Quản lý tài sản là giám sát và duy trì những thứ có giá trị cho một thực thể hoặc một nhóm. Khi quản lý tài sản thì cần có biên bản ghi chép về việc quản lý tài sản. Vậy Biên bản quản lý tài sản là gì? và thủ tục như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản quản lý tài sản là gì?
Mẫu biên bản quản lý tài sản là mẫu biên bả ghi chép lại việc quản lý tài sản trong các trường hợp khác nhau với các nội dung và hông tin về quản lý tài sản
Mẫu biên bản quản lý tài sản là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc quản lý tài sản. Mẫu nêu rõ nội dung thông tin tài sản, thời gian và địa điểm lập biên bản…và các thông tin khác về quản lý tài sản
2. Mẫu biên bản quản lý tài sản:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
……. , ngày … tháng … năm …
BIÊN BẢN QUẢN LÝ TÀI SẢN
Hôm nay , ngày … tháng … năm …. tại ……… đã tiến hành cuộc họp bàn giao quản lý tài sản giữa …… ( bên giao ) và ……. ( bên nhận ) thực hiện theo Hợp đồng ….. ngày …./…./….
Thành phần tham gia :
Bên giao :
Ông ……
CMND số …… cấp ngày …/…/… tại ……….
Địa chỉ :
Bên nhận :
Ông ……
CMND số …… cấp ngày …/…/… tại ……….
Địa chỉ :
Nội dung bàn giao :
Bên …….. đã tiến hành bàn giao tài sản cho Bên …. theo bảng thống kê sau :
STT | Tên tài sản | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Ghi chú |
1 | ||||||
2 | ||||||
….. | ||||||
Cộng |
Tổng giá trị bằng số :
Bằng chữ :
Kể từ ngày …/…/…. , số tài sản trên sẽ do Bên …. chịu trách nhiệm quản lý
Biên bản này được lập thành 02 bản , mỗi bên giữ 01 bản có giá trị như nhau .
BÊN GIAO
( Ký và ghi rõ họ tên )
BÊN NHẬN
( Ký và ghi rõ họ tên )
3. Hướng dẫn làm biên bản:
– Ghi các thông tin trong biên bản chính xác và rõ ràng
– Bên giao ( là ai? số chứng minh thư nhân dân, địa chỉ)
– Bên nhận ( là ai? số chứng minh thư nhân dân, địa chỉ)
– Về nội dung bàn giao thì ghi rõ thông tin của tài sản bàn giao để quản lý…
lưu ý: Biên bản này được lập thành 02 bản , mỗi bên giữ 01 bản có giá trị như nhau
4. Thông tin pháp lý liên quan:
Hiện nay có rất nhiều trường hợp khác nhau về quản lý tài sản, với nhiều nội dung khác nhau, Dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin về một số nội dung điển hình về quản lý tài sản công Căn cứ vào thông tư số Số:
Tại ” Điều 13. Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước vào Mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ”
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao.
2. Việc sử dụng tài sản nhà nước vào Mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải đảm bảo các yêu cầu quy định Điều 12 Thông tư này.
Tại ” Điều 14. Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước vào Mục đích cho thuê” quy định như sau:
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được cho thuê tài sản nhà nước trong các trường hợp sau:
a) Tài sản sử dụng chưa hết công suất;
b) Tài sản được đầu tư xây dựng để cho thuê theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tài sản được đầu tư xây dựng để cho thuê theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này là các dự án đầu tư xây dựng trên cơ sở khai thác nhà, đất hiện có của đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính để sử dụng có hiệu quả hơn tài sản nhà nước theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Dự án đầu tư xây dựng để cho thuê quy định tại Khoản 1 Điều này do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính (đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý), Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý).
3. Việc cho thuê tài sản nhà nước được thực hiện theo các phương thức sau:
a) Đấu giá áp dụng đối với gói cho thuê tài sản là trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất (tính cho cả thời hạn cho thuê) có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
b) Cho thuê trực tiếp áp dụng trong các trường hợp sau:
– Gói cho thuê tài sản là trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất (tính cho cả thời hạn cho thuê) có giá trị dưới 100 triệu đồng;
– Tài sản không phải là trụ sở làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất (máy chiếu, thiết bị âm thanh, máy vi tính…);
– Cho thuê từng hạng Mục thuộc trụ sở làm việc (hội trường, phòng họp, phòng hội thảo, phòng thí nghiệm…) trong thời gian ngắn, không liên tục.
Thủ trưởng đơn vị có tài sản cho thuê xác định và thông báo công khai giá cho thuê tài sản nhà nước quy định tại Điểm này trên Trang thông tin về tài sản nhà nước của Bộ Tài chính; Cổng thông tin điện tử của Bộ, cơ quan trung ương (nếu có) đối với tài sản của đơn vị thuộc trung ương quản lý; Cổng thông tin điện tử của địa phương (nếu có) đối với tài sản của đơn vị thuộc địa phương quản lý và niêm yết tại trụ sở cơ quan, đồng gửi cơ quan quản lý cấp trên để theo dõi.
4. Giá cho thuê tài sản nhà nước được xác định như sau:
a) Giá trúng đấu giá trong trường hợp cho thuê theo phương thức đấu giá;
b) Giá cho thuê được niêm yết, thông báo công khai trong trường hợp cho thuê trực tiếp.
Giá khởi Điểm để đấu giá, giá cho thuê được niêm yết, thông báo công khai do Thủ trưởng đơn vị phê duyệt phù hợp với giá cho thuê phổ biến tại thị trường địa phương của tài sản cùng loại hoặc có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng xuất xứ.
5. Việc cho thuê tài sản phải được lập thành hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 15. Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước vào Mục đích liên doanh, liên kết quy định:
1. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu sử dụng tài sản nhà nước vào Mục đích liên doanh, liên kết, đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng phương án sử dụng tài sản nhà nước để liên doanh, liên kết báo cáo cơ quan quản lý cấp trên xem xét, gửi Bộ, cơ quan trung ương (đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý), gửi Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý).
2. Bộ, cơ quan trung ương, Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện:
a) Xem xét, có ý kiến về phương án sử dụng tài sản nhà nước để liên doanh, liên kết của đơn vị;
b) Gửi phương án sử dụng tài sản nhà nước để liên doanh, liên kết lấy ý kiến Bộ Tài chính (đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý); báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý).
3. Trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính hoặc báo cáo của Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương (đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý) quyết định việc sử dụng tài sản nhà nước để liên doanh, liên kết.
4. Các hình thức sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết:
a) Hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới, các bên tham gia liên doanh, liên kết tự quản lý, sử dụng tài sản của mình và chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính, các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và được chia doanh thu từ hoạt động liên doanh, liên kết theo hợp đồng;
b) Hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới, các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để mua tài sản sử dụng cho Mục đích liên doanh, liên kết; các tài sản này được các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng quản lý, sử dụng để mang lại lợi ích và chia sẻ rủi ro cho các bên tham gia;
c) Hình thức liên doanh, liên kết hình thành pháp nhân mới, các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để mua tài sản sử dụng cho Mục đích liên doanh, liên kết; pháp nhân mới có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và Hợp đồng liên doanh, liên kết.
5. Quản lý, sử dụng tài sản khi liên doanh, liên kết:
a) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện liên doanh, liên kết theo hình thức quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này, đơn vị thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện liên doanh, liên kết theo hình thức quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này, việc quản lý, sử dụng tài sản sau khi góp vốn được thực hiện theo Hợp đồng liên doanh, liên kết; sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết, tài sản được xử lý theo nguyên tắc quy định tại Khoản 7 Điều này;
c) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện liên doanh, liên kết theo hình thức quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều này, tài sản được sử dụng để góp vốn liên doanh, liên kết do pháp nhân mới quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật; khi hết thời hạn liên doanh, liên kết, tài sản được xử lý theo nguyên tắc quy định tại Khoản 7 Điều này;
6. Việc xác định giá trị tài sản để liên doanh, liên kết thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 44
7. Nguyên tắc xử lý tài sản sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết:
a) Đối với tài sản là công trình sự nghiệp và các tài sản khác gắn liền với đất sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết, các tài sản này thuộc về Nhà nước.
b) Đối với các tài sản khác, sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết, các tài sản này được chia cho các bên tham gia liên doanh, liên kết theo tỷ lệ đóng góp của mỗi bên; trường hợp không chia được bằng hiện vật thì thực hiện bán cho các bên còn lại trong liên doanh theo giá thị trường; trường hợp các bên liên doanh không mua thì thực hiện bán đấu giá.
căn cứ vào quy định của pháp luật đã nêu trên thì việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập đã được pháp luật quy định rõ ràng và chi tiết, việc quản lý tài sản khác nhau phải thực hiện dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành
Trên đây là bài viết của chúng tôi về Mẫu biên bản quản lý tài sản, Hướng dẫn làm biên bản và các thông tin liên quan tới quản lý tài sản hiện nay.