Khi công trình đã hoàn thành xong phần ván khuôn, bên nghiệm thu sẽ kết hớp cùng chủ đàu tư, bên giám sát, kỹ thuật thi công trực tiếp để tiến hành nghiệm thu và đánh giá tiêu chuẩn phần ván đã hoàn thành xong có đủ điều kiện để đưa vào sử dụng tiếp hay không!
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản nghiệm thu ván khuôn công trình xây dựng là gì?
Ván khuôn từ chất liệu kim loại và gỗ được làm thành những khuôn mẫu tạm thời được gia công nhằm tạo hình thù các kết cấu công trình bê tông.
Mẫu biên bản nghiệm thu ván khuôn công trình xây dựng là mẫu biên bản được lập ra để ghi nhận đối tượng nghiệm thu là ván khuôn của công trình và nội dung nghiệm thu ván khuôn công trình xây dựng, đánh giá mức đạt chuẩn của ván khuôn và biên bản được lập ra từ giám sát thi công, kỹ thuật thi công và kỹ thuật thi công xây dựng của nhà đầu tư.
2. Biên bản nghiệm thu ván khuôn công trình xây dựng:
Nội dung cơ bản của biên bản nghiệm thu ván khuôn công trình xây dựng như sau;
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
Địa điểm, ngày……. tháng……. năm…
BIÊN BẢN SỐ ….
NGHIỆM THU CÔNG VIỆC XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH ………(ghi tên công trình xây dựng)…..
1. Đối tượng nghiệm thu: nghiệm thu ván khuôn công trình (ghi rõ tên công việc được nghiệm thu và vị trí xây dựng trên công trình)
2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Người giám sát thi công xây dựng công trình của Chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của Nhà thầu thi công xây dựng công trình.
Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc của tổng thầu với nhà thầu phụ.
3. Thời gian nghiệm thu :
Bắt đầu :… ngày………. tháng……… năm……….
Kết thúc :……. ngày………. tháng……… năm……….
Tại: …
4. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:
a) Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu (đối chiếu với khoản 1 Điều 24 Nghị định này).
b) Về chất lượng công việc xây dựng (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và yêu cầu kỹ thuật của công trình xây dựng).
c) Các ý kiến khác nếu có.
d) Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư về công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.
4. Kết luận :
– Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo.
– Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc xây dựng đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có.
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG
(của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu).
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP
(của Nhà thầu thi công xây dựng công trình)
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
(trong trường hợp hợp đồng tổng thầu)
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
Hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng gồm:
– Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng và các phụ lục kèm theo nếu có;
– Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.
3. Hướng dẫn Biên bản nghiệm thu ván khuôn công trình xây dựng:
– Tên biên bản: Biên bản nghiệm thu phần ván khuôn công trình xây dựng
– Thời gian lập biên bản
– Đối tượng nghiệm thu: Phần ván khuôn của công trình
– Thành phần nghiệm thu
– Thời gian nghiệm thu
– Đánh giá phần ván khuôn
– Kết luận
– Ký xác nhận biên bản
4. Tiêu chuẩn nghiệm thu ván khuôn:
Chức năng của ván khuôn
Đối với công trình xây dựng thì ván khuôn có vai trò là tạo hình, lắp đặt ván khuôn chủ yếu là để giữ kết cấu bê tông như các cột trụ bê tông,… Ván khuôn có chất lượng tốt thì càng thuận tiện trong việc lắp đặt tạo hình và tính thẩm mỹ cao
Tiêu chuẩn nghiệm thu ván khuôn
– Đối với cốp pha đã lắp dựng
+ Hình dáng và kích thước phải phù hợp với kết cấu của thiết kế
+ Kết cấu cốp pha phải đảm bảo theo quy định
+ Độ phẳng giữa các tấm ghép nối phải đảm bảo độ gồ ghề không quá 3mm giữa các tấm
+ Cốt pha được ghép kín, khít đảm bảo không mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông
+ Vệ sinh bên trong không còn rác, bùn đất và các chất bẩn khác bên trong cốp pha
+ Cốt pha được tưới nước trước khi đổ bê tông
Những sai lệch cho phép đối với cốp pha đã lắp dựng xong như sau:
1. Khoảng cách giữa các cột chống cốp pha, cầu kiện chịu uốn và khoảng cách giữa các trụ đỡ giằng ổn định, neo và cột chống so với khoảng cách thiết kế
– Trên mỗi mét dài : 2mm
– Trên toàn bộ khẩu độ: 75mm
2. Sai lệch mặt phẳng cốp pha và các đường giao nhau của chúng so với chiều thẳng đứng hoặc độ nghiêng thiết kế
– Trên mỗi mét dài: 5mm
+ Móng: 20mm
+ Tường và cột đỡ tấm sàn toàn khối có chiều cao dưới 5m: 10mm
+ Tường và cột đỡ tấm sàn toàn khối có chiều cao trên 5m: 15mm
+ Cột khung có liên kết dầm: 10mm
+ Dầm và vòm: 5mm
3. Sai lệch trục cốt pha so với thiết kế
– Móng: 15mm
– Tường và cột: 8mm
– Dầm xà và vòm: 10mm
– Móng dưới các kết cấu thép: Theo quy định của thiết kế
– Sai lệch trục cốp pha trượt, cốp pha leo và cốp pha di động so với trục công trình: 10mm
Việc nhiệm thu được tiến hành tại hiện trường và đảm bảo kết quả kiểm tra phù hợp theo quy định trên và không được vượt quá mức sai phạm cho phép
Phân loại ván khuôn
Ván khuôn được chia ra làm các loại và được thịnh hành sử dụng tại Việt Nam đó là:
– Ván khuôn nhôm
Ván khuôn nhôm là loại ván khuôn được sản xuất bằng vật liệu chủ yếu là hợp kim nhôm. Nó có chức năng chính là tạo nên khung hình công trình bằng cách liên kết các tấm ván khuôn lại với nhau. Hiện nay hệ thống nhôm ván khuôn được sử dụng rất rộng rãi trong xây dựng, đặc biệt với công trình nhà cao tầng.
– Ván khuôn nhựa
Ván khuôn nhựa được lắp ráp từ các tấm liên kết hoặc hệ thống mô-đun, có thể làm sạch nhanh chóng sau mỗi lần sử dụng loại ván này. Ván khuôn nhựa có thể được gia cố bằng sợi thủy tinh hoặc không cần gia cố, tuy nhiên chất lượng của loại ván khuôn này rất thấp.
– Ván khuôn pane
Phụ kiện ván khuôn là những sản phẩm, phụ kiện hỗ trợ việc định vị, tân chỉnh, gia cố lực,… cho ván khuôn. Ván khuôn panel được chia ra thành 02 loại là panel mặt ván và mặt tôn.
Loại panel có mặt ván phủ film được dùng nhiều hơn panel mặt tôn bởi lẽ người sử dụng khi dùng ván thì công đoạn bảo dưỡng bảo trì dễ dàng và nhanh chóng hơn, sau khi dùng khoảng 5-6 lần thì thay ván, nên khi dùng panel mặt ván sẽ cho bề mặt bê tông sẽ tốt hơn.
Phụ kiện ván khuôn panel của panel gồm: chốt chữ A, la thanh giằng, v góc, móc tròn, móc vuông
– Ván khuôn thép
Bao gồm các phụ kiện gông, giằng, chống,…được đặt ở vị trí bên ngoài hay bên dưới coppha có tác dụng chịu lực chính cho hệ thống bê tông khi tiến hành đúc với chức năng chứa và tạo hình cho bê tông khi cây dựng các khu chung cư.
Với chức năng thuận tiện trong việc tháo gỡ và vận chuyển, dễ di dời và tiết kiệm được không gian lưu trữ do có thể xếp chồng lên nhau chính vì vậy ván khuôn thép được thiết kế để tái sử dụng nhiều lần, tiết kiệm chi phí.
– Ván khuôn cột
Ván khuôn cột là một dạng ván khuôn được sản xuất nhằm mục đích đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật trong việc thi công, chứng năng của ván khuôn là phải chịu được áp lực chống đẩy của của bê tông ướt và đảm bảo kích thước hình học thiết kế, có thể quyết định đến chất lượng bề mặt của bê tông rằng sẽ không bị vênh hoặc bị cong sau khi tháo dỡ. Ván khuôn được dùng trong xây dựng thường có tên gọi là ván khuôn xây dựng hoặc cốp pha xây dựng và thường được sử dụng trong đổ các loại cột chịu lực của các công trình
Như vậy, có thể thấy trong thi công xây dựng công trình cần rất nhiều yếu tố và nguyên vật liệu xây dựng mới có thể hoàn thiện công trình đạt chuẩn theo hình thức. Đối với các loại vật liệu như ván khuôn có thể thấy nó góp phần quan trọng tất yếu bởi nó là trụ giữ vững chắc để đứng xây dựng, chức năng chính là dùng để giữ các khối bê tông ướt khi đổ mà không bị biến dạng, bị các lỗ tổ ong ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài cũng như chất lượng bên trong các khối bê tông
Trên đây là toàn bộ bài viết tham khảo về mẫu biên bản nghiệm thu ván khuôn của công trình, hướng dẫn lập biên bản và quy định về tiêu chuẩn nghiệm thu ván khuôn!