Quy trình nghiệm thu được thực hiện thành biên bản, giúp các bên liên quan có cơ sở làm việc sau này. Về nghiệm thu hồ sơ thiết kế cũng cần được thực hiện theo quy định của pháp luật và được lập thành biên bản đẻ ghi chép lại quá trình nghiệm thu đó.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế là gì?
– Thiết kế kỹ thuật là bản vẽ thiết kế được thực hiện dựa trên thiết kế cơ sở từ đầu của một dự án. Bản vẽ kỹ thuật phải đảm bảo thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật và các vật liệu sử dụng trong dự án. Là căn cứ để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công trong quy trình thiết kế 3 bước.
– Biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế là loại mẫu được lập ra do một công ty, doanh nghiệp nào đó để ghi chép lại những nội dung liên quan đến việc thực hiện nghiệm thu hồ sơ thiết kế.
Mẫu biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình. Mẫu nêu rõ nội dung của biên bản, thời gian địa điểm lập biên bản…
2. Mẫu biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
Hà Nội, ngày … tháng …. năm …….
BIÊN BẢN NGHIỆM THU HỒ SƠ THIẾT KẾ
TÊN HỒ SƠ THIẾT KẾ
CÔNG TRÌNH X
Căn cứ vào các quy định pháp luật sau đây, cùng tình hình thực tế, nhu cầu khả năng của các bên để tiến hành nghiệm thu Hồ sơ thiết kế
– Các văn bản pháp luật có liên quan, điều chỉnh.
1. Đối tượng nghiệm thu
– Kết cấu của bản thiết kế gồm 3 phần:
+ Mẫu tòa nhà chung cư
+ Mẫu từng căn hộ
+ Khu sân của chung cư
– Tính khả thi, thẩm mỹ;
Phù hợp với khu vực để xây dựng
Thích hợp với phong cách sống hiện đại
2.Thành phần trực tiếp nghiệm thu
BÊN NGHIỆM THU(CHỦ ĐẦU TƯ)
Người đại diện
– Ông:
Chức vụ:
BÊN THIẾT KẾ:
Người đại diện
– Bà: Vũ Thu Phương
Chức vụ: Trưởng phòng thiết kế
3.Thời gian nghiệm thu
Bắt đầu lúc
Kết thúc vào
Tại:
4. Đánh giá
– Về kết cấu của bản thiết kế: Phù hợp với yêu cầu, chức năng, chất lượng của công trình mà bên đầu tư đưa ra
– Về tính khả thi, thẩm mỹ: có tính khả thi cao trong việc áp dụng vào thực tế, tính thẩm mỹ tương đối.
5. Kết luận
– Đạt
– Được sử dụng vào trong việc thực hiện công trình
– Cần tiến hành đẩy mạnh việc thực hiện công trình theo đúng như hồ sơ thiết kế về chất lượng, kích thước,….
BÊN NGHIỆM THU
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)
BÊN THIẾT KẾ
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)
3. Hướng dẫn làm Mẫu biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế:
Để soạn thảo một mẫu biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế trong đó cần thể hiện các nội dung như sau:
– Tên tiêu đề: biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế
– Tên của hồ sơ thiết kế?
– Căn cứ vào đâu để soạn thảo biên bản này?
Ví dụ căn cứ từ Luật xây dựng 2014, bộ luật dân sự 2015,…
– Đối tượng nghiệm thu đối với hồ sơ thiết kế bao gồm:
+ Đối với kết cấu bản thiết kế
+ Nghiệm thu hồ sơ bản thiết kế
+ Tính khả thi trong thiết kế và tính thẩm mỹ
+ Các công việc tiến hành nghiệm thu khác (nếu có)?
– Thành phần thực hiện tham gia vào trực tiếp nghiệm thu, bao gồm:
+ Bên nghiệm thu – là chủ đầu tư:
Ghi thông tin của người đại diện khi nghiệm thu: họ và tên, chức vụ/vị trí hiện đảm nhiệm
+ Bên thiết kế
Ghi thông tin của người đại diện khi nghiệm thu: họ và tên, chức vụ/vị trí hiện đảm nhiệm
– Thời gian nghiệm thu
+ Thời gian bắt đầu lúc mấy giờ?phút?ngày? tháng?năm?
+ Thời gian kết thúc là lúc mấy giờ?phút? ngày tháng năm?
Tại địa điểm nào?
– Phần đánh giá
+ Đối với kết cấu bản thiết kế
+ Đối với tính khả thi của bản thiết kế và tính thẩm mỹ
+ Các tiêu chí khác (nếu có)
– Phần kết luận:
+ Đạt hay không đạt?
+ Đối với bản hồ sơ thiết kế đã nghiệm thu trên này có được áp dụng hay không?
+ Hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung, thay thế các loại giấy tờ nào trong hồ sơ?
+ Kết luận khác (nếu có)?
– Ký và ghi rõ họ và tên, chức vụ/vị trí đảm nhiệm của bên nghiệm thu và bên thiết kế
4. Thông tin pháp lý liên quan:
Tại thông tư Số: 26/2016/TT-BXD (đã hết hiệu) quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng ban hành như sau:
Tại Điều 5. Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình
Sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được thẩm định, phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, sự phù hợp về quy cách, số lượng hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng xây dựng và thông báo chấp thuận nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu thiết kế nếu đạt yêu cầu.
Ngoài ra tại Điều 8,9 Nghiệm thu công việc xây dựng và Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng thông tư Số: 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng:
Điều 8. Nghiệm thu công việc xây dựng
1. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung:
a) Tên công việc được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác, nếu có);
đ) Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
e) Phụ lục kèm theo (nếu có).
2. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư;
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;
c) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.
3. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC:
a) Người giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của tổng thầu EPC.
Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;
c) Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu (nếu có).
4. Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng do mình thực hiện.
Điều 9. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
1. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:
a) Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Đánh giá về chất lượng của hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành so với nhiệm vụ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
đ) Đánh giá về việc thực hiện các yêu cầu của cơ quan phòng cháy chữa cháy, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, cơ quan chuyên môn về xây dựng và các yêu cầu khác của pháp luật có liên quan;
e) Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
g) Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;
h) Phụ lục kèm theo (nếu có).
2. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng;
c) Người đại diện theo pháp luật của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật của từng thành viên trong liên danh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
d) Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;
đ) Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Như vậy việc nghiệm thu công trình đã được quy định rõ ràng về Nghiệm thu công việc xây dựng, Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng để đảm bảo an toàn và chất lượng cho công trình xây dựng. Việc nghiệm thu hồ sơ thiết kế cũng cần được thực hiện theo các thủ tục và trình tự do Bộ xây dựng quy định. việc nghiệm thu phải được lập thành biên bản ghi chép chi tiết như đã hướng dẫn ở trên, và đầy đủ các nội dung như trong quy định . trên đây là bài viết của chúng tôi về Mẫu biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.