Việc nghiệm thu được các bên liên quan thực hiện và được ghi nhận qua biên bản nghiệm thu kỹ thuật. Vậy những quy định về nghiệm thu kỹ thuật như thế nào, nội dung và hình thức của biên bản nghiệm thu kỹ thuật ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản nghiệm thu kỹ thuật là gì, mục đích của biên bản?
Nghiệm thu là việc kiểm tra, xem xét, đánh giá để đưa ra kết luận về chất lượng thi công xây dựng công trình sau khi đã hoàn thành so với thiết kế, tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật có liên quan.
Mẫu biên bản nghiệm thu kỹ thuật là văn bản được lập ra để ghi chép về việc nghiệm thu kỹ thuật với nội dung nêu rõ thời gian địa điểm lập biên bản, nội dung nghiệm thu…
Mục đích của mẫu biên bản nghiệm thu kỹ thuật: khi công trình được hoàn thành, các bên phải tiến hành nghiệm thu kỹ thuật công trình tức kiểm tra, xem xét, đánh giá để đưa ra kết luận về chất lượng kỹ thuật xây dựng công trình. Bên chủ đầu tư, bên thu công và bên thiết kế kỹ thuật sẽ tiến hành nghiệm thu kỹ thuật công trình để quyết định đưa công trình hoạt động. Biên bản này nhằm mục đích ghi nhận quá trình làm việc của các bên, quá trình nghiệm thu, nội dung nghiệm thu, thông tin kỹ thuật công trình.
2. Những quy định liên quan đến nghiệm thu kỹ thuật:
“4.2 Nghiệm thu công việc xây dựng
4.2.1 Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu
– Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;
– Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với nhà thầu phụ.
4.2.2 Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu:
Trực tiếp tiến hành nghiệm thu trong quá trình xây lắp những đối tượng công việc xây dựng sau đây sau khi nhận được phiếu yêu cầu của nhà thầu xây lắp :
– Những công việc xây dựng đã hoàn thành;
– Những công việc lắp đặt thiết bị tĩnh đã hoàn thành;
– Những kết cấu, bộ phận công trình sẽ lấp kín;
4.2.3 Điều kiện cần để nghiệm thu:
a) Đối tượng nghiệm thu đã thi công hoàn thành;
b) Có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu:
–
– Các phiếu kết quả thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm có liên quan lấy tại hiện trường;
– Các kết quả thử nghiệm, đo lường, đo đạc, quan trắc mà nhà thầu thi công xây lắp đã thực hiện tại hiện trường để xác định chất lượng và khối lượng đối tượng cần nghiệm thu;
– Bản vẽ hoàn công;
– Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các tài liệu văn bản khác đã xác lập trong khi xây lắp có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.
c)Có biên bản nghiệm thu nội bộ và phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
4.2.4 Nội dung và trình tự nghiệm thu:
a) Kiểm tra tại chỗ đối tượng nghiệm thu: công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnh tại hiện trường;
b) Kiểm tra các hồ sơ ghi ở mục 4.2.3;
c) Trong khi nghiệm thu, trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc kiểm định sau:
– Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng, chất lượng các công việc hoàn thành với số liệu ghi trong biên bản, tài liệu trình để nghiệm thu;
– Yêu cầu nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm từ đối tượng nghiệm thu ở công trình để thí nghiệm bổ xung;
– Thử nghiệm lại đối tượng nghiệm thu;
– Kiểm tra mức độ đúng đắn của những kết luận ghi trong biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng, và các kết quả thí nghiệm có liên quan đến chất lượng đối tượng nghiệm thu do nhà thầu xây lắp thực hiện và cung cấp.
d) Đối chiếu các kết quả kiểm tra với tài liệu thiết kế được duyệt, yêu cầu của các tiêu chuẩn kĩ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng.
e) Trên cơ sở đánh giá chất lượng ban nghiệm thu đưa ra kết luận:
– Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản theo một trong các mẫu ghi ở phụ lục D và phụ lục E của tiêu chuẩn này;
– Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu khi các đối tượng thi công chưa xong, thi công sai hoặc có nhiều chỗ sai với thiết kế được duyệt, hoặc không đáp ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình và những yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn khác có liên quan. Ban nghiệm thu lập biên bản (vào sổ nhật kí thi công) về nội dung sau:
+ Những công việc phải làm lại;
+ Những thiết bị phải lắp đặt lại;
+ Những sai sót hoặc hư hỏng cần sửa lại;
+ Thời gian làm lại, sửa lại;
+ Ngày nghiệm thu lại.
f) Sau khi đối tượng đã được chấp nhận nghiệm thu cần tiến hành ngay những công việc xây dựng tiếp theo. Nếu dừng lại, thì tuỳ theo tính chất công việc và thời gian dừng lại chủ đầu tư hoặc đơn vị giám sát thi công của chủ đầu tư có thể xem xét và quyết định việc nghiệm thu lại đối tượng đó.”
Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng thi công theo các qui định:
– Phải tiến hành kiểm tra, nghiệm thu chất lượng tại hiện trường tất cả các loại vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng vào công trình;
– Mọi công việc xây dựng đều phải kiểm tra, kiểm soát chất lượng ngay trong khi đang thi công và phải tiến hành nghiệm thu sau khi đã hoàn thành;
– Chưa có sự kiểm tra và chấp nhận nghiệm thu của chủ đầu tư hoặc đơn vị giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư thì nhà thầu thi công xây dựng không được tiến hành thi công công việc tiếp theo, bộ phận công trình xây dựng tiếp theo, giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo.
– Chủ đầu tư chủ trì tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.
3. Mẫu biên bản nghiệm thu kỹ thuật:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
……. , ngày … tháng … năm …
BIÊN BẢN NGHIỆM THU KỸ THUẬT
Số: (1)………………………
Công trình/Hạng mục công trình: (2)…………
Địa điểm xây dựng: ………
I. THÀNH PHẦN: (3)
1.Đại diện chủ đầu tư
– Ông/Bà:………………….Chức vụ:…………
2.Đại diện đơn vị thi công
– Ông/Bà:…….Chức vụ:…………
3.Đại diện đơn vị tư vấn thiết kế
– Ông/Bà:…….Chức vụ:……………
4.Đại diện…………
– Ông/Bà:……….Chức vụ:…………
II. NỘI DUNG
Trên cơ sở xem xét các hồ sơ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hiện trường các hạng mục công trình. Hội đồng nghiệm thụ thống nhất nhiết lập biên bản gồm các nội dung sau:
1. Hồ sơ nghiệm thu công trình
– Phương án cấp điện, Thỏa thuận đấu nối, Thỏa thuận thiết kế công trình;
– Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công công trình;
– Các biên bản nghiệm thu công việc, nghiệm thu bộ phận, hạng mục công trình;
– Bản vẽ hoàn công công trình;
– Hồ sơ giám sát thi công công trình; Biên bản kiểm tra vật tư; Biên bản thí nghiệm vật tư, thiết bị; Tài liệu kỹ thuật của các thiết bị điện ( máy biến áp, thiết bị đo đếm, đóng cắt, bảo vệ….)
– Biên bản nghiệm thu khối lượng giữa chủ đầu tư và nhà thầu
1. Thời gian xây dựng công trình (4)
Bắt đầu:……giờ…………..ngày………..tháng……….năm
Kết thúc: ……giờ…………..ngày………..tháng……….năm
Tại:…………………………………………………………….
3. Nội dung nghiệm thu công trình
3.1. Phần đường dây:
3.2. Phần thiết bị cao thế, vỏ trạm, tiếp địa trạm
3.3. Phần máy biến áp
3.4. Phần các thiết bị đo đếm
4. Kết luận của hội đồng nghiệm thu
5. Các tồn tại – kiến nghị
……
NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI CÔNG
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ký và ghi rõ họ tên)…
NHÀ THẦU THIẾT KẾ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ký và ghi rõ họ tên)
CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký và ghi rõ họ tên)
NHÀ THẦU THI CÔNG
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ký và ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
(1) Ghi rõ tên biên bản nghiệm thu thu kỹ thuật số bao nhiêu;
(2) Ghi rõ tên công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu kỹ thuật; ghi rõ địa điểm xây dựng;
(3) Về thành phần nghiệm thu: ghi rõ đại diện chủ đầu tư họ và tên, chức vụ; đại diện đơn vị thi công họ và tên, chức vụ; đại diện đơn vị tư vấn thiết kế họ và tên, chức vụ;
(4) Ghi rõ thời gian xây dựng công trình: ghi rõ thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, địa điểm.
Cuối cùng là ký tên xác nhận biên bản, các bên xác nhận lại nội dung biên bản và ký tên, biên bản sẽ không thể sửa đổi cả về nội dung lẫn hình thức vì thế biên bản phải được các bên xác nhận.