………. năm ……………… tại ……..
Chúng tôi gồm:
Ông/bà: ………………. Điều tra viên thuộc Cơ quan…………………
Ông/bà: ………………….
Căn cứ các điều 88, 90, 147, 178, 198 và 199 Bộ luật Tố tụng hình sự, tiến hành lập biên bản về việc tạm giữ đồ vật, tài liệu của:
Họ tên: …………………. Giới tính: ………………………
Tên gọi khác: …………..
Sinh ngày………….tháng………..năm………………tại: ……………..
Quốc tịch:……………….; Dân tộc:………………………….; Tôn giáo: ………………..
Nghề nghiệp: …………..Số điện thoại liên hệ: ……………..
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: …………….
cấp ngày ………. tháng ……. năm …………… Nơi cấp: …………
Nơi cư trú: ……………..
Đồ vật, tài liệu tạm giữ bao gồm (1):……..
(1) Ghi rõ tên, số lượng, tình trạng, đặc điểm đồ vật, tài liệu; nếu là đồ vật, tài liệu cần niêm phong thì phải niêm phong tại chỗ và ghi vào biên bản…………
Thái độ chấp hành của người có đồ vật, tài liệu bị tạm giữ:…………….
Về những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ, ông/bà: ………trình bày (2):
Chúng tôi đã tạm giữ những đồ vật, tài liệu trên để phục vụ công tác điều tra. Việc lập biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu kết thúc hồi ………… giờ ………… ngày………. tháng ……… năm
Biên bản này đã đọc cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
Biên bản này lập thành bốn bản, một bản giao cho ông/bà…………..; một bản gửi cho Viện kiểm sát…………………; một bản giao cho cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu; một bản đưa vào hồ sơ vụ án.
NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ ĐỒ VẬT, TÀI LIỆU
ĐIỀU TRA VIÊN
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
3. Hướng dẫn làm biên bản:
– Ghi rõ tên, số lượng, tình trạng, đặc điểm đồ vật, tài liệu; nếu là đồ vật, tài liệu cần niêm phong thì phải niêm phong tại chỗ và ghi vào biên bản.
– Ghi rõ nguồn gốc, thời gian, địa điểm và nơi phát hiện từng loại đồ vật, tài liệu
4. Thông tin pháp lý liên quan:
Về tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét
Tại Điều 198,
1. Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ sở hữu đồ vật, người quản lý đồ vật, người chứng kiến, đại diện gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét.
2. Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản, trong đó một bản giao cho người chủ tài liệu, đồ vật hoặc người quản lý tài liệu, đồ vật, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản giao cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý tài liệu, đồ vật bị tạm giữ”.
Như vậy Trong trường có căn cứ nghi ngờ đồ vật là vật chứng của một vụ án thì
Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử
Tại Điều 192, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định
– Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.
– Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.
Ngoài ra BLTT hình sự 2015 quy định về các nội dung như:
– Về Thẩm quyền ra lệnh khám xét:
+ Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.
+ Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải
+ Trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám xét. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản khám xét.
+ Mọi trường hợp khám xét đều được lập biên bản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.
– Trách nhiệm bảo quản phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong như sau:
– Phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong phải được bảo quản nguyên vẹn.
– Người nào phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Căn cứ như đã nêu trên thì việc tạm giữ đồ vật, tài liệu, đồ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và thực hiện đúng theo trình tự thủ tục việc tạm giữ đồ vật, tài liệu, đồ phải được lập thành biên bản làm bằng chứng, chứng cứ điều tra, giải quyết vụ án và dùng trong các trường hợp cần thiết khác. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản, trong đó một bản giao cho người chủ tài liệu, đồ vật hoặc người quản lý tài liệu, đồ vật, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản bàn giao cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý tài liệu, đồ vật bị tạm giữ theo quy định của bộ luệt tố tụng hình sự quy đinh