Để tiến hành nghiệm thu hệ thống thông gió điều hòa được nhanh chóng, chính xác thì cần có biên bản nghiệm thu hệ thống điều hòa không khí.
Mục lục bài viết
Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống điều hòa không khí chi tiết nhất"}" data-sheets-userformat="{"2":6334,"4":[null,2,16777215],"5":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"6":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"7":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"8":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"10":2,"14":[null,2,0],"15":"Roboto"}">1. Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống điều hòa không khí là gì?
Nghiệm thu là quá trình kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi thi công công trình, bạn có thể hiểu theo cách đơn giản hơn là kiểm tra chất lượng công trình. Nghiệm thu công trình được các cơ quan chức năng có thẩm quyền, họ dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã thi công. Từ đó họ sẽ đưa ra nhận xét, đánh giá xem công trình có đạt chất lượng theo tiêu chuẩn không và có thể sử dụng không.
Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống điều hòa không khí là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về quá trình việc nghiệm thu hệ thống điều hòa không khí, ghi nhận những lỗi và phản hồi
Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống điều hòa không khí được dùng để ghi chép về việc nghiệm thu hệ thống điều hòa không khí và là cơ sở để xác nhận cho công việc tiếp theo.
2. Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống điều hòa không khí:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
…, ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN SỐ …
NGHIỆM THU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
CÔNG TRÌNH …
1.Thiết bị/Cụm Thiết bị được nghiệm thu:
-Hệ thống điều hòa không khí trong công trình …
-Địa chỉ: …
2.Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a)Người giám sát thi công xây dựng hệ thống điều hòa không khí trong công trình……………..
b)Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của Nhà thầu thi công hệ thống điều hòa không khí trong công trình………..
(Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu với nhà thầu phụ).
3.Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu: … ngày… tháng… năm…
Kết thúc: … ngày… tháng… năm…
Tại: …
4.Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:
a)Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
–Đơn xác nhận đã hoàn thành hệ thống điều hòa không khí trong công trình …của người phụ trách công trình
–Đơn xin nghiệm thu hệ thống điều hòa không khí của Chủ nhà thầu
–Biên bản các quy trình của công trình xây dựng
–Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 232:1999 về Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh – Chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu
b)Về chất lượng công trình
–Sai số chế tạo ống gió: Khi chế tạo ống gió bằng kim loại sai số cho phép của đường kính ngoài hoặc cạnh ngoài như sau:
+1mm nếu kích thước cạnh lớn (hoặc đường kính) ống nhỏ hơn hoặc bằng 300mm
+2mm nếu kích thước cạnh lớn (hoặc đường kính) ống lớn hơn 300mm
Sai số cho phép của đường kính trong của mặt bích tròn hoặc cạnh dài trong của mặt bích tiết diện chữ nhật là +2mm, độ không bằng phẳng không được quá 2mm.
–Yêu cầu về khúc ngoặt của ống gió
Bán kính cong và số đốt tối thiểu của ngoặt tiết diện tròn (bán kính tính theo đường trục) phải phù hợp với quy định trong bảng sau:
Đối với ngoặt tiết diện chữ nhật có cung tròn phía trong hoặc đường chéo ở trong khi kích thước A lớn hơn hoặc bằng 500mm phải đặt lá hướng dòng.
Chạc ba và chạc tư của ống gió tiết diện tròn thì góc kẹp nên là 15° đến 60°, sai số cho phép của góc kẹp phải nhỏ hơn 3°.
-Các ý kiến khác nếu có …
-Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư về công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.
5.Kết luận:
-Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo.
-Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc xây dựng đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có.
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG 1
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG 2
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
KĨ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống điều hòa không khí:
Ghi chính xác biên bản được lập vào hồi mấy giờ, ngày… tháng …năm…
Những người tham gia ký và ghi rõ họ tên vào biên bản nghiệm thu.
4. Quy định liên quan:
4.1. Tổ chức hội đồng nghiệm thu:
Hội đồng nghiệm thu bao gồm các thành viên: Chủ đầu tư, các đơn vị thi công, tư vấn và thiết kế. Và tùy theo mỗi công trình, sự thống nhất giữa đơn vị 2 bên mà số lượng kỹ sư, người có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh sao cho phù hợp.
Nghiệm thu công trình thông gió, điều hòa không khí cần dựa trên các yêu cầu thiết kế và các quy định trong tiêu chuẩn chế tạo lắp đặt và nghiệm thu. Dựa trên các yêu cầu về an toàn và thẩm mỹ chung của công trình.
4.2. Hồ sơ nghiệm thu:
-Hồ sơ nghiệm thu bao gồm các bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công của hệ thống thông gió và điều hòa không khí, các chứng chỉ hợp chuẩn của thiết bị, các biên bản kiểm tra thí nghiệm và nghiệm thu từng phần trong quá trình chế tạo và lắp đặt.
-Biên bản kiểm tra thử nghiệm các thông số kỹ thuật của hệ thống.
-Kiểm tra chứng chỉ hợp chuẩn của các thiết bị, trước khi cho tiến hành lắp đặt.
-Kiểm tra hệ thống gió và điều hòa không khí:
-Hội đồng nghiệm thu kiểm tra bằng mắt thường toàn bộ hệ thống đường ống, các thiết bị chính, các chi tiết quan trọng của hệ thống khi hệ thống vận hành có tải.
-Kiểm tra sự hoạt động của bảng điều khiển, vận hành thiết bị của hệ thống, kiểm tra quy trình hướng dẫn vận hành hệ thống.
-Đo đạc và hiệu chỉnh hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh.
-Sau khi kiểm tra và thống nhất nghiệm thu, các thành viên của hội đồng tiến hành kí các văn bản nghiệm thu theo các biểu mẫu cho ở phần phụ lục của tiêu chuẩn này.
4.3. Yêu cầu về nội dung các văn bản nghiệm thu hệ thống thông gió:
Một là, Các tài liệu thuyết minh và biên bản hoàn công của hệ thống.
Hai là, Sơ đồ về dòng chảy của chất lỏng, dòng chuyển động của không khí, sơ đồ cân bằng cho một máy hoàn chỉnh, sơ đồ vận hành hệ thống, bản vẽ cấu tạo và chỉ dẫn bảo dưỡng với từng loại thiết bị.
Ba là, Giấy chứng nhận xuất xưởng hợp chuẩn hoặc tài liệu kiểm nghiệm của các loại vật liệu, thiết bị, thành phẩm, bán thành phẩm và các đồng hồ đo.
Bốn là, Biên bản nghiệm thu bao gồm:
+Biên bản nghiệm thu liên hợp hệ thống điều hòa không khí.
+Biên bản nghiệm thu thử nghiệm và kiểm tra chi tiết từng bộ phận.
+Biên bản đo đạc kiểm tra các thông số kĩ thuật.
+Biên bản thử nghiệm vệ sinh hệ thống.
Quy định chung về hệ thống thông gió – điều hòa không khí
–Khi thiết kế thông gió – điều hòa không khí phải nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật, kể cả các giải pháp tổ hợp giữa công nghệ và kết cấu kiến trúc
–Khi thiết kế cải tạo và lắp đặt lại thiết bị cho các công trình nhà công nghiệp, nhà công cộng và nhà hành chính- sinh hoạt phải tận dụng các hệ thống điều hòa không khí hiện có trên cơ sở kinh tế – kỹ thuật nếu chúng đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn.
–Thiết bị thông gió – điều hòa không khí, các loại đường ống lắp đặt trong các phòng có môi trường ăn mòn hoặc dùng để vận chuyển môi chất có tính ăn mòn phải được chế tạo từ vật liệu chống ăn mòn hoặc được phủ bề mặt bằng lớp sơn chống rỉ.
–Phải có lớp cách nhiệt trên các bề mặt nóng của thiết bị thông gió – điều hòa không khí để đề phòng khả năng gây cháy các loại khí, hơi, sol khí, bụi có thể có trong phòng với yêu cầu nhiệt độ mặt ngoài của lớp cách nhiệt phải thấp hơn 20% nhiệt độ bốc cháy của các loại khí, hơi… nêu trên.
–Cấu tạo lớp bảo ôn đường ống dẫn không khí lạnh và dẫn nước nóng/lạnh phải được thiết kế và lắp đặt như quy định trong 8.2 và 8.3 của TCXD 232:1999 .
–Các thiết bị thông gió – điều hòa không khí phi tiêu chuẩn, đường ống dẫn không khí và vật liệu bảo ôn phải được chế tạo từ những vật liệu được phép dùng trong xây dựng.
4.4. Các điều kiện tính toán:
–Thông số tính toán (TSTT) của không khí trong phòng
–Khi thiết kế điều hòa không khí (ĐHKK) nhằm đảm bảo điều kiện tiện nghi nhiệt cho cơ thể con người, TSTT của không khí trong phòng phải lấy theo Phụ lục A tùy thuộc vào trạng thái nghỉ ngơi tĩnh tại hay lao động ở các mức nhẹ, vừa hoặc nặng.
–Đối với thông gió tự nhiên và cơ khí, về mùa hè nhiệt độ tính toán của không khí bên trong phòng không được vượt quá 3 °C so với nhiệt độ cao nhất trung bình ngoài trời của tháng nóng nhất trong năm. Về mùa đông nhiệt độ tính toán của không khí bên trong phòng có thể lấy theo Phụ lục A.
–Trường hợp thông gió tự nhiên hoặc cơ khí nếu không đảm bảo được điều kiện tiện nghi nhiệt theo Phụ lục A thì để bù vào độ gia tăng nhiệt độ của môi trường cần tăng vận tốc chuyển động của không khí để giữ được chỉ tiêu cảm giác nhiệt trong phạm vi cho phép, ứng với mỗi 1°C tăng nhiệt độ cần tăng thêm vận tốc gió từ 0,5 m/s đến 0,8 m/s, nhưng không nên vượt quá 1,5 m/s đối với nhà dân dụng và 2,5 m/s đối với nhà công nghiệp.
–Nhiệt độ, độ ẩm tương đối, vận tốc gió và độ trong sạch của không khí bên trong các công trìnhchăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng trọt và bảo quản nông sản phải được đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế xây dựng và công nghệ đối với những công trình nêu trên.
Thông số tính toán (TSTT) của không khí ngoài trời
–TSTT của không khí ngoài trời (sau đây gọi tắt là TSTT bên ngoài) dùng để thiết kế thông gió tự nhiên và thông gió cơ khí là nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất về mùa hè hoặc nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất về mùa đông trong năm
–TSTT bên ngoài dùng để thiết kế điều hòa không khí cần được chọn theo số giờ m, tính theo đơn vị giờ trên năm, cho phép không đảm bảo chế độ nhiệt ẩm bên trong nhà hoặc theo hệ số bảo đảm Kbđ.
–Trường hợp riêng biệt khi có cơ sở kinh tế – kỹ thuật xác đáng có thể chọn TSTT bên ngoài dùng để thiết kế điều hòa không khí theo số giờ cho phép không đảm bảo chế độ nhiệt ẩm bên trong nhà (m) bất kỳ, nhưng không được thấp hơn cấp III nêu trên.
Bài viết trên đây là mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống điều hòa không khí và để tiến hành nghiệm thu hệ thống thông gió điều hòa được nhanh chóng, chính xác. Luật Dương Gia đã tóm lược các bước tiến hành nghiệm thu hệ thống thông gió điều hòa chi tiết nhất.